Nhắc lại Kha-trấn-ác thấy Lý-mạc-Thu đến cũng đột ngột mà đi cũng đột ngột, rồi hai đứa bé Trình-Anh, Lục-vô-Song bị mất dạng, lòng áy náy không an, ngồi thừ ra suy tính.
Thằng bé có chim hồng thấy thế dõng dạc nói:
- Thôi! Ông đừng phiền muộn! Để cháu đi cứu hai em về.
Dứt lời, hắn nhắm phía Lý-mạc-Thu bỏ đi ban nãy đuổi theo.
Chẳng mấy lúc, nó lạc mất phương hướng, bốn bề mênh mông trời đất. Không biết đâu là đâu nữa cả. Nó cắm cổ chạy một hơi lâu thì may thay nó nghe được tiếng gọi của Trình-Anh.
- Biểu muội ơi! Biểu muội ơi!
Nhưng nó có cảm giác tiếng gọi càng tắt dần. Ngơ ngẩn, nó tìm một nơi cao nhất, nhìn quanh tứ phía, nhưng không thấy một bóng dáng ai.
Đang lửng lơ trên đường, bỗng mắt nó thấy một vật sáng chói lấp lánh trên cỏ xanh, ngay ở gần chân nó.
Nó cúi xuống xem, đó là mười chiếc kim châm dài độ năm phân, chiếc nào cũng có chạm hoa rất đẹp.
Nó lượm một chiếc cầm nơi tay ngắm nghía. Bỗng nó thấy một con cóc từ đâu nhảy đến chạm vào một chiếc kim khác rồi lăn ra chết tức thì.
Thấy là lạ, thằng bé tỏ ra khoái chí, nó ngồi chồm hỗm xuống cúi đầu xem, nào kiến, nào đế, nào ong thay phiên động vào các chiếc kim rồi lăn ra chết.
Xem một hồi, nó đứng dậy bước đi trong tay vẫn giữ chiếc kim đã lượn. Nó suy nghĩ về đặc tính lạ lùng của chiếc kim thấy một đàn kiến, nó liền lấy kim thử lại, quả nhiên mỗi lần chiếc kim đến đâu là đàn kiến lăn ra chết như rạ. Thử vào các loại côn trùng thì thứ nào gặp kim cũng đều ngã ra chết như nhau.
Nó nhảy nhót mừng thầm, tưởng bắt được bửu bối có thể đem về giúp nông dân bảo vệ mùa màng.
Nhưng nhìn lại, nó bỗng thấy tay nó tím bầm, và những ngón tay nó bắt đầu thấy tê cóng.
Biến sắc, nó thở dài vứt cây kim xuống đất hét lớn:
- Thôi chết rồi! Ta đã nắm phải chiếc kim có chất độc! biết làm sao bây giờ.
Tay nó cứ mỗi lúc lại đen thâm hơn và tê buốt nhiều hơn. Nó khóc thét lên, lấy tay mài vào cây, vào cỏ, như càng cọ xát thì bàn tay càng đen thâm rất chóng.
Vốn đã sống với rắn độc từ nhỏ, thằng bé hiểu ngay chất độc này có thể dày vò cơ thể, nó hoảng sợ khóc rống lên thảm thiết.
Bỗng đằng sau lưng nó có tiếng người. Một giọng khàn khàn như phái xuất từ dưới mặt đất đưa lên. Nó ngoái cổ nhìn lại thì thấy một ông lão! Vâng, đúng là một ông lão, nhưng lại "đứng" chổng ngược đầu xuống đất hai chân thẳng lên trời.
Thằng bé hoảng sợ, quên mất tai nạn của mình hiện tại, trố mắt nhìn, rồi hỏi:
- Thưa ông! Ông là ai? Tại sao ông không đứng bằng hai chân, lại đứng bằng cái đầu?
Ông lão không nói, nhào lộn mấy vòng rồi vẫn đứng bằng lối chổng đầu xuống đất.
Thằng bé hoảng sợ định bỏ chạy, nhưng với tánh tò mò, nó muốn hiểu ông lão ngược đời đó là ai nên đánh bạo hỏi:
- Thưa ông, ông là ai?
Ông lão nói:
- Ta là ai? Nếu ta biết là ai thì còn nói gì nữa?
Nghe thế, thằng bé kinh hồn đâm đầu chạy. Nhưng có chạy đến đâu cũng thấy ông lão ngược đời đó chổng cẳng trước mặt.
Mệt quá! Cuối cùng thằng bé nằm dài úp bụng xuống đất.
Bấy giờ, ông lão mới từ từ nói:
- Con chạy đi đâu cũng vô ích, chất độc đang ngấm vào người con rất gấp.
Đến đấy thằng bé mới nhớ lại nỗi nguy hiểm của mình, nó khóc lên, nói:
- Ông ơi! Ông cứu con với!
Ông lão lắc đầu! Mỗi lần ông ta lắc đầu là toàn thân rung chuyển vì ông ta dùng đầu làm chân.
Lão nói:
- Khó cứu lắm con ơi! Khó cứu lắm!
Thằng bé chăm chú nhìn ông lão rồi nói:
- Không! Ông có thừa bản lãnh để cứu con! Xin ông thương giùm tánh mạng! Ông cứu con với!
Giọng nói thiết tha của thằng bé có cái gì dễ mến, ông lão hỏi lại:
- Sao con biết ta có thể cứu con?
Thằng bé nghe ông lão nói biết chừng ông lão đã xiêu lòng nó liền tấn công theo cái lối "đả xà tuỳ côn" mà nó thường áp dụng để bắt rắn.
- Ông ơi! Con biết chứ! Vì nếu ông lộn ngược lại, đứng bằng chân như mọi người thì chắc trên trần thế này không ai bằng ông được.
Ông lão cười lớn, bảo đứa bé:
- Này, con hãy lộn ngược lại cho ta xem mặt thử nào.
Thằng bé ngoan ngoãn vâng lời chống hai tay, lộn xuống đất đưa hai chân lên trời như ông lão.
Ông lão lần đến nhìn tận mặt thằng bé, thấy thằng bé mặt khôi ngô sáng sủa, mày rô miệng rộng trán cao, xem rất thông minh tuấn tú. Ông lão lẩm bẩm gì không nghe được, nhưng nét mặt ông ta dần dần như suy nghĩ điều gì.
Thằng bé ngay mà lo sợ ông ta đổi ý kiến, không chịu giải cứu cho nó thì tánh mạng nó tiêu ma. Nó liền lấy giọng thảm thiết van lơn:
- Ông ơi! Ông thương tình cứu lấy con.
Ông lão mỉm cười;
- Thôi được! Cứu con thực ra chẳng khó khăn gì. Nhưng cốt yếu con phải chịu điều kiện này mới được.
Thằng bé hỏi:
Ông muốn gì con cũng xin chịu.
Ông lão nói:
- Ông chỉ muốn có điều là ông bảo gì con cũng phải nghe theo.
Thằng bé có ý nghi hoặc, hỏi:
- Sao? Ông bảo gì con cũng nghe ư? Thế ông bảo con làm điều trái với danh dự, với luân thường con cũng phải làm?
Thấy thằng bé do dự, ông lão tỏ ý giận nói:
- Nếu không nghe thì mày chết mặc mày. Ta đi đây.
Nói xong ông lão dùng tay và đầu chạy như bay.
Thằng bé hoảng hốt chạy theo níu lại khẩn khoản:
- Thưa ông đừng vội giận! con hứa sẽ làm theo ý muốn của ông bất cứ việc gì.
Ông lão dừng lại nói:
- ừ! Có thế chứ! Nhưng con phải lấy danh dự thề mới được.
Thằng bé ranh mãnh thưa:
- Vâng, con thề rằng nếu ông cứu con khỏi nhiễm độc ông bảo gì con cũng nghe. Nếu con bội ước con sẽ chết vì chất độc.
Thề như thế thằng bé nghĩ cũng chẳng làm sao. Nếu lão đã cứu khỏi nhiễm độc rồi thì làm sao chất độc nhiễm lại mà chết đi được.
Ông lão nhìn nó một lúc rồi lấy tay nắm vào vai nó quay đi quay lại vài lần bỗng nhiên tay nó có cảm giác bớt tê.
Tiếp đó, ông lão lại nói tiếp:
- Con ôi! Con dễ mến quá!
Thằng bé muốn cho ông lão chữa mau khỏi nên thúc giục:
- Ông ôi! Ông hãy quay mạnh vai của con đi ông.
Ông lão dịu dàng bảo:
- Con ôi! Con hãy gọi ta bằng cha!
Thằng bé phụng phịu, nói:
- Không được! Cha con đã chết rồi làm sao con còn gọi ông bằng cha!
Ông lão nhíu mày, nói:
- à, thế ra ông mới bảo một lần đầu mà con không nghe theo. Con đã quên lời thề rồi sao?
Thằng bé nghĩ thầm:
- Lão bắt mình gọi lão bằng cha có lẽ lão muốn tìm con nuôi.
Thật ra, thằng bé mồ côi cha từ thuở nhỏ, lòng nó đang khát vọng mối mông chiều trong tình cha con. Nó muốn được có cha như mọi đứa trẻ diễm phúc khác. Tuy nhiên đối với ông lão nầy điên không ra điên, tỉnh không ra tỉnh, thật nó khó lòng nhận làm nghĩa phụ.
Thấy nó do dự, ông lão nói:
- Được! Nếu con không gọi ta là cha thì có đứa bé khác sẽ gọi. Không thiếu gì đứa muốn gọi ta bằng cha nhưng ta đâu có bằng lòng.
Đoạn ông lão thốt ra một tràng tiếng lạ lùng chẳng hiểu ý nghĩa ra làm sao cả.
Thằng bé lại sợ ông lão giận bỏ đi nên nó vồn vã:
- Thưa cha! Bấy giờ cha định đi đâu?
Nét hân hoan lộ trên nét mặt nhăn nheo của lão khi nghe đứa bé gọi mình bằng cha, lão đáp:
- Con cưng của cha! Cha phải dạy con phương pháp trừ độc mới được.
Rồi lão kéo thằng bé vào lòng nói tiếp:
- Con đã trúng phải chất độc trong kim băng phách của Lý-mạc-Thu. Trong thiên hạ chỉ có hai người trị được độc tinh nầy. Một là vị Hoà thương nhưng vị này cũng phải hàng chục năm công phu mới chữa nổi, còn hai là cha của con.
Thằng bé hốt hoảng nói:
- Thế thì cha của con nay đã chết rồi biết làm sao?
Ông lão cười xoà, nói:
- Thế con không phải là con của lão ư? Từ nay cha đi đâu con phải theo đó nhé.
Giữa lúc đó trên nền trời bỗng xuất hiện hai bóng chim ưng. Hai con chim quần một hồi rồi từ từ hạ xuống, xa xa có tiếng huýt gió vọng lại, âm thanh trầm bổng như tiếng tiên.
Ông lão giật mình kinh ngạc nói:
- Chính nó rồi! Ta không thể gặp nó được! Không thể nào gặp nó được!
Dứt lời, lão đăng thân trốn mất để thằng bé lại vừa ngẩn ngơ vừa lo sợ.
Nó kêu thất thanh:
- Cha! Cha ơi!
Bỗng nghe tiếng gió xao động sau lưng, nó quay lại thì không phải ông lão mà là đôi hiệp sĩ một trai một gái vừa phi thân đến và dừng chân dưới một gốc cây. Nam hiệp sĩ tuổi khoảng ba mươi lăm, thân hình vạm vỡ, mày rậm, mắt to, dáng người khoáng đại. Còn nữ hiệp sĩ tuổi độ ba mươi, tuy không còn độ thanh xuân, song nhan sắc hoa hờn nguyệt thẹn.
Hai con chim ưng theo tiếng huýt gió là đà bay quanh đôi hiệp sĩ, và cuối cùng mỗi con đậu vào vai mỗi người rít lên những tiếng kêu, thé thé như muốn kể lại một việc gì.
Nữ hiệp sĩ dịu dàng đưa tay vỗ vào cánh chim ưng, trỏ tay về phía thằng bé nói với người bạn đồng hành:
- Này anh! Anh xem người thiếu niên kia giống ai?
Nam hiệp sĩ không đáp, hỏi:
- Vì sao cặp thần ưng lại đến đây? Chẳng biết ở đảo có việc gì xảy ra chăng?
Hai vị hiệp sĩ nầy chính là Quách-Tỉnh và Hoàng-Dung. Hai vợ chồng đang đi kiếm Hoàng-dược-Sư. Họ đi lùng khắp các quận huyện ở Giang-Nam, nhưng đến đâu Hoàng-công cũng biệt vô âm tín. Hoàng-Dung vốn biết thân phụ mến cảnh Giang-nam, nên từ Đại-giang ở miền Bắc lần thẳng đến Tiên-Hà ở miền Nam và không một nơi nào nổi danh thắng cảnh mà vợ chồng nàng không đặt chân tới để tìm kiếm.
Hôm ấy, nhân đến trấn Lăng-Hồ, phủ Hồ-Châu thì vừa thấy khói lửa ùn ùn nổi lên, dân trong trấn dắt nhau chạy đi cầu cứu, hỏi ra mới biết Lục gia trang đang bị hoả hoạn.
Quách-Tỉnh đoán chắc đây là trang thất của Lục-triển-Nguyên, vị lão anh hùng ở trấn Lăng-Hồ mà trước đây tuy chưa quen biết, Quách-Tỉnh từng nghe danh và hâm mộ.
Hai vợ chồng vụt chạy đến thì quả nhiên lửa đã tàn phá hết trang trại. Từ trong đống lửa toả ra mùi hôi khó chịu của thây ma người và vật bay khét lẹt.
Hoàng-Dung nhìn phong cảnh tiêu điều nói:
- Anh Quách-Tỉnh! Em nghi trong đám cháy này có điều quái lạ. Lục-triển-Nguyên là một vị lão anh hùng khét tiếng ở trấn này, còn Lục phu nhân cũng là tay nghĩa hiệp vậy thì vì sao trong đám cháy tầm thường vợ chồng không thoát thân được, và toàn thể gia nhân lại phải chết trong đống lửa. Nhất định phải có một bàn tay oán cừu nào hành động.
Quách-Tỉnh tuy đã trung niên, song máu nghĩa hiệp còn hăng, nhất là việc phó nguy cứu khổn thì lại càng không thể bỏ qua được, liền nói:
- Em nói đúng đấy! Chúng ta phải tìm cho ra tên thủ phạm mà cật vấn cho biết rõ nguyên do.
Đôi vợ chồng lùng quanh trang trại nhưng chẳng thấy dấu vết nào của hung thủ. Lúc trở về đến một bức tượng sắp đổ, Hoàng-Dung chỉ tay la lớn:
- Anh ơi! Hãy xem cái gì lạ kìa!
Quách-Tỉnh nhìn theo tay trỏ của Hoàng-Dung thì thấy trên bức tường có dấu năm bàn tay ấn vào.
Bức tường đó trước kia Lý-mạc-Thu đã ấn đến chín bàn tay nhưng vì sụp đổ mất hết bốn dấu, chỉ còn có năm dấu mà thôi.
Quách-Tỉnh kinh ngạc buột mồm la lên:
- Xích luyện Tiên tử!
Hoàng-Dung tiếp:
- Đúng nó rồi! Chính là con ác tặc Lý-mạc-Thu tài nghệ phi thường nhưng cũng độc ác phi thường chẳng kém gì Tây độc Âu dương Phong. Nó đã đến đất Giang-nam nầy rồi thì nhất định chúng ta cùng nó có dịp so tài.
Quách-Tỉnh nói:
- Con yêu nữ nầy không dễ gì đánh hạ nó mau đâu. Tốt hơn chúng ta lo đi tìm nhạc phu trước đã.
Hoàng Dung cười chế diễu:
- Thì ra người ta tuổi càng cao thì gan lại càng nhỏ ư?
Quách-Tỉnh điềm đạm nói:
- Lời em nói quả không sai! Anh còn nhớ lúc chúng mình độ tuổi thanh xuân nào có biết gì trời cao đất rộng, cứ hăm hở băng mình đến núi Hoa-sơn để tranh đoạt cái danh hiệu hão huyền "đệ nhất vũ công". Với cái tuổi này, dẫu có ai đem võng giá đến rước cũng chẳng thèm đi.
Hoàng-Dung cười xoà, nói:
- Chà! Quí hoá quá! Đến như đem kiệu rước cũng chẳng đi?
Hai người vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ nhưng mắt luôn luôn để ý đến mọi khác lạ chung quanh.
Bỗng nhiên khi họ bước đến bên hồ vọng nguyệt trông thấy một vết sáng nhấp nhánh. Thì ra đó là hai chiếc kim châm, một chiếc rơi ngoài đất, một chiếc chìm dưới nước, cá trong hồ chết nổi lình bình.
Hoàng-Dung liền rút một chiếc khăn túi làm bao tay, nhặt chiếc kim châm lên, cẩn thận bọc lại và cho vào túi áo.
Hai người tiếp tục cuộc tìm kiếm hướng về phía khu rừng, mỗi người trong óc đang đuổi theo một ý nghĩ không ai nói với ai câu nào nữa, cho đến lúc họ gặp lại đôi thần ưng và đứa bé nói trên.
Thấy Quách-Tỉnh đã không trả lời câu hỏi về thằng bé, lại còn lo lắng có việc gì xảy ra ở đảo Đào-hoa, Hoàng-Dung tiếc đã không đem Quách-Phù theo cho được yên tâm, nàng nói:
- Nếu biết mình nhớ con thế nầy trước kia thà đem Quách-Phù theo còn hơn.
Bỗng có một mùi hôi tanh khó chịu phát ra bên cạnh. Hai người tìm tòi khắp nơi nhưng không thấy mà mùi hôi tanh cứ phảng phất như gần lắm.
Qua một lúc, Quách-Tỉnh mới tìm ra nơi chân đôi chim ưng bị một vết thương lở loét.
Quan sát kỹ thì thấy vết thương khác thường, thịt nơi vết thương đen và thâm tím, nhưng đôi chim không tỏ vẻ đau đớn gì.
Quách-Tỉnh lấy làm lạ nói:
- Vết thương gì thế nầy? Vì sao cả đôi chim ưng cùng bị. Chúng là Thần ưng làm sao có thể đả thương dễ dàng đến thế?
Nhìn lại thằng bé, Quách-Tỉnh chợt thấy nơi tay nó cũng đen thâm.
Chàng buột miệng nói:
- Người thiếu niên kia cũng trúng phải cùng một độc thủ chăng?
Hoàng-Dung liền chạy đến, vén tay áo đứa bé lên, lấy dao rạch vết thương và vuốt cho maú độc chảy ra. Nhưng lạ lùng làm sao, máu nó vẫn đỏ tươi, lại phảng phất một mùi thơm phưng phức khiến cho vợ chồng Quách-Tỉnh có cảm giác như hương thơm của đêm tân hôn tự thuở nào.
Hoàng-Dung ngơ ngẩn nói:
- Tại sao nó trúng độc mà lại không nhiễm độc?
Lạ lùng thật? Nhưng nàng đâu có biết hắn vừa được dưỡng phụ của hắn cứu chữa.
Hoàng-Dung trầm ngâm suy nghĩ rồi cũng lấy ra một viên thuốc đưa cho thằng bé. Nó bỏ vào mồm nuốt nghe mát dịu.
Hai con chim ưng cũng được Hoàng-Dung nhét thuốc vào mỏ mỗi con hai viên giống như thứ thuốc mà thằng bé đã uống.
Thời khắc trôi trong lặng lẽ, ray rứt. Bỗng Quách-Tỉnh đưa tay lên mồm hú lên một tiếng kinh hồn, khiến cho thằng bé hồn phi phách lạc. Tiếng hú trầm bổng khi lên khi xuống, lúc khoan thai lúc nhặt nghe như nhịp tiếng của thiên binh vạn mã. Tiếng hú làm xao động cả rừng cây, chim chóc đang đùa hót đều phải im tiếng, có con quá khiếp sợ sà xuống đất như một chiếc lá rơi. Tiếng hú ước chừng dội ra xa đến hàng chục dặm đường.
Hoàng-Dung hiểu ngay đó là tiếng tuyên chiến của Quách-Tỉnh nhắn gởi Lý-mạc-Thu, bèn đưa tay lên hú theo. Hai tiếng hú quyện nhau, một tiếng trầm trầm hùng dũng, một tiếng thánh thót như chuông ngân tự hồ đôi chim bằng đang thênh thang giữa không trung.
Tất cả dân cư trong vùng đều nghe rõ tiếng hú ấy, người nào cũng ngẩng đầu nghe ngóng tìm hiểu, nhưng dù không tìm ra lời giải thích họ cũng dự đoán có sự khiêu khích binh đao.
Ông lão già đi ngược đầu nghe tiếng hú lại càng phi thân hơn nữa.
Còn người đạo sĩ áo xanh đang ẵm Trình-Anh nghe tiếng hú liền cười bảo:
- Thế là họ đã đến! Bà con ta cần nên tránh xa.
Lý-mạc-Thu đang cặp nách Lục-vô-Song phi thân về nơi ẩn trú, nghe tiếng hú liền dừng chân, rút chiếc phất trần ra nghĩ thầm:
- Nghe Quách-Tỉnh là tay anh hùng nghĩa hiệp nổi tiếng trong giới giang hồ hảo hớn, ta thử đến gặp xem có đúng với lời đồn chăng?
Nhưng rồi nàng lại nghe tiếng hú trong trẻo của Hoàng-Dung. Nàng có cảm giác như mình bị cô độc trước sự gắn bó của đôi hiệp khách kia, nàng bỏ ý định chưa vội tìm Quách Tỉnh. Nàng thong thả ôm Lục-vô-Song bỏ đi, trong lòng lo lắng trăm bề.
Lại nhắc đến Vũ-tam-nương sau khi Lý-mạc-Thu biến dạng liền bước tới đỡ chồng dậy và cùng hai con từ biệt Kha-trấn-ác.
Còn Kha-trấn-ác sau khi bị thất thủ trước Xích-Luyện Tiên-tử, sợ con nữ tặc đến nữa, ông ta liền dẫn cô bé Quách-Phù đi nơi khác.
Vừa đi được một đoạn đường nghe tiếng hú, Kha-trấn-ác biết vợ chồng Quách-Tỉnh đến nơi đây liền hướng về phía có tiếng hú ấy.
Quách-Phù nhảy nhót mừng rỡ sắp gặp mặt song thân.
Nhưng khi gần đến nơi, con bé bỗng thừ ra suy tính:
Ông ơi! Mình tự nhiên bỏ đảo ra đi, nay gặp song thân cháu thế nào cũng bị song thân con rầy la! Vậy ông nhận giùm rằng ông đưa con đi tìm ông ngoại nhé!
Kha-trấn-ác quắc mắt, nói:
Con thật quá quắt! Đòi bỏ đảo ra đi bây giờ lại bắt ông nhận lấy lỗi ấy. Lần nầy ông không nghe theo lời con đâu.
Con bé ranh mãnh níu áo ông lão làm ra bộ hối hận nói:
Nếu ông không nhận giùm lỗi của cháu, cháu quyết bỏ đi nơi khác không bao giờ dám gặp song thân.
Kha-trấn-ác biết rõ tánh bướng bỉnh của Quách-Phù sợ nó bỏ đi thật nên lưỡng lự.
Quách-Phù liền chạy núp sau một gốc cây đứng yên. Kha-trấn-ác vì loà mắt không trông thấy nó vội gọi lớn.
Phù-nhi! Phù-nhi! Hãy trở lại đây! Ông bằng lòng nhận lấy lỗi ấy.
Con bé nhảy ra cười khì, nói:
Con biết mà! Thế nào ông cũng chịu nhận. Ông cưng con lắm phải không ông? Con biết ông không nỡ để song thân con quở mắng.
Thế rồi một già một trẻ, tay dắt tay vui vẻ tiến về phía vợ chồng Quách-Tỉnh.
Gia đình gặp nhau mừng rỡ.
Quách-Phù ôm chầm lấy mẹ và nói:
Ông nhất định dắt con đi tìm cha mẹ và ông ngoại, mẹ có giận chăng?
Hoàng-Dung vốn biết tánh nết của con nên cũng gật đầu tỏ vẻ hân hoan rồi cùng Quách-Tỉnh đến thỉnh an Kha-trấn-ác.
Quách-Phù lại thấy cha mình trầm lặng không nói đến mình sợ cha quở mắng, liền kiếm cớ dắt thằng bé đến gần lùm cây, bảo:
- Nầy! Chúng ta cùng đi hái hoa chơi. Anh hái hoa kết vòng cho em mang nhé!
Thằng bé ngoan ngoãn bước theo! Quách-Phù thấy bàn tay đứa bé có một vết bầm, máu chảy ri rỉ, liền đứng đằng xa, và nói:
- Tay anh sao mà giống tay người sắp chết thế. Em không thèm chơi với anh đâu.
Dứt lời, Quách-Phù bỏ chàng thiếu niên đi chơi chỗ khác.
Thấy hai đứa bé mỗi đứa đi một đường, Quách-Tỉnh ngỡ thằng bé không muốn chơi với con mình, liền nói:
- Kìa em bé! Vết thương của em chưa khỏi đâu. Hãy ở lại đây chớ vội đi mà nguy hiểm.
Thằng bé vừa bị lời nói kiêu căng của Quách-Phù, lòng tự ái bị chạm nét mặt dàu dàu, chẳng còn kể đến ai nữa, cứ tiếp tục lủi thủi ra đi.
Quách-Tỉnh vốn sẵn có cảm tình với thằng bé, vội chạy đến nắm tay nó hỏi:
- Vì sao em bị thương như thế?
Thằng bé bực mình trả lời cộc lốc:
- Can dự gì đến ai mà hỏi.
Rồi nó dằng tay ra, tung chân bước tới.
Quách-Tỉnh thấy mặt mày thằng bé phảng phất giống một người cố tri, liền theo hỏi:
- Này em! Em tên họ là gì?
Thằng bé nghĩ thầm:
"Đã muốn hỏi tên, ta cho một tên giả xem sao". Hắn nói:
- Tôi dòng họ Tần, tên là Tác-Xà.
Lời nói ấy làm cho Quách-Tỉnh thất vọng, nhưng chưa thôi, Quách-Tỉnh còn muốn hỏi nữa, nhưng thằng bé cứ vùng vằng mãi không chịu đáp lời.
Đằng kia, mẹ con Hoàng-Dung đang tâm sự với nhau. Quách-Phù kể cho mẹ nghe những biến cố vừa xảy ra từ chuyện gia đình họ Lục đến chuyện đôi chim ưng rồi đến chuyện con chim hồng mổ vào mắt Lý-mạc-Thu.
Hoàng-Dung nghe đến đó liền hỏi:
- Thế con chim hồng đó có phải đến cùng một lúc với người thiếu niên này chăng?
Quách-Phù gật đầu.
Hoàng-Dung liền dắt con chạy đến bên Quách-Tỉnh và thằng bé, nói:
- Phải em họ Dương tên Qua chăng. Mẹ em là dòng dõi họ Tần phải không?
Chính người thiếu niên đó là Dương-Qua. Khi thấy mình lộ tông tích, Dương-Qua nổi giận hầm hầm, chất độc trong người thừa cơ hội ngấm vào rất mau làm cho choáng váng rồi ngã xuống đất bất tỉnh.
Hốt hoảng, Hoàng-Dung đỡ nó dậy, lay mấy lần và điểm luôn mấy huyệt hồi sinh, nhưng nó vẫn chưa tỉnh. Đôi mắt nó thiêm thiếp, hơi thở thoi thóp trông rất yếu ớt.
Quách-Tỉnh ra dáng suy nghĩ vừa lo mừng. Chàng nói:
- Thôi đúng rồi! Nó là con của Dương-Khang.
Hoàng-Dung thấy tình trạng của Dương-Qua tối nguy ngập, nhiễm độc trầm trọng không biết cách nào để chữa được giữa nơi hoang vắng, liền tỏ ý kiến:
- Chúng ta phải mau mau mang nó về khách điếm rồi ra phố bổ thuốc mới mong điều trị.
Quách-Tỉnh theo lời cõng Dương-Qua. Còn mọi người cũng nhanh chân theo sau hướng về phía thị trấn.
Đến khách điếm họ đặt Dương-Qua vào phòng an nghỉ rồi lo đi tìm dược liệu; Hoàng-Dung bươn bả chạy ra phố, nhưng rủi thay phố xá ở đây nhỏ bé, mười vị thuốc trong toa chỉ tìm được năm vị còn biết làm sao!
Quách-Tỉnh buồn bã vô hạn, bảo vợ:
- Hay là chúng ta đi vào rừng tìm thuốc?
Thấy vẻ băn khoăn của Quách-Tỉnh, Hoàng-Dung rõ tâm trạng của chồng từ khi Dương-Khang mất, không lúc nào Quách-Tỉnh khuây tình thương nhớ. May gặp được con của người xưa, những tưởng ít ra cũng được khuây khỏa đôi phần, ngờ đâu Dương-Qua lại ở vào tình trạng hiểm nghèo ấy.
Tuy không tin tưởng trong rừng có thể tìm được thuốc giải độc cho Dương-Qua, nhưng Hoàng-Dung cũng chiều theo để an ủi lòng chồng.
Hai người dặn Quách-Phù không được ra khỏi khách điếm và gởi gắm Dương-Qua cho Kha-trấn-ác xem chừng.
Dương-Qua mê man đến khuya vẫn chưa tỉnh. Kha-trấn-ác thỉnh thoảng vào phòng xem chừng thấy thế buồn bực vô cùng, song ông ta cũng chẳng dám ở luôn bên cạnh Dương-Qua, vì sợ cô bé Quách-Phù đang đêm buồn bực bỏ ra ngoài thì khốn.
Dương-Qua mê man như thế chẳng biết đã bao lâu, nhưng đến một chừng nào đó nó nghe như có người đấm bóp vào ác huyệt, lúc ở bụng, lúc ở vai nó, nó có cảm giác đau điếng rồi nó dần dần tỉnh lại, trong người sảng khoái. Nó từ từ mở mắt thì thấy một bóng người vụt ra nơi cửa sổ. Dương Qua dụi mắt, lồm cồm ngồi dậy, lần bước ra phía cửa sổ, rồi đánh phóc một cái, nó nhảy theo cái bóng người vừa biến đi.
Trên mái ngói, một ông lão, đoạn ông lão cắm đầu xuống đất chổng chân lên trời và đã bắt nó gọi bằng cha. Đích thị lão già kỳ dị ấy rồi.
Dương-Qua hỏi:
- Có phải ông đó không?
Bóng người trả lời:
- Sao con không gọi bằng cha?
Dương-Qua miễn cưỡng nói:
- Cha đấy ư? Thưa cha! Cha từ đâu đến?
Ông già hoan hỉ gọi:
- Con! Con ơi! Con hãy lại đây.
Dương-Qua nhảy lên mái ngói rất gọn gàng đu mình về phía ông già. Tuy nhiên sức nó còn yếu nên bị ngã quỵ xuống, và la lên một tiếng:
- Chao ôi!
Ông lão vốn đi ngược thân nên hạ mình xuống một cách lẹ làng đưa bàn tay đỡ lấy Dương-Qua bồng lên trên mái.
Phút chốc, nơi phòng trong có tiếng lao xao, và ánh đèn sáng rực, ông lão sợ mọi người phát giác tung tích của mình vội vã xốc ngược Dương Qua, và cứ cài đà ngược thân băng mình phi hành xuất dạng.
Kha-trấn-ác nghe tiếng động nhảy lên mái nhà nhưng không còn kịp nữa. Lão xem xét bốn bề không còn dấu vết gì nên trở lại phòng riêng.
Lão già kỳ dị chạy ra khỏi thị trấn đến một nơi đồng không mông quạnh, liền dừng chân, đặt Dương-Qua xuống đất và nói:
- Bây giờ con hãy tiếp tục học tập cách chữa độc.
Dương-Qua thực hành theo lời chỉ giáo của lão, chẳng mấy chốc nó cảm thấy sức lực bình phục như xưa.
Lão già khen:
- Con thật quả thông minh dĩnh ngộ hơn cha hồi nhỏ nhiều. Thật con xứng đáng là con của cha đó.
Lão già ôm Dương-Qua vào lòng mà trí tưởng tượng như đang ôm đứa con thật của lão. Hai dòng nước mắt của lão từ từ chảy xuống đôi gò má nhăn nheo của một người cha đau khổ.
Dương-Qua từ nhỏ bị mồ côi cha, đến lúc lên năm người mẹ bị rắn độc cắn chết, thế là thằng bé mồ côi phải một mình sống trong khổ cực, nay đây mai đó tìm kế sanh nhai. Trong cuộc sống lưu linh đó, đã nhuộm cho thằng bé đầy đắng cay tủi nhục. Trái tim non nớt của nó phải cứng rắn lên và chất chứa đầy ác cảm với xã hội loài người. Đối với lão già kỳ dị xưa nay chưa hề quen biết nay phải nhận làm cha, dẫu rằng cha nuôi nó cũng không thể không nghi ngờ dè dặt. Ai dám bảo lão già kia không lợi dụng tình phụ tử thiêng liêng để nhử nó vào vòng cạm bẫy. Mặc dầu nó tha thiết tình gia đình thật, song đời đã bắt nó có nhiều quan niệm ác cảm.
Tuy nhiên, những giọt nước mắt của ông lão làm cho nó cảm động. Nó ôm chặt vào cổ ông ta sụt sùi nói:
- Cha! Cha!
Nó kêu lên những tiếng "cha" rất tha thiết và thành thật.
Và, đôi già trẻ cùng một nhịp yêu đương. Họ ôm nhau, nhìn nhau với những quan niệm sống mãi không rời. Người ta tưởng như không có cái gì có thể chia rẽ được mối tình thiết tha đó.
Đôi mắt lão già ước chừng như muốn nói với Dương-Qua:
- Con ơi con! Từ nay kẻ nào xúc phạm đến tánh mạng của con tức là đã xúc phạm đến tánh mạng của cha vậy".
Dương-Qua ôm ông lão kêu cha không biết chán.
Trong phút thống thiết, ông lão vui vẻ bảo con:
- Con ơi! Cha sẽ truyền cho con ngón võ đắc ý nhất và lợi hại nhất của đời cha.
Dứt lời, ông lão ngồi chồm hỗm xuống đất, tất cả sức nặng con người chỉ tựa vào mỏm hai ngón chân, hai ngón tay co rút lại.
Dương-Qua nhìn thấy ông ta giống như một pho thần tượng chạm trong thế bất động nhưng linh hoạt lạ thường, từ cặp mắt đứng trông như thoát ra hai luồng hào quang đầy sát khí, khiến cho đối phương phải bị áp đảo ngay lúc ban đầu không kịp đối phó.
Bỗng lão già rống lên mấy tiếng "oạng! oạng! oạng!" như tiếng ễnh trong, toàn thân tung khỏi điểm tựa như một phát tên, hai tay vụt tung ra đấm một bức tường đất gần đấy, bức tường tan biến thành khói bụi mịt mờ, và khi khói bụi lắng xuống, ông lão vẫn y nguyên trong thế cũ, vững chắc như bình địa.
Dương-Qua khâm phục vô cùng, nói:
- Thưa cha, ngón võ ấy gọi là gì mà cao kỳ thế? Con có thể học được chăng?
Lão già đáp:
- Ngón đó gọi là "Hàm mổ công" con chỉ cần chịu khó tập luyện là thành.
Dương-Qua đáp:
- Nếu con học được ngón võ đó nhất định không còn ai dám khinh con nữa.
Lão già nhướng mắt với vẻ tự cao tự đại nói:
- Ai dám khinh con, thì kẻ ấy sẽ bị ta đánh ta xương nát thịt.
Lão già ấy không phải ai xa lạ trong giới võ lâm mà chính là Tây-độc Âu-dương-Phong. Từ ngày tuân kiêm ở Hoa-Gia bị Hoàng-Dung dùng kế đánh bại ông ta cầm tức như điên như dại. Đã mười năm qua ông ta không còn biết mình là ai nữa. Có những lúc trí nhớ trở lại nhưng lờ mờ. Âu-dương-Phong tự hỏi:
- Ta là ai nhỉ?
Nhưng lục soát trong ký ức, Tây-Độc vẫn không sao tìm ra một tia sáng.
Gần đây, Âu-dương-Phong đã khổ công ôn luyện món "Cửu âm chân kinh" nên sức lực có gia tăng, và trí não cũng có phần sáng sủa đi nhiều. Nhưng có sáng suốt là sáng suốt với việc đời, còn về dĩ vãng chẳng biết sự tức bực trước kia đến độ nào đã làm cho ông ta quên bẵng đi cả dĩ vãng. Ông ta vẫn có lúc điên điên dại dại không thể nào nhớ được những sự tình trong quá khứ.
Và câu hỏi "Ta là ai?" cứ lảng vảng trong trí. Âu-Dương-Phong vẫn không tìm ra câu giải đáp.
Thế là Âu-Dương-Phong ra công tập luyện cho Dương-Qua ngón võ "Hàm mổ công" một ngón võ lợi hại biến hoá tinh vi ảo điệu vô cùng, một ngón võ đã từng làm chấn động giới võ lâm đương thời mà từ trước đến nay ông ta nhất quyết không truyền dạy cho ai dẫu là con ruột của mình.
Dương-Qua khổ công tập luyện, nhưng khốn nỗi, Dương-Qua căn bản võ công chưa có bao nhiêu nên không thể nào thu nhận nổi, dẫu cố gắng cũng chẳng đoạt được mức tinh vi.
Âu-dương-Phong rất bực mình muốn tát vào mặt Dương-Qua mấy cái cho đã giận, nhưng không nỡ vì Dương-Qua với vẻ mặt hiền lành cương quyết, cố gắng tập luyện.
Dạy mãi mà không được, Âu-dương-Phong chán nản nói với Dương-Qua:
- Thôi, ta hãy tạm nghỉ đến mai sẽ hay.
Dương-Qua vâng lời, nhưng nhớ lại thái độ kiêu căng của con bé Quách-Phù, chê bàn tay đen nhiễm độc, Dương-Qua không muốn trở về với Quách-Tỉnh nữa. Nó nói:
- Cha ôi! Con theo cha, không muốn trở về với họ nữa.
Tuy Âu-Dương-Phong mơ hồ đối với tình quá khứ, mà việc hiện tại rất minh mẫn dị kỳ, vì thế ông khuyên Dương-Qua:
- Con hãy nghe cha, trí óc của cha ngày nay bất thường lúc điên, lúc dại, nếu con theo cha con có thể luỵ vào thân. Thôi, con cứ trở về với họ, lúc nào có cơ hội cha con ta sẽ trùng phùng, và lúc đó chẳng có một mãnh lực nào có thể xa cách cha con ta được.
Dương-Qua từ khi mất mẹ chưa bao giờ được nghe những lời nói thành thực và thống thiết như vậy. Nó vòng tay thưa:
- Vâng! Con xin nghe theo lời cha chỉ giáo. Nhưng xin cha hãy sớm tìm con nhé!
Âu-dương-Phong gật đầu, nói:
- Con khỏi phải lo. Dù con ở nơi chân trời góc bể, hoặc bất cứ nơi nào cha cũng tìm được.
Dứt lời, Âu-dương-Phong xốc Dương-Qua phi thẳng đến khách điếm.
Kha-trấn-ác đến phòng lần đầu chẳng thấy Dương-Qua trên giường, vừa lạ lùng vừa lo lắng. Lúc trở lại lần nữa thì Dương-Qua đã về, hắn nằm sải trên giường. Kha-trấn-ác định vào hỏi thì bỗng trên mái ngói có tiếng động. Nhờ thính tai, Kha-trấn-ác nhận ra đó là hành động của đôi hiệp sĩ cao cường vừa về. Ông ta chạy sang phòng bên, đem Quách-Phù vào giường Dương-Qua rồi vác thiết trượng đứng canh chừng.
Quả nhiên, tiếng động phi hành dần dần tiến gần, và có giọng nói nho nhỏ:
- Em Dung! Em xem có phải chính nó không?
Một giọng khác đáp:
- Kỳ quái thật! Chẳng biết có phải nó không?
Nghe rõ giọng nói đó là giọng nói của vợ chồng Quách-Tỉnh, Kha-trấn-ác yên tâm, mở cửa mời hai người vào.
Hoàng-Dung hỏi:
- Thưa sư phụ, chẳng hay sư phụ có thấy việc gì vừa xảy ra không?
Kha-trấn-ác đáp:
- Chẳng có việc gì cả.
Hoàng-Dung nói:
- Không lý chúng ta nhìn lầm.
Quách-Tỉnh nói:
- Không! Nhất định là nó!
Kha-trấn-ác hỏi:
- Nó là ai thế?
Hoàng-Dung lấy tay kéo áo Quách-Tỉnh ý không muốn để Quách-Tỉnh trả lời. Nhưng Quách-Tỉnh đối với sư phụ bao giờ cũng tỏ ra thành kính không giấu giếm một việc gì dẫu là việc nhỏ mọn, liền thưa:
- Thưa sư phụ, nó chính là Âu-dương-Phong.
Bình sanh Kha-trấn-ác chỉ ngại độc nhất có Âu-dương-Phong, nên khi nghe Quách-Tỉnh nói đến tên ông ta biến nhẹ, hạ giọng nói nhỏ:
- Âu-dương-Phong? Thế ra nó chưa chết sao?
Quách-Tỉnh nói:
- Chúng con vừa đi kiếm thuốc về bỗng thấy trên mái ngói có một bóng người khả nghi có lối phi thân đặc sắc. Chúng con liền đuổi theo nhưng không tìm thấy tông tích gì cả. Từ dáng điệu cho đến lối phi thân, bóng ấy giống hệt Âu-dương-Phong không khác gì cả.
Kha-trấn-ác vốn biết môn đệ của mình cẩn thận và chín chắn khi nói điều gì thì đã cân nhắc và suy nghĩ kỹ. Bởi thế, Kha-trấn-ác không còn nghi ngờ gì nữa, và tin chắc Tây-độc Âu-dương-Phong hiện giờ còn lẩn quẩn đâu đây.
Quách-Tỉnh quay về phía Dương-Qua, thấy sắc diện của thằng bé trở nên hồng hào, hơi thở điều hoà và đang ngủ say, lấy làm mừng rỡ, gọi vô nói:
- Em Dung ơi! Nó đã tỉnh rồi!
Thật ra Dương-Qua lúc ấy giả ngủ để nghe trộm câu chuyện của mấy người. Được biết tên nghĩa phụ mình là Âu-Dương-Phong và thấy cả ba hiệp sĩ đều sợ uy danh của nghĩa phụ nó nên lòng nó rất hoan hỉ.
Hoàng-Dung đến sát bên giường Dương-Qua, xem lại sắc mặt và vết thương ở bàn tay rồi lấy làm kinh ngạc.
Đôi vợ chồng đã lùng khắp mọi nơi nhưng chưa tìm ra những dược thảo cần thiết, đành thất vọng trở về không ngờ bệnh nhân không cần thang thuốc mà trở lại trạng thái bình thường như thế. Sự việc làm cho vợ chồng Quách-Tỉnh thắc mắc không ít.
Thậy vậy, chỉ có phép lạ mới có thể cứu Dương-Qua thoát khỏi tử thần.
Qua ngày sau, mọi người từ biệt khách điếm trở về đảo Đào-Hoa.
Nhưng tối hôm đó, trên đường về họ lại ghé vào một tửu điếm để nghỉ chân.
Kha-trấn-ác và Dương-Qua nghỉ một phòng, còn vợ chồng Quách-Tỉnh và con gái nghỉ một phòng.
Vào nửa đêm, bỗng nghe trên mái ngói có tiếng động, rồi kế đến nơi phòng bên cạnh có tiếng la lớn. Quách-Tỉnh và Hoàng-Dung chồm dậy, phóng mình ra cửa sổ thì thấy hai cái bóng người đang quần nhau chiến đấu vô cùng kịch liệt. Một lúc, bỗng nghe một tiếng phịch, rồi một xác người từ trên đỉnh mái nhà rơi xuống.
Thằng bé có chim hồng thấy thế dõng dạc nói:
- Thôi! Ông đừng phiền muộn! Để cháu đi cứu hai em về.
Dứt lời, hắn nhắm phía Lý-mạc-Thu bỏ đi ban nãy đuổi theo.
Chẳng mấy lúc, nó lạc mất phương hướng, bốn bề mênh mông trời đất. Không biết đâu là đâu nữa cả. Nó cắm cổ chạy một hơi lâu thì may thay nó nghe được tiếng gọi của Trình-Anh.
- Biểu muội ơi! Biểu muội ơi!
Nhưng nó có cảm giác tiếng gọi càng tắt dần. Ngơ ngẩn, nó tìm một nơi cao nhất, nhìn quanh tứ phía, nhưng không thấy một bóng dáng ai.
Đang lửng lơ trên đường, bỗng mắt nó thấy một vật sáng chói lấp lánh trên cỏ xanh, ngay ở gần chân nó.
Nó cúi xuống xem, đó là mười chiếc kim châm dài độ năm phân, chiếc nào cũng có chạm hoa rất đẹp.
Nó lượm một chiếc cầm nơi tay ngắm nghía. Bỗng nó thấy một con cóc từ đâu nhảy đến chạm vào một chiếc kim khác rồi lăn ra chết tức thì.
Thấy là lạ, thằng bé tỏ ra khoái chí, nó ngồi chồm hỗm xuống cúi đầu xem, nào kiến, nào đế, nào ong thay phiên động vào các chiếc kim rồi lăn ra chết.
Xem một hồi, nó đứng dậy bước đi trong tay vẫn giữ chiếc kim đã lượn. Nó suy nghĩ về đặc tính lạ lùng của chiếc kim thấy một đàn kiến, nó liền lấy kim thử lại, quả nhiên mỗi lần chiếc kim đến đâu là đàn kiến lăn ra chết như rạ. Thử vào các loại côn trùng thì thứ nào gặp kim cũng đều ngã ra chết như nhau.
Nó nhảy nhót mừng thầm, tưởng bắt được bửu bối có thể đem về giúp nông dân bảo vệ mùa màng.
Nhưng nhìn lại, nó bỗng thấy tay nó tím bầm, và những ngón tay nó bắt đầu thấy tê cóng.
Biến sắc, nó thở dài vứt cây kim xuống đất hét lớn:
- Thôi chết rồi! Ta đã nắm phải chiếc kim có chất độc! biết làm sao bây giờ.
Tay nó cứ mỗi lúc lại đen thâm hơn và tê buốt nhiều hơn. Nó khóc thét lên, lấy tay mài vào cây, vào cỏ, như càng cọ xát thì bàn tay càng đen thâm rất chóng.
Vốn đã sống với rắn độc từ nhỏ, thằng bé hiểu ngay chất độc này có thể dày vò cơ thể, nó hoảng sợ khóc rống lên thảm thiết.
Bỗng đằng sau lưng nó có tiếng người. Một giọng khàn khàn như phái xuất từ dưới mặt đất đưa lên. Nó ngoái cổ nhìn lại thì thấy một ông lão! Vâng, đúng là một ông lão, nhưng lại "đứng" chổng ngược đầu xuống đất hai chân thẳng lên trời.
Thằng bé hoảng sợ, quên mất tai nạn của mình hiện tại, trố mắt nhìn, rồi hỏi:
- Thưa ông! Ông là ai? Tại sao ông không đứng bằng hai chân, lại đứng bằng cái đầu?
Ông lão không nói, nhào lộn mấy vòng rồi vẫn đứng bằng lối chổng đầu xuống đất.
Thằng bé hoảng sợ định bỏ chạy, nhưng với tánh tò mò, nó muốn hiểu ông lão ngược đời đó là ai nên đánh bạo hỏi:
- Thưa ông, ông là ai?
Ông lão nói:
- Ta là ai? Nếu ta biết là ai thì còn nói gì nữa?
Nghe thế, thằng bé kinh hồn đâm đầu chạy. Nhưng có chạy đến đâu cũng thấy ông lão ngược đời đó chổng cẳng trước mặt.
Mệt quá! Cuối cùng thằng bé nằm dài úp bụng xuống đất.
Bấy giờ, ông lão mới từ từ nói:
- Con chạy đi đâu cũng vô ích, chất độc đang ngấm vào người con rất gấp.
Đến đấy thằng bé mới nhớ lại nỗi nguy hiểm của mình, nó khóc lên, nói:
- Ông ơi! Ông cứu con với!
Ông lão lắc đầu! Mỗi lần ông ta lắc đầu là toàn thân rung chuyển vì ông ta dùng đầu làm chân.
Lão nói:
- Khó cứu lắm con ơi! Khó cứu lắm!
Thằng bé chăm chú nhìn ông lão rồi nói:
- Không! Ông có thừa bản lãnh để cứu con! Xin ông thương giùm tánh mạng! Ông cứu con với!
Giọng nói thiết tha của thằng bé có cái gì dễ mến, ông lão hỏi lại:
- Sao con biết ta có thể cứu con?
Thằng bé nghe ông lão nói biết chừng ông lão đã xiêu lòng nó liền tấn công theo cái lối "đả xà tuỳ côn" mà nó thường áp dụng để bắt rắn.
- Ông ơi! Con biết chứ! Vì nếu ông lộn ngược lại, đứng bằng chân như mọi người thì chắc trên trần thế này không ai bằng ông được.
Ông lão cười lớn, bảo đứa bé:
- Này, con hãy lộn ngược lại cho ta xem mặt thử nào.
Thằng bé ngoan ngoãn vâng lời chống hai tay, lộn xuống đất đưa hai chân lên trời như ông lão.
Ông lão lần đến nhìn tận mặt thằng bé, thấy thằng bé mặt khôi ngô sáng sủa, mày rô miệng rộng trán cao, xem rất thông minh tuấn tú. Ông lão lẩm bẩm gì không nghe được, nhưng nét mặt ông ta dần dần như suy nghĩ điều gì.
Thằng bé ngay mà lo sợ ông ta đổi ý kiến, không chịu giải cứu cho nó thì tánh mạng nó tiêu ma. Nó liền lấy giọng thảm thiết van lơn:
- Ông ơi! Ông thương tình cứu lấy con.
Ông lão mỉm cười;
- Thôi được! Cứu con thực ra chẳng khó khăn gì. Nhưng cốt yếu con phải chịu điều kiện này mới được.
Thằng bé hỏi:
Ông muốn gì con cũng xin chịu.
Ông lão nói:
- Ông chỉ muốn có điều là ông bảo gì con cũng phải nghe theo.
Thằng bé có ý nghi hoặc, hỏi:
- Sao? Ông bảo gì con cũng nghe ư? Thế ông bảo con làm điều trái với danh dự, với luân thường con cũng phải làm?
Thấy thằng bé do dự, ông lão tỏ ý giận nói:
- Nếu không nghe thì mày chết mặc mày. Ta đi đây.
Nói xong ông lão dùng tay và đầu chạy như bay.
Thằng bé hoảng hốt chạy theo níu lại khẩn khoản:
- Thưa ông đừng vội giận! con hứa sẽ làm theo ý muốn của ông bất cứ việc gì.
Ông lão dừng lại nói:
- ừ! Có thế chứ! Nhưng con phải lấy danh dự thề mới được.
Thằng bé ranh mãnh thưa:
- Vâng, con thề rằng nếu ông cứu con khỏi nhiễm độc ông bảo gì con cũng nghe. Nếu con bội ước con sẽ chết vì chất độc.
Thề như thế thằng bé nghĩ cũng chẳng làm sao. Nếu lão đã cứu khỏi nhiễm độc rồi thì làm sao chất độc nhiễm lại mà chết đi được.
Ông lão nhìn nó một lúc rồi lấy tay nắm vào vai nó quay đi quay lại vài lần bỗng nhiên tay nó có cảm giác bớt tê.
Tiếp đó, ông lão lại nói tiếp:
- Con ôi! Con dễ mến quá!
Thằng bé muốn cho ông lão chữa mau khỏi nên thúc giục:
- Ông ôi! Ông hãy quay mạnh vai của con đi ông.
Ông lão dịu dàng bảo:
- Con ôi! Con hãy gọi ta bằng cha!
Thằng bé phụng phịu, nói:
- Không được! Cha con đã chết rồi làm sao con còn gọi ông bằng cha!
Ông lão nhíu mày, nói:
- à, thế ra ông mới bảo một lần đầu mà con không nghe theo. Con đã quên lời thề rồi sao?
Thằng bé nghĩ thầm:
- Lão bắt mình gọi lão bằng cha có lẽ lão muốn tìm con nuôi.
Thật ra, thằng bé mồ côi cha từ thuở nhỏ, lòng nó đang khát vọng mối mông chiều trong tình cha con. Nó muốn được có cha như mọi đứa trẻ diễm phúc khác. Tuy nhiên đối với ông lão nầy điên không ra điên, tỉnh không ra tỉnh, thật nó khó lòng nhận làm nghĩa phụ.
Thấy nó do dự, ông lão nói:
- Được! Nếu con không gọi ta là cha thì có đứa bé khác sẽ gọi. Không thiếu gì đứa muốn gọi ta bằng cha nhưng ta đâu có bằng lòng.
Đoạn ông lão thốt ra một tràng tiếng lạ lùng chẳng hiểu ý nghĩa ra làm sao cả.
Thằng bé lại sợ ông lão giận bỏ đi nên nó vồn vã:
- Thưa cha! Bấy giờ cha định đi đâu?
Nét hân hoan lộ trên nét mặt nhăn nheo của lão khi nghe đứa bé gọi mình bằng cha, lão đáp:
- Con cưng của cha! Cha phải dạy con phương pháp trừ độc mới được.
Rồi lão kéo thằng bé vào lòng nói tiếp:
- Con đã trúng phải chất độc trong kim băng phách của Lý-mạc-Thu. Trong thiên hạ chỉ có hai người trị được độc tinh nầy. Một là vị Hoà thương nhưng vị này cũng phải hàng chục năm công phu mới chữa nổi, còn hai là cha của con.
Thằng bé hốt hoảng nói:
- Thế thì cha của con nay đã chết rồi biết làm sao?
Ông lão cười xoà, nói:
- Thế con không phải là con của lão ư? Từ nay cha đi đâu con phải theo đó nhé.
Giữa lúc đó trên nền trời bỗng xuất hiện hai bóng chim ưng. Hai con chim quần một hồi rồi từ từ hạ xuống, xa xa có tiếng huýt gió vọng lại, âm thanh trầm bổng như tiếng tiên.
Ông lão giật mình kinh ngạc nói:
- Chính nó rồi! Ta không thể gặp nó được! Không thể nào gặp nó được!
Dứt lời, lão đăng thân trốn mất để thằng bé lại vừa ngẩn ngơ vừa lo sợ.
Nó kêu thất thanh:
- Cha! Cha ơi!
Bỗng nghe tiếng gió xao động sau lưng, nó quay lại thì không phải ông lão mà là đôi hiệp sĩ một trai một gái vừa phi thân đến và dừng chân dưới một gốc cây. Nam hiệp sĩ tuổi khoảng ba mươi lăm, thân hình vạm vỡ, mày rậm, mắt to, dáng người khoáng đại. Còn nữ hiệp sĩ tuổi độ ba mươi, tuy không còn độ thanh xuân, song nhan sắc hoa hờn nguyệt thẹn.
Hai con chim ưng theo tiếng huýt gió là đà bay quanh đôi hiệp sĩ, và cuối cùng mỗi con đậu vào vai mỗi người rít lên những tiếng kêu, thé thé như muốn kể lại một việc gì.
Nữ hiệp sĩ dịu dàng đưa tay vỗ vào cánh chim ưng, trỏ tay về phía thằng bé nói với người bạn đồng hành:
- Này anh! Anh xem người thiếu niên kia giống ai?
Nam hiệp sĩ không đáp, hỏi:
- Vì sao cặp thần ưng lại đến đây? Chẳng biết ở đảo có việc gì xảy ra chăng?
Hai vị hiệp sĩ nầy chính là Quách-Tỉnh và Hoàng-Dung. Hai vợ chồng đang đi kiếm Hoàng-dược-Sư. Họ đi lùng khắp các quận huyện ở Giang-Nam, nhưng đến đâu Hoàng-công cũng biệt vô âm tín. Hoàng-Dung vốn biết thân phụ mến cảnh Giang-nam, nên từ Đại-giang ở miền Bắc lần thẳng đến Tiên-Hà ở miền Nam và không một nơi nào nổi danh thắng cảnh mà vợ chồng nàng không đặt chân tới để tìm kiếm.
Hôm ấy, nhân đến trấn Lăng-Hồ, phủ Hồ-Châu thì vừa thấy khói lửa ùn ùn nổi lên, dân trong trấn dắt nhau chạy đi cầu cứu, hỏi ra mới biết Lục gia trang đang bị hoả hoạn.
Quách-Tỉnh đoán chắc đây là trang thất của Lục-triển-Nguyên, vị lão anh hùng ở trấn Lăng-Hồ mà trước đây tuy chưa quen biết, Quách-Tỉnh từng nghe danh và hâm mộ.
Hai vợ chồng vụt chạy đến thì quả nhiên lửa đã tàn phá hết trang trại. Từ trong đống lửa toả ra mùi hôi khó chịu của thây ma người và vật bay khét lẹt.
Hoàng-Dung nhìn phong cảnh tiêu điều nói:
- Anh Quách-Tỉnh! Em nghi trong đám cháy này có điều quái lạ. Lục-triển-Nguyên là một vị lão anh hùng khét tiếng ở trấn này, còn Lục phu nhân cũng là tay nghĩa hiệp vậy thì vì sao trong đám cháy tầm thường vợ chồng không thoát thân được, và toàn thể gia nhân lại phải chết trong đống lửa. Nhất định phải có một bàn tay oán cừu nào hành động.
Quách-Tỉnh tuy đã trung niên, song máu nghĩa hiệp còn hăng, nhất là việc phó nguy cứu khổn thì lại càng không thể bỏ qua được, liền nói:
- Em nói đúng đấy! Chúng ta phải tìm cho ra tên thủ phạm mà cật vấn cho biết rõ nguyên do.
Đôi vợ chồng lùng quanh trang trại nhưng chẳng thấy dấu vết nào của hung thủ. Lúc trở về đến một bức tượng sắp đổ, Hoàng-Dung chỉ tay la lớn:
- Anh ơi! Hãy xem cái gì lạ kìa!
Quách-Tỉnh nhìn theo tay trỏ của Hoàng-Dung thì thấy trên bức tường có dấu năm bàn tay ấn vào.
Bức tường đó trước kia Lý-mạc-Thu đã ấn đến chín bàn tay nhưng vì sụp đổ mất hết bốn dấu, chỉ còn có năm dấu mà thôi.
Quách-Tỉnh kinh ngạc buột mồm la lên:
- Xích luyện Tiên tử!
Hoàng-Dung tiếp:
- Đúng nó rồi! Chính là con ác tặc Lý-mạc-Thu tài nghệ phi thường nhưng cũng độc ác phi thường chẳng kém gì Tây độc Âu dương Phong. Nó đã đến đất Giang-nam nầy rồi thì nhất định chúng ta cùng nó có dịp so tài.
Quách-Tỉnh nói:
- Con yêu nữ nầy không dễ gì đánh hạ nó mau đâu. Tốt hơn chúng ta lo đi tìm nhạc phu trước đã.
Hoàng Dung cười chế diễu:
- Thì ra người ta tuổi càng cao thì gan lại càng nhỏ ư?
Quách-Tỉnh điềm đạm nói:
- Lời em nói quả không sai! Anh còn nhớ lúc chúng mình độ tuổi thanh xuân nào có biết gì trời cao đất rộng, cứ hăm hở băng mình đến núi Hoa-sơn để tranh đoạt cái danh hiệu hão huyền "đệ nhất vũ công". Với cái tuổi này, dẫu có ai đem võng giá đến rước cũng chẳng thèm đi.
Hoàng-Dung cười xoà, nói:
- Chà! Quí hoá quá! Đến như đem kiệu rước cũng chẳng đi?
Hai người vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ nhưng mắt luôn luôn để ý đến mọi khác lạ chung quanh.
Bỗng nhiên khi họ bước đến bên hồ vọng nguyệt trông thấy một vết sáng nhấp nhánh. Thì ra đó là hai chiếc kim châm, một chiếc rơi ngoài đất, một chiếc chìm dưới nước, cá trong hồ chết nổi lình bình.
Hoàng-Dung liền rút một chiếc khăn túi làm bao tay, nhặt chiếc kim châm lên, cẩn thận bọc lại và cho vào túi áo.
Hai người tiếp tục cuộc tìm kiếm hướng về phía khu rừng, mỗi người trong óc đang đuổi theo một ý nghĩ không ai nói với ai câu nào nữa, cho đến lúc họ gặp lại đôi thần ưng và đứa bé nói trên.
Thấy Quách-Tỉnh đã không trả lời câu hỏi về thằng bé, lại còn lo lắng có việc gì xảy ra ở đảo Đào-hoa, Hoàng-Dung tiếc đã không đem Quách-Phù theo cho được yên tâm, nàng nói:
- Nếu biết mình nhớ con thế nầy trước kia thà đem Quách-Phù theo còn hơn.
Bỗng có một mùi hôi tanh khó chịu phát ra bên cạnh. Hai người tìm tòi khắp nơi nhưng không thấy mà mùi hôi tanh cứ phảng phất như gần lắm.
Qua một lúc, Quách-Tỉnh mới tìm ra nơi chân đôi chim ưng bị một vết thương lở loét.
Quan sát kỹ thì thấy vết thương khác thường, thịt nơi vết thương đen và thâm tím, nhưng đôi chim không tỏ vẻ đau đớn gì.
Quách-Tỉnh lấy làm lạ nói:
- Vết thương gì thế nầy? Vì sao cả đôi chim ưng cùng bị. Chúng là Thần ưng làm sao có thể đả thương dễ dàng đến thế?
Nhìn lại thằng bé, Quách-Tỉnh chợt thấy nơi tay nó cũng đen thâm.
Chàng buột miệng nói:
- Người thiếu niên kia cũng trúng phải cùng một độc thủ chăng?
Hoàng-Dung liền chạy đến, vén tay áo đứa bé lên, lấy dao rạch vết thương và vuốt cho maú độc chảy ra. Nhưng lạ lùng làm sao, máu nó vẫn đỏ tươi, lại phảng phất một mùi thơm phưng phức khiến cho vợ chồng Quách-Tỉnh có cảm giác như hương thơm của đêm tân hôn tự thuở nào.
Hoàng-Dung ngơ ngẩn nói:
- Tại sao nó trúng độc mà lại không nhiễm độc?
Lạ lùng thật? Nhưng nàng đâu có biết hắn vừa được dưỡng phụ của hắn cứu chữa.
Hoàng-Dung trầm ngâm suy nghĩ rồi cũng lấy ra một viên thuốc đưa cho thằng bé. Nó bỏ vào mồm nuốt nghe mát dịu.
Hai con chim ưng cũng được Hoàng-Dung nhét thuốc vào mỏ mỗi con hai viên giống như thứ thuốc mà thằng bé đã uống.
Thời khắc trôi trong lặng lẽ, ray rứt. Bỗng Quách-Tỉnh đưa tay lên mồm hú lên một tiếng kinh hồn, khiến cho thằng bé hồn phi phách lạc. Tiếng hú trầm bổng khi lên khi xuống, lúc khoan thai lúc nhặt nghe như nhịp tiếng của thiên binh vạn mã. Tiếng hú làm xao động cả rừng cây, chim chóc đang đùa hót đều phải im tiếng, có con quá khiếp sợ sà xuống đất như một chiếc lá rơi. Tiếng hú ước chừng dội ra xa đến hàng chục dặm đường.
Hoàng-Dung hiểu ngay đó là tiếng tuyên chiến của Quách-Tỉnh nhắn gởi Lý-mạc-Thu, bèn đưa tay lên hú theo. Hai tiếng hú quyện nhau, một tiếng trầm trầm hùng dũng, một tiếng thánh thót như chuông ngân tự hồ đôi chim bằng đang thênh thang giữa không trung.
Tất cả dân cư trong vùng đều nghe rõ tiếng hú ấy, người nào cũng ngẩng đầu nghe ngóng tìm hiểu, nhưng dù không tìm ra lời giải thích họ cũng dự đoán có sự khiêu khích binh đao.
Ông lão già đi ngược đầu nghe tiếng hú lại càng phi thân hơn nữa.
Còn người đạo sĩ áo xanh đang ẵm Trình-Anh nghe tiếng hú liền cười bảo:
- Thế là họ đã đến! Bà con ta cần nên tránh xa.
Lý-mạc-Thu đang cặp nách Lục-vô-Song phi thân về nơi ẩn trú, nghe tiếng hú liền dừng chân, rút chiếc phất trần ra nghĩ thầm:
- Nghe Quách-Tỉnh là tay anh hùng nghĩa hiệp nổi tiếng trong giới giang hồ hảo hớn, ta thử đến gặp xem có đúng với lời đồn chăng?
Nhưng rồi nàng lại nghe tiếng hú trong trẻo của Hoàng-Dung. Nàng có cảm giác như mình bị cô độc trước sự gắn bó của đôi hiệp khách kia, nàng bỏ ý định chưa vội tìm Quách Tỉnh. Nàng thong thả ôm Lục-vô-Song bỏ đi, trong lòng lo lắng trăm bề.
Lại nhắc đến Vũ-tam-nương sau khi Lý-mạc-Thu biến dạng liền bước tới đỡ chồng dậy và cùng hai con từ biệt Kha-trấn-ác.
Còn Kha-trấn-ác sau khi bị thất thủ trước Xích-Luyện Tiên-tử, sợ con nữ tặc đến nữa, ông ta liền dẫn cô bé Quách-Phù đi nơi khác.
Vừa đi được một đoạn đường nghe tiếng hú, Kha-trấn-ác biết vợ chồng Quách-Tỉnh đến nơi đây liền hướng về phía có tiếng hú ấy.
Quách-Phù nhảy nhót mừng rỡ sắp gặp mặt song thân.
Nhưng khi gần đến nơi, con bé bỗng thừ ra suy tính:
Ông ơi! Mình tự nhiên bỏ đảo ra đi, nay gặp song thân cháu thế nào cũng bị song thân con rầy la! Vậy ông nhận giùm rằng ông đưa con đi tìm ông ngoại nhé!
Kha-trấn-ác quắc mắt, nói:
Con thật quá quắt! Đòi bỏ đảo ra đi bây giờ lại bắt ông nhận lấy lỗi ấy. Lần nầy ông không nghe theo lời con đâu.
Con bé ranh mãnh níu áo ông lão làm ra bộ hối hận nói:
Nếu ông không nhận giùm lỗi của cháu, cháu quyết bỏ đi nơi khác không bao giờ dám gặp song thân.
Kha-trấn-ác biết rõ tánh bướng bỉnh của Quách-Phù sợ nó bỏ đi thật nên lưỡng lự.
Quách-Phù liền chạy núp sau một gốc cây đứng yên. Kha-trấn-ác vì loà mắt không trông thấy nó vội gọi lớn.
Phù-nhi! Phù-nhi! Hãy trở lại đây! Ông bằng lòng nhận lấy lỗi ấy.
Con bé nhảy ra cười khì, nói:
Con biết mà! Thế nào ông cũng chịu nhận. Ông cưng con lắm phải không ông? Con biết ông không nỡ để song thân con quở mắng.
Thế rồi một già một trẻ, tay dắt tay vui vẻ tiến về phía vợ chồng Quách-Tỉnh.
Gia đình gặp nhau mừng rỡ.
Quách-Phù ôm chầm lấy mẹ và nói:
Ông nhất định dắt con đi tìm cha mẹ và ông ngoại, mẹ có giận chăng?
Hoàng-Dung vốn biết tánh nết của con nên cũng gật đầu tỏ vẻ hân hoan rồi cùng Quách-Tỉnh đến thỉnh an Kha-trấn-ác.
Quách-Phù lại thấy cha mình trầm lặng không nói đến mình sợ cha quở mắng, liền kiếm cớ dắt thằng bé đến gần lùm cây, bảo:
- Nầy! Chúng ta cùng đi hái hoa chơi. Anh hái hoa kết vòng cho em mang nhé!
Thằng bé ngoan ngoãn bước theo! Quách-Phù thấy bàn tay đứa bé có một vết bầm, máu chảy ri rỉ, liền đứng đằng xa, và nói:
- Tay anh sao mà giống tay người sắp chết thế. Em không thèm chơi với anh đâu.
Dứt lời, Quách-Phù bỏ chàng thiếu niên đi chơi chỗ khác.
Thấy hai đứa bé mỗi đứa đi một đường, Quách-Tỉnh ngỡ thằng bé không muốn chơi với con mình, liền nói:
- Kìa em bé! Vết thương của em chưa khỏi đâu. Hãy ở lại đây chớ vội đi mà nguy hiểm.
Thằng bé vừa bị lời nói kiêu căng của Quách-Phù, lòng tự ái bị chạm nét mặt dàu dàu, chẳng còn kể đến ai nữa, cứ tiếp tục lủi thủi ra đi.
Quách-Tỉnh vốn sẵn có cảm tình với thằng bé, vội chạy đến nắm tay nó hỏi:
- Vì sao em bị thương như thế?
Thằng bé bực mình trả lời cộc lốc:
- Can dự gì đến ai mà hỏi.
Rồi nó dằng tay ra, tung chân bước tới.
Quách-Tỉnh thấy mặt mày thằng bé phảng phất giống một người cố tri, liền theo hỏi:
- Này em! Em tên họ là gì?
Thằng bé nghĩ thầm:
"Đã muốn hỏi tên, ta cho một tên giả xem sao". Hắn nói:
- Tôi dòng họ Tần, tên là Tác-Xà.
Lời nói ấy làm cho Quách-Tỉnh thất vọng, nhưng chưa thôi, Quách-Tỉnh còn muốn hỏi nữa, nhưng thằng bé cứ vùng vằng mãi không chịu đáp lời.
Đằng kia, mẹ con Hoàng-Dung đang tâm sự với nhau. Quách-Phù kể cho mẹ nghe những biến cố vừa xảy ra từ chuyện gia đình họ Lục đến chuyện đôi chim ưng rồi đến chuyện con chim hồng mổ vào mắt Lý-mạc-Thu.
Hoàng-Dung nghe đến đó liền hỏi:
- Thế con chim hồng đó có phải đến cùng một lúc với người thiếu niên này chăng?
Quách-Phù gật đầu.
Hoàng-Dung liền dắt con chạy đến bên Quách-Tỉnh và thằng bé, nói:
- Phải em họ Dương tên Qua chăng. Mẹ em là dòng dõi họ Tần phải không?
Chính người thiếu niên đó là Dương-Qua. Khi thấy mình lộ tông tích, Dương-Qua nổi giận hầm hầm, chất độc trong người thừa cơ hội ngấm vào rất mau làm cho choáng váng rồi ngã xuống đất bất tỉnh.
Hốt hoảng, Hoàng-Dung đỡ nó dậy, lay mấy lần và điểm luôn mấy huyệt hồi sinh, nhưng nó vẫn chưa tỉnh. Đôi mắt nó thiêm thiếp, hơi thở thoi thóp trông rất yếu ớt.
Quách-Tỉnh ra dáng suy nghĩ vừa lo mừng. Chàng nói:
- Thôi đúng rồi! Nó là con của Dương-Khang.
Hoàng-Dung thấy tình trạng của Dương-Qua tối nguy ngập, nhiễm độc trầm trọng không biết cách nào để chữa được giữa nơi hoang vắng, liền tỏ ý kiến:
- Chúng ta phải mau mau mang nó về khách điếm rồi ra phố bổ thuốc mới mong điều trị.
Quách-Tỉnh theo lời cõng Dương-Qua. Còn mọi người cũng nhanh chân theo sau hướng về phía thị trấn.
Đến khách điếm họ đặt Dương-Qua vào phòng an nghỉ rồi lo đi tìm dược liệu; Hoàng-Dung bươn bả chạy ra phố, nhưng rủi thay phố xá ở đây nhỏ bé, mười vị thuốc trong toa chỉ tìm được năm vị còn biết làm sao!
Quách-Tỉnh buồn bã vô hạn, bảo vợ:
- Hay là chúng ta đi vào rừng tìm thuốc?
Thấy vẻ băn khoăn của Quách-Tỉnh, Hoàng-Dung rõ tâm trạng của chồng từ khi Dương-Khang mất, không lúc nào Quách-Tỉnh khuây tình thương nhớ. May gặp được con của người xưa, những tưởng ít ra cũng được khuây khỏa đôi phần, ngờ đâu Dương-Qua lại ở vào tình trạng hiểm nghèo ấy.
Tuy không tin tưởng trong rừng có thể tìm được thuốc giải độc cho Dương-Qua, nhưng Hoàng-Dung cũng chiều theo để an ủi lòng chồng.
Hai người dặn Quách-Phù không được ra khỏi khách điếm và gởi gắm Dương-Qua cho Kha-trấn-ác xem chừng.
Dương-Qua mê man đến khuya vẫn chưa tỉnh. Kha-trấn-ác thỉnh thoảng vào phòng xem chừng thấy thế buồn bực vô cùng, song ông ta cũng chẳng dám ở luôn bên cạnh Dương-Qua, vì sợ cô bé Quách-Phù đang đêm buồn bực bỏ ra ngoài thì khốn.
Dương-Qua mê man như thế chẳng biết đã bao lâu, nhưng đến một chừng nào đó nó nghe như có người đấm bóp vào ác huyệt, lúc ở bụng, lúc ở vai nó, nó có cảm giác đau điếng rồi nó dần dần tỉnh lại, trong người sảng khoái. Nó từ từ mở mắt thì thấy một bóng người vụt ra nơi cửa sổ. Dương Qua dụi mắt, lồm cồm ngồi dậy, lần bước ra phía cửa sổ, rồi đánh phóc một cái, nó nhảy theo cái bóng người vừa biến đi.
Trên mái ngói, một ông lão, đoạn ông lão cắm đầu xuống đất chổng chân lên trời và đã bắt nó gọi bằng cha. Đích thị lão già kỳ dị ấy rồi.
Dương-Qua hỏi:
- Có phải ông đó không?
Bóng người trả lời:
- Sao con không gọi bằng cha?
Dương-Qua miễn cưỡng nói:
- Cha đấy ư? Thưa cha! Cha từ đâu đến?
Ông già hoan hỉ gọi:
- Con! Con ơi! Con hãy lại đây.
Dương-Qua nhảy lên mái ngói rất gọn gàng đu mình về phía ông già. Tuy nhiên sức nó còn yếu nên bị ngã quỵ xuống, và la lên một tiếng:
- Chao ôi!
Ông lão vốn đi ngược thân nên hạ mình xuống một cách lẹ làng đưa bàn tay đỡ lấy Dương-Qua bồng lên trên mái.
Phút chốc, nơi phòng trong có tiếng lao xao, và ánh đèn sáng rực, ông lão sợ mọi người phát giác tung tích của mình vội vã xốc ngược Dương Qua, và cứ cài đà ngược thân băng mình phi hành xuất dạng.
Kha-trấn-ác nghe tiếng động nhảy lên mái nhà nhưng không còn kịp nữa. Lão xem xét bốn bề không còn dấu vết gì nên trở lại phòng riêng.
Lão già kỳ dị chạy ra khỏi thị trấn đến một nơi đồng không mông quạnh, liền dừng chân, đặt Dương-Qua xuống đất và nói:
- Bây giờ con hãy tiếp tục học tập cách chữa độc.
Dương-Qua thực hành theo lời chỉ giáo của lão, chẳng mấy chốc nó cảm thấy sức lực bình phục như xưa.
Lão già khen:
- Con thật quả thông minh dĩnh ngộ hơn cha hồi nhỏ nhiều. Thật con xứng đáng là con của cha đó.
Lão già ôm Dương-Qua vào lòng mà trí tưởng tượng như đang ôm đứa con thật của lão. Hai dòng nước mắt của lão từ từ chảy xuống đôi gò má nhăn nheo của một người cha đau khổ.
Dương-Qua từ nhỏ bị mồ côi cha, đến lúc lên năm người mẹ bị rắn độc cắn chết, thế là thằng bé mồ côi phải một mình sống trong khổ cực, nay đây mai đó tìm kế sanh nhai. Trong cuộc sống lưu linh đó, đã nhuộm cho thằng bé đầy đắng cay tủi nhục. Trái tim non nớt của nó phải cứng rắn lên và chất chứa đầy ác cảm với xã hội loài người. Đối với lão già kỳ dị xưa nay chưa hề quen biết nay phải nhận làm cha, dẫu rằng cha nuôi nó cũng không thể không nghi ngờ dè dặt. Ai dám bảo lão già kia không lợi dụng tình phụ tử thiêng liêng để nhử nó vào vòng cạm bẫy. Mặc dầu nó tha thiết tình gia đình thật, song đời đã bắt nó có nhiều quan niệm ác cảm.
Tuy nhiên, những giọt nước mắt của ông lão làm cho nó cảm động. Nó ôm chặt vào cổ ông ta sụt sùi nói:
- Cha! Cha!
Nó kêu lên những tiếng "cha" rất tha thiết và thành thật.
Và, đôi già trẻ cùng một nhịp yêu đương. Họ ôm nhau, nhìn nhau với những quan niệm sống mãi không rời. Người ta tưởng như không có cái gì có thể chia rẽ được mối tình thiết tha đó.
Đôi mắt lão già ước chừng như muốn nói với Dương-Qua:
- Con ơi con! Từ nay kẻ nào xúc phạm đến tánh mạng của con tức là đã xúc phạm đến tánh mạng của cha vậy".
Dương-Qua ôm ông lão kêu cha không biết chán.
Trong phút thống thiết, ông lão vui vẻ bảo con:
- Con ơi! Cha sẽ truyền cho con ngón võ đắc ý nhất và lợi hại nhất của đời cha.
Dứt lời, ông lão ngồi chồm hỗm xuống đất, tất cả sức nặng con người chỉ tựa vào mỏm hai ngón chân, hai ngón tay co rút lại.
Dương-Qua nhìn thấy ông ta giống như một pho thần tượng chạm trong thế bất động nhưng linh hoạt lạ thường, từ cặp mắt đứng trông như thoát ra hai luồng hào quang đầy sát khí, khiến cho đối phương phải bị áp đảo ngay lúc ban đầu không kịp đối phó.
Bỗng lão già rống lên mấy tiếng "oạng! oạng! oạng!" như tiếng ễnh trong, toàn thân tung khỏi điểm tựa như một phát tên, hai tay vụt tung ra đấm một bức tường đất gần đấy, bức tường tan biến thành khói bụi mịt mờ, và khi khói bụi lắng xuống, ông lão vẫn y nguyên trong thế cũ, vững chắc như bình địa.
Dương-Qua khâm phục vô cùng, nói:
- Thưa cha, ngón võ ấy gọi là gì mà cao kỳ thế? Con có thể học được chăng?
Lão già đáp:
- Ngón đó gọi là "Hàm mổ công" con chỉ cần chịu khó tập luyện là thành.
Dương-Qua đáp:
- Nếu con học được ngón võ đó nhất định không còn ai dám khinh con nữa.
Lão già nhướng mắt với vẻ tự cao tự đại nói:
- Ai dám khinh con, thì kẻ ấy sẽ bị ta đánh ta xương nát thịt.
Lão già ấy không phải ai xa lạ trong giới võ lâm mà chính là Tây-độc Âu-dương-Phong. Từ ngày tuân kiêm ở Hoa-Gia bị Hoàng-Dung dùng kế đánh bại ông ta cầm tức như điên như dại. Đã mười năm qua ông ta không còn biết mình là ai nữa. Có những lúc trí nhớ trở lại nhưng lờ mờ. Âu-dương-Phong tự hỏi:
- Ta là ai nhỉ?
Nhưng lục soát trong ký ức, Tây-Độc vẫn không sao tìm ra một tia sáng.
Gần đây, Âu-dương-Phong đã khổ công ôn luyện món "Cửu âm chân kinh" nên sức lực có gia tăng, và trí não cũng có phần sáng sủa đi nhiều. Nhưng có sáng suốt là sáng suốt với việc đời, còn về dĩ vãng chẳng biết sự tức bực trước kia đến độ nào đã làm cho ông ta quên bẵng đi cả dĩ vãng. Ông ta vẫn có lúc điên điên dại dại không thể nào nhớ được những sự tình trong quá khứ.
Và câu hỏi "Ta là ai?" cứ lảng vảng trong trí. Âu-Dương-Phong vẫn không tìm ra câu giải đáp.
Thế là Âu-Dương-Phong ra công tập luyện cho Dương-Qua ngón võ "Hàm mổ công" một ngón võ lợi hại biến hoá tinh vi ảo điệu vô cùng, một ngón võ đã từng làm chấn động giới võ lâm đương thời mà từ trước đến nay ông ta nhất quyết không truyền dạy cho ai dẫu là con ruột của mình.
Dương-Qua khổ công tập luyện, nhưng khốn nỗi, Dương-Qua căn bản võ công chưa có bao nhiêu nên không thể nào thu nhận nổi, dẫu cố gắng cũng chẳng đoạt được mức tinh vi.
Âu-dương-Phong rất bực mình muốn tát vào mặt Dương-Qua mấy cái cho đã giận, nhưng không nỡ vì Dương-Qua với vẻ mặt hiền lành cương quyết, cố gắng tập luyện.
Dạy mãi mà không được, Âu-dương-Phong chán nản nói với Dương-Qua:
- Thôi, ta hãy tạm nghỉ đến mai sẽ hay.
Dương-Qua vâng lời, nhưng nhớ lại thái độ kiêu căng của con bé Quách-Phù, chê bàn tay đen nhiễm độc, Dương-Qua không muốn trở về với Quách-Tỉnh nữa. Nó nói:
- Cha ôi! Con theo cha, không muốn trở về với họ nữa.
Tuy Âu-Dương-Phong mơ hồ đối với tình quá khứ, mà việc hiện tại rất minh mẫn dị kỳ, vì thế ông khuyên Dương-Qua:
- Con hãy nghe cha, trí óc của cha ngày nay bất thường lúc điên, lúc dại, nếu con theo cha con có thể luỵ vào thân. Thôi, con cứ trở về với họ, lúc nào có cơ hội cha con ta sẽ trùng phùng, và lúc đó chẳng có một mãnh lực nào có thể xa cách cha con ta được.
Dương-Qua từ khi mất mẹ chưa bao giờ được nghe những lời nói thành thực và thống thiết như vậy. Nó vòng tay thưa:
- Vâng! Con xin nghe theo lời cha chỉ giáo. Nhưng xin cha hãy sớm tìm con nhé!
Âu-dương-Phong gật đầu, nói:
- Con khỏi phải lo. Dù con ở nơi chân trời góc bể, hoặc bất cứ nơi nào cha cũng tìm được.
Dứt lời, Âu-dương-Phong xốc Dương-Qua phi thẳng đến khách điếm.
Kha-trấn-ác đến phòng lần đầu chẳng thấy Dương-Qua trên giường, vừa lạ lùng vừa lo lắng. Lúc trở lại lần nữa thì Dương-Qua đã về, hắn nằm sải trên giường. Kha-trấn-ác định vào hỏi thì bỗng trên mái ngói có tiếng động. Nhờ thính tai, Kha-trấn-ác nhận ra đó là hành động của đôi hiệp sĩ cao cường vừa về. Ông ta chạy sang phòng bên, đem Quách-Phù vào giường Dương-Qua rồi vác thiết trượng đứng canh chừng.
Quả nhiên, tiếng động phi hành dần dần tiến gần, và có giọng nói nho nhỏ:
- Em Dung! Em xem có phải chính nó không?
Một giọng khác đáp:
- Kỳ quái thật! Chẳng biết có phải nó không?
Nghe rõ giọng nói đó là giọng nói của vợ chồng Quách-Tỉnh, Kha-trấn-ác yên tâm, mở cửa mời hai người vào.
Hoàng-Dung hỏi:
- Thưa sư phụ, chẳng hay sư phụ có thấy việc gì vừa xảy ra không?
Kha-trấn-ác đáp:
- Chẳng có việc gì cả.
Hoàng-Dung nói:
- Không lý chúng ta nhìn lầm.
Quách-Tỉnh nói:
- Không! Nhất định là nó!
Kha-trấn-ác hỏi:
- Nó là ai thế?
Hoàng-Dung lấy tay kéo áo Quách-Tỉnh ý không muốn để Quách-Tỉnh trả lời. Nhưng Quách-Tỉnh đối với sư phụ bao giờ cũng tỏ ra thành kính không giấu giếm một việc gì dẫu là việc nhỏ mọn, liền thưa:
- Thưa sư phụ, nó chính là Âu-dương-Phong.
Bình sanh Kha-trấn-ác chỉ ngại độc nhất có Âu-dương-Phong, nên khi nghe Quách-Tỉnh nói đến tên ông ta biến nhẹ, hạ giọng nói nhỏ:
- Âu-dương-Phong? Thế ra nó chưa chết sao?
Quách-Tỉnh nói:
- Chúng con vừa đi kiếm thuốc về bỗng thấy trên mái ngói có một bóng người khả nghi có lối phi thân đặc sắc. Chúng con liền đuổi theo nhưng không tìm thấy tông tích gì cả. Từ dáng điệu cho đến lối phi thân, bóng ấy giống hệt Âu-dương-Phong không khác gì cả.
Kha-trấn-ác vốn biết môn đệ của mình cẩn thận và chín chắn khi nói điều gì thì đã cân nhắc và suy nghĩ kỹ. Bởi thế, Kha-trấn-ác không còn nghi ngờ gì nữa, và tin chắc Tây-độc Âu-dương-Phong hiện giờ còn lẩn quẩn đâu đây.
Quách-Tỉnh quay về phía Dương-Qua, thấy sắc diện của thằng bé trở nên hồng hào, hơi thở điều hoà và đang ngủ say, lấy làm mừng rỡ, gọi vô nói:
- Em Dung ơi! Nó đã tỉnh rồi!
Thật ra Dương-Qua lúc ấy giả ngủ để nghe trộm câu chuyện của mấy người. Được biết tên nghĩa phụ mình là Âu-Dương-Phong và thấy cả ba hiệp sĩ đều sợ uy danh của nghĩa phụ nó nên lòng nó rất hoan hỉ.
Hoàng-Dung đến sát bên giường Dương-Qua, xem lại sắc mặt và vết thương ở bàn tay rồi lấy làm kinh ngạc.
Đôi vợ chồng đã lùng khắp mọi nơi nhưng chưa tìm ra những dược thảo cần thiết, đành thất vọng trở về không ngờ bệnh nhân không cần thang thuốc mà trở lại trạng thái bình thường như thế. Sự việc làm cho vợ chồng Quách-Tỉnh thắc mắc không ít.
Thậy vậy, chỉ có phép lạ mới có thể cứu Dương-Qua thoát khỏi tử thần.
Qua ngày sau, mọi người từ biệt khách điếm trở về đảo Đào-Hoa.
Nhưng tối hôm đó, trên đường về họ lại ghé vào một tửu điếm để nghỉ chân.
Kha-trấn-ác và Dương-Qua nghỉ một phòng, còn vợ chồng Quách-Tỉnh và con gái nghỉ một phòng.
Vào nửa đêm, bỗng nghe trên mái ngói có tiếng động, rồi kế đến nơi phòng bên cạnh có tiếng la lớn. Quách-Tỉnh và Hoàng-Dung chồm dậy, phóng mình ra cửa sổ thì thấy hai cái bóng người đang quần nhau chiến đấu vô cùng kịch liệt. Một lúc, bỗng nghe một tiếng phịch, rồi một xác người từ trên đỉnh mái nhà rơi xuống.
- anh hùng xạ điêu online
- đọc truyện anh hùng xạ điêu
- anh hùng xạ điêu full
- anh hùng xạ điêu trọn bộ
- doc truyen anh hung xa dieu online
- quách tĩnh
- hoàng dung
- âu dương phong
- hồng thất công
- hoàng dược sư
- nhất đăng đại sư
- cừu thiên nhẫn
- lão ngoan đồng
- vương trùng dương
- dương khang
- hốt tất liệt
- thành cát tư hãn
- anh cô
- âu dương khắc
- toàn chân giáo
- dương quá
- tiểu long nữ
- lý mạc sầu
- quách phù
- quách tương
- quách phá lỗ
- cái bang
- đả cẩu bổng pháp
- giáng long thập bát chưởng