Năm mươi dặm ngoài Kinh Đô thành là lá chắn phòng tuyến thứ nhất của Ngụy quân, chi chít cọc gỗ vót nhọn, những hàng rào cọc gỗ như vậy cứ cách mười dặm lại có một, đằng sau cọc gỗ còn nhọn là cọc gỗ thô, hình thành một hàng rào gỗ thật lớn, đằng sau hàng rào đó là quân Yến, Cung binh canh giữ tuyến đầu, thường xuyên canh gác, sau đó là ba đạo phòng tuyến của Trường thương binh, sâu vào ba mươi dặm cuối cùng là nơi Kỵ binh tinh nhuệ của Ngụy quốc bày trận, tập kết dưới Kinh Đô thành, là phòng tuyến cuối cùng.
Không thể phủ nhận, trong thời gian ngắn, người Ngụy đã có thể xây dựng thành công sự phòng ngự kiên cố như thế, mà muốn phá được phòng tuyến như vậy, nhất định sẽ phải trả cái giá thê thảm và nghiêm trọng.
Không phá được Kinh Đô thành, Ngụy quốc khó có thể nói là sẽ bị đánh bại, chỉ cần tòa cố đô này còn trụ lại, quân đội Ngụy quốc các nơi sẽ còn liên tiếp xuất hiện, quân đội đó lấy kinh thành làm trung tâm mà tập trung xung quanh.
Chỉ cần Kinh Đô thành thủ được càng lâu thì tình thế càng có lợi cho Ngụy quốc.
Tiết Phá Dạ Tiết Đại tướng của Ngụy Quốc làm mất Nam Dương quan, Đình Thủy quan, lại tổn binh hao tướng, làm mất rất nhiều đồ quân nhu lương thảo, hốt hoảng quay về, điều này đương nhiên khiến cho triều thần Ngụy quốc phẫn nộ.
Tư Mã Kình Thiên đột nhiên biến mất giữa chiến trường, rất nhiều trọng thần Ngụy quốc đã biết việc này.
Đương nhiên bọn họ cũng biết trận chiến ở bình nguyên Nam Dương là Tiết Phá Dạ chỉ huy, mà Nam Dương quan và Đình Thủy quan mất đi, Tiết Phá Dạ khó thoát khỏi trách nhiệm.
Cũng như hai quốc gia khác, chủ soái các quân không có tung tích, việc này trọng thần các quốc gia đã vô cùng rõ ràng, kể cả quan viên bình thường cũng không ít người biết, nhưng cả ba nước đều không nói ra bên ngoài.
Đồng thời vẫn giữ một thái độ trong lòng hiểu cả rồi.
Tiết Phá Dạ chiến bại, khiến các triều thần Ngụy quốc đều trình lên bản tấu buộc tội Tiết Phá Dạ, chẳng những yêu cầu Ngụy đế bãi miễn binh quyền Tiết Phá Dạ, còn phải lấy tội chiến bại mà xử trảm, cho tướng sĩ Ngụy quốc một công đạo.
Nếu nói vậy, Tiết Phá Dạ làm mất đi hai quan ải, hơn nữa còn chôn vùi con át chủ bài là Thiết kỵ binh Ngụy quốc ở chiến trường, tội đó cũng đủ chém đầu mười lần.
Mọi người đều biết, Hoàng đế Khánh quốc ban cho Thương Chung Ly quyền thế và địa vị cực cao ở Khánh quốc, tại Khánh quốc có thể xem là thực lực rất mạnh, nhưng so với Ngụy quốc, quân đội Khánh quốc hiển nhiên là kém hơn một chút.
Hoàng đế Ngụy quốc là một vị quốc quân hiếu chiến, một lòng muốn nhất thống thiên hạ, cũng vì nguyên nhân đó, từ khi vị Hoàng đế này phong Tư Mã Kình Thiên làm thống lĩnh quân đội, ở Ngụy quốc có thể nói là thế lực đã cứng rắn hơn nước Khánh.
Mà trước đây duy nhất có thể khắc chế quân đội một chút chỉ có Ngôn lão Tể tướng, nhưng hai năm trước, ngay cả cây cột sau cùng này cũng đã bị ngã, quân đội có thể nói là thanh thế cực lớn, Tây Ngụy một quốc gia đã hoàn toàn trở thành một đế quốc quân sự.
Quân đội hùng mạnh, đương nhiên là giẫm bẹp các thế lực khác mà đứng lên, đặc biệt là hệ thống quan văn, gần như chỉ là tôi tớ cho quân đội, hết thảy đều phục tùng theo mệnh lệnh của quân đội vì các mục tiêu quân sự.
Các quan văn đó rất kiêng kỵ với sự cứng rắn của quân đội, tuy không dám thể hiện sự bất mãn ở trên mặt nhưng trong lòng đương nhiên cực kỳ oán hận.
Khi mọi người còn mơ hồ cảm giác Tư Mã Kình Thiên có khả năng không về, lại gặp được dịp quân đội của Tiết Phá Dạ thua trận, chẳng sợ hiện giờ là lúc nguy nan, không buông cơ hội chèn ép lần này, vô số quan văn dâng tấu, tấu chương buộc tội như tuyết rơi trong đêm bay tới trên bàn Ngụy đế.
Vị hoàng đế Ngụy quốc này tính tình có chút bạo ngược nhưng cũng không phải một vị hoàng đế vô năng.
Lão vô cùng rõ ràng, hiện giờ Ngụy quốc bị địch quốc phản công, tình thế nguy cấp, chính là lúc sinh tử tồn vong, nếu theo như các tấu chương buộc tội của đám quan văn một đao chém đầu Tiết Phá Dạ thì thật là nhanh, nhưng sau Tiết Phá Dạ, ai có thể đảm đương trọng trách cầm binh ngăn địch?
Hai mươi năm nay, Tư Mã Kình Thiên dưới sự ủng hộ và tín nhiệm của Hoàng đế, tay nắm binh quyền, đã trở thành ngôi sao sáng nhất ở Ngụy quốc.
Cũng bởi vì ngôi sao này quá sáng, quá chói mắt, nên các tướng lãnh Ngụy quốc khác đều vô cùng mờ nhạt.
Những năm gần đây, ngoại trừ Tư Mã Kình Thiên vẫn được xưng danh tướng, Ngụy quốc tuy rằng được coi như là đệ nhất đại quốc quân sự, nhưng vẫn không có một vị đại tướng nổi bật nào.
Mà trên dưới Ngụy quốc cũng bởi vì có được vị danh tướng Tư Mã Kình Thiên này, chưa bao giờ để ý có còn tân đại tướng nào mới xuất hiện không, cũng có thể nói, bởi vì quyền thế của Tư Mã Kình Thiên, các võ tướng còn lại cho dù có tài cán cũng không dám thể hiện hết mình, một khi nổi bật hơn Tư Mã Kình Thiên, chưa chắc đã là vinh quang, mà rất có thể còn là tai họa.
Một vì sao sáng như thế, vô số tướng lãnh tài trí trung bình chỉ có thể làm một điều là phục tùng quân lệnh mà thôi.
So với bọn họ, Tiết Phá Dạ còn có chút phân lượng trong Ngụy quân, khi còn trẻ người này đi theo Tư Mã Kình Thiên, ngẫu nhiên cũng biểu hiện ra trong sự rèn luyện quân sự mỗi ngày, cũng là vì như thế, Tư Mã Kình Thiên cũng có chút coi trọng y, dần dần từng bước đề bạt, cuối cùng đã trở thành Phó thống soái bên cạnh Tư Mã Kình Thiên.
Trong lòng Ngụy đế rất rõ ràng, lâm trận đổi tướng cố nhiên là điều tối kỵ của binh gia, mà hiện giờ đáng sợ nhất là Ngụy quốc căn bản không còn ai để đổi.
Một khi thật sự xử quyết Tiết Phá Dạ, sẽ tìm không ra nổi vị tướng lĩnh nào thích hợp chỉ huy chiến đấu bảo vệ Kinh Đô thành.
Đối mặt với những tiếng kêu la rung cả triều ầm ầm bên tai, vị Hoàng đế Ngụy quốc này chỉ nói một câu:
- Thắng bại là chuyện bình thường trong binh gia. Đang phải đối đầu với kẻ địch mạnh không thể đem trảm!
Cùng với khí phách độc đoán cả thiên địa của lão đã bịt miệng tất cả mọi người, sau đó lại tự mình an ủi Tiết Phá Dạ một phen, vẫn tiếp tục đặt binh quyền Ngụy quân trong tay Tiết Phá Dạ, lại để y làm thống soái một trăm ngàn Ngụy quân, tổ chức chiến đấu bảo vệ Kinh Đô thành.
...
Lúc này Tiết Phá Dạ đang ở trên vòng phòng thủ thứ nhất ngoài Kinh Đô thành, theo sau y là vài tên lính thuộc cấp, nhìn chân trời xa xa, vẻ mặt rất nghiêm túc.
Liên tục chiến bại, vị đại tướng Ngụy quốc này cảm thấy nhục nhã vô cùng.
Hiện giờ y cần mượn cơ hội này để rửa sạch nỗi sỉ nhục của mình, phải rửa sạch sự sỉ nhục của Ngụy quân.
Tuy rằng đối mặt với hai liên quân Yến – Khánh, phải đồng thời chỉ huy hai mặt Nam Bắc kinh thành tác chiến, hơn nữa còn phải lấy binh lực thế yếu mà ứng đối, nhưng biểu hiện của Tiết Phá Dạ vẫn là một đại tướng có can đảm.
Sau khi liên quân chiếm được Thủy Quan ĐÌnh, Ngụy quân nhanh chóng lui về phía sau, sau đó lại nhận được ý chỉ của Ngụy đế, trọng binh tập kết bảo vệ Kinh Đô thành.
Ngoại trừ một vài quan ải hiểm yếu ở Tuy Định quận có lưu lại một chút binh lực có hạn gác bên ngoài, gần như đã tập kết tất cả binh lực Ngụy quân ở đây.
Tuy nói ra không ít người nghị luận, Ngụy quân đã lui lại đến như thế, mất đi phần lớn thổ địa như thế, chính là sỉ nhục của người Ngụy, mà Ngụy đế yêu cầu Ngụy quân tập kết ở quanh Ngụy quận chỉ là sợ chết mà thôi.
Nhưng trong lòng Tiết Phá Dạ lại cảm thấy cố thủ Kinh Đô lại chưa chắc đã là chỉ vì sự an nguy của Hoàng đế.
Kinh Đô là đầu não của quốc gia, chỉ cần Kinh Đô còn, Ngụy đế còn, cũng có nghĩa quốc gia này vẫn còn tồn tại, vẫn có cờ của Ngụy quốc bay giữa không trung.
Nhưng một khi Kinh Đô bị phá, Ngụy đế tử vong, thì lục quận Ngụy quốc chắc chắn không thể tập trung, phân ra năm bè bảy mảng, phân tán hết thế lực Ngụy quốc, rất nhanh sẽ bị liên quân chiếm Kinh Đô trấn áp.
Mà liên quân một đường thẳng tiến tới Ngụy quận cũng chứng minh liên quân quả thực muốn chiếm Kinh Đô thành, trước lấy Kinh thành Ngụy quốc, xé nát cờ Ngụy quốc.
Cho nên Tiết Phá Dạ cảm thấy, tình thế trước mắt, tập kết trọng binh tại Kinh Đô thành, lấy việc bảo vệ Kinh Đô thành làm mục đích chiến lược cũng là sự lựa chọn tốt nhất.
Hơn hai mươi vạn liên quân Yến-Khánh thẳng tiến tới trung tâm Ngụy quốc, thoạt nhìn thanh thế lớn sĩ khí cao như lửa, nhưng Tiết Phá Dạ sau khi bình tĩnh ngẫm nghĩ lại một chút, lại cảm thấy liên quân Yến-Khánh chưa chắc đã hùng mạnh như vẻ ngoài.
Trên thực tế, xem ra, tai họa ngầm của liên quân Yến-Khánh cyxng thật lớn, nếu Ngụy quân có thể lợi dụng tốt, cũng không chắc không thể chuyển bại thành thắng.
Vấn đề này, y đã từng thảo luận với Ngụy đế trắng một đêm, phân tích đưa ra đủ loại ưu khuyết điểm của hai bên.
Mặc dù y đã bại mấy trận trên chiến trường, nhưng cũng không phải kẻ chỉ có tài trí bình thường, có thể được Tư Mã Kình Thiên coi trọng cũng là có chút tài năng.
Theo như y kể lại, binh lực và sĩ khí Ngụy quốc đương nhiên đều trong tình thế tệ hại, nhưng cũng có ưu thế mà liên quân không thể bì được, ít nhất là chiếm được thiên thời địa lợi, hơn nữa trong quốc nạn này, tuy rằng quả thật có tồn tại không ít loạn đảng địa phương thừa dịp khởi binh, nhưng xét về tổng thể, người Ngụy quốc đối với phản công của liên quân đều biểu hiện ra sự cừu thị, nói cách khác, ít nhất cũng chiếm bảy phần nhân hòa.
Kinh Đô thành vốn là một khối thành lũy, dễ thủ khó công, nếu điều động nhân lực vật lực ở ngoài kinh thành tu kiến một số công sự phòng ngự cho thật chắc chắn, như vậy, liên quân có muốn chiếm Kinh Đô nhất định phải đột phá qua các công sự phòng ngự, mà đột phá vào công sự này, nhất định sẽ tổn thất thê thảm và nghiêm trọng, liên quân tổn thất càng lớn, lại càng có ảnh hưởng lớn tới khí thể quân sĩ.
Đợi cho bọn họ đột phá được mấy chướng ngại này rồi, còn phải tấn công kỵ binh tinh nhuệ cuối cùng của Ngụy quốc, tới khi nguy cấp thật sự thì đã phải trải qua nhiều tràng khổ chiến, tổn thất nhất định không nhỏ, mà sĩ khí cũng bị giảm đi thật lớn.
Khi đó, Ngụy quân đã toàn diện cố thủ Kinh Đô, cố thủ tòa thành chắc chắn từ xưa này, đám tướng sĩ đã bị tổn binh hao khí đó muốn đánh hạ chắc chắn càng thêm khó khăn. Chỉ cần liên quân tấn công lâu mà không được, sĩ khí sẽ lại bị giảm một lần nữa, Ngụy quân thậm chí có thể phát động phản công, có thể tính tới khả năng chuyển bại thành thắng.
Ngụy đế nghe Tiết Phá Dạ phân tích như thế, vốn đang có chút bất an lập tức hưng phấn lại, lại nghe Tiết Phá Dạ nói trong liên quân có tai họa ngầm rất lớn, lập tức lại càng thêm kích động, lòng tin tăng thêm rất nhiều.
Theo như Tiết Phá Dạ nói, tai họa ngầm rất lớn của liên quân, thứ nhất chính là xâm nhập vào nội địa của địch quốc, con đường tiếp viện hậu cần dài vô cùng bất kể là Khánh quân hay Yến quân đều là một khảo nghiệm ác liệt.
Hậu cần có chút sai lầm thôi, binh lực tiền phương càng nhiều, hậu quả để lại càng nghiêm trọng.
Tiết Phá Dạ thậm chí còn phân tích một cách chính xác, cho dù người Yến quốc có thể chống đỡ được, người Khánh quốc cũng tuyệt đối không thể chịu nổi chiến tranh trường kỳ. Một khi tiến công thất bại, tấn công quá lâu, hậu cần Khánh quốc chắc chắn xuất hiện vấn đề, mà người Khánh quốc khi tới thời điểm đó không thể không lựa chọn lui binh.
Chỉ cần Khánh quân lui binh, để lại chỉ mình quân Yến quốc, cho dù là người Yến quốc có dũng mãnh hơn nữa cũng không chắc đã có thể là địch thủ với người Ngụy.
Tai họa ngầm thứ hai của liên quân là đồng minh của bọn họ không phải không thể phá hủy, mà chỉ là một sự kết hợp nhất thời vì lợi ích. Thực ra bên trong liên quân mâu thuẫn bất cứ lúc nào cũng có thể bộc phát ra, hơn nữa cuộc chiến bảo vệ Kinh Đô thành một khi đã bắt đầu, theo thời gian, tai họa ngầm trí mạng này của liên quân lại càng lớn, mà Ngụy quốc hoàn toàn có thể lợi dụng.
Tiết Phá Dạ lại nói thêm vài tai họa ngầm nữa, nhưng chỉ cần hai điểm này thôi cũng đủ cho Ngụy đế tràn đầy lòng tin. :
Nhưng quân thần Ngụy quốc cũng biết, muốn để cho những tai họa ngầm đó bộc phát ra, quyết định là ở bản thân Ngụy quốc có thể chống đỡ được hay không. Nếu liên quân tấn công dũng mãnh, Kinh Đô thành nhanh chóng bị phá, thì cái gọi là ưu thế bên ta và tai họa ngầm bên địch kia cũng chỉ là nói suông.
Sau khi quân thần bàn bạc, liền hạ quyết tâm, không tiếc phải hy sinh hết thảy, bảo vệ Kinh Đô thành.
Bắt đầu từ đó, Tiết Phá Dạ liền bắt đàu huy động rất nhiều nhân lực vật lực từ các huyện, ngày đêm không ngừng xây dựng công sự phòng ngự ngoài Kinh Đô thành, gia cố thêm cho Kinh Đô thành.
Mà sau khi chiếm được Đình Thủy quan, liên quân nghỉ ngơi hồi phục một phen, nhiều ít cũng để chút thời gian cho Ngụy quân chuẩn bị cho trận chiến.