Nhị Hoàng tử dù phải đối mặt với đám võ sĩ hộ vệ đông đảo, mạnh mẽ nhưng mặt mày vẫn không chút đổi sắc. Trong mắt y, đám võ sĩ này cho dù có mạnh đến đâu cũng chỉ là một đám nô tài, hiển nhiên chúng sẽ không dám động võ với y. Chính vì thế, y chỉ thoáng dừng lại, nhìn bộ dáng khổ sở đáng thương của Khánh hậu, lòng lại càng thêm giận dữ. Nhị Hoàng tử rút kiếm tiến lên, lớn tiếng quát:
-Tránh ra cho bổn vương! Kẻ nào còn ngăn cản bổn vương, bổn vương sẽ chôn sống kẻ đó.
Khánh hậu nước mắt như mưa, run giọng nói:
-Y...Y đã giết Thánh thượng, giết Thánh thượng!
Nhị Hoàng tử vừa xông lên được vài bước, liền giơ tay đẩy một gã võ sĩ đi, thanh trường kiếm đâm đến Khánh hậu. Chỉ có điều, trường kiếm mới đâm ra được một nửa, y đã cảm nhận được cơn đau nhức truyền từ bụng đến. Y hoảng sợ cúi đầu, chỉ thấy thanh trường thương của một gã võ sĩ mặt lạnh như băng đã đâm vào giữa bụng y.
Y không thể tin nổi, một tên cung trung vệ lại dám động thủ với y.
Nhưng y còn chưa kịp suy nghĩ gì nhiều, thanh trường thương thứ hai đã đâm vào ngực y, thanh thứ ba...Thanh thứ tư...Hết thanh trường thương này đến thanh trường thương khác như chông đá vô tình đâm vào thân thể y.
Thanh trường kiếm trong tay y đã rơi xuống đất. Đồng tử y trừng lớn, cơn đau nhức lan khắp toàn thân, y tựa như rơi vào hầm băng, khí lạnh lan đến tận xương tuỷ y.
Từng vết bị đâm trên người phun ra từng dòng máu tươi. Nhị Hoàng tử tuyệt vọng nhìn nữ nhân xinh đẹp đứng giữa đám người kia, đôi mắt đầy vẻ chết chóc, nỗi oán giận dần biến thành sợ hãi cùng cực.
Bên dưới vẻ ngoài xinh đẹp của con người kia ẩn chứa tâm địa chẳng khác nào rắn rết.
Cả đời này, y đã giết rất rất nhiều người, thậm chí lấy giết người làm vui. Nhưng đúng như mọi người vẫn nói, kẻ nào làm bậy nhất định không thể sống sót, hại người nhất định sẽ bị người hại lại.
Ngã nhào xuống vũng máu, Nhị Hoàng tử vẫn mở mắt trừng trừng. Y chết mà không nhắm mắt.
...
...
Sáu ngày sau, tại đại doanh Tây Bắc ở Lâm Dương quan cách kinh thành Yến Quốc cả ngàn dặm, tin tức Nhị Hoàng tử sát hại phụ hoàng lan đến tai Hàn Mạc.
Tuy Hàn Mạc sớm đã hiểu rõ, chỉ cần Thương Chung Ly vừa chết đi, hậu đảng trong kinh thành nhất định sẽ dấy lên một trận phong ba, nhưng hắn vẫn hơi giật mình. Hàn Mạc không thể tưởng tượng được Khánh Hậu động thủ lại mau lẹ như vậy. Nữ nhân thoạt nhìn thì xinh đẹp kia không ngờ khi ra tay lại nhanh nhẹn như sấm chớp thiên đình vậy.
Vân Thương Lan bị quan trên khép vộ tội danh mưu đồ đại nghịch, hiện giờ bị cả nước Khánh Quốc truy nã, tung tích hiện không rõ. Nhị Hoàng tử đêm khuya lần mò vào cung Khánh hậu, vung kiếm giết Khánh đế, về sau lại bị cung trung vệ giết luôn ở trong hoàng cung.
Hai chuyện này đều hết sức quỷ dị. Những người khác có thể không hiểu rõ lắm, nhưng Hàn Mạc chỉ vừa nghe tin đã biết Vân Thương Lan và Nhị Hoàng tử chắc chắn đều đã rơi vào tay Khánh hậu.
Năng lực Nhị Hoàng tử, Hàn Mạc không rõ lắm, nhưng bản lĩnh của Vân Thương Lan, hắn lại biết rất rõ.
Vân Thương Lan chắc chắn là một người xuất sắc trong đám nhân tài mới xuất hiện ở Khánh Quốc. Nhưng hiện giờ không còn cây đại thụ Thương Chung Ly che chắn, hiển nhiên Vân Thương Lan không phải địch thủ của Khánh hậu. Chuyện này Hàn Mạc có thể hiểu được, nhưng hắn lại càng hiểu được sự lợi hại của Khánh hậu.
Tình hình của Khánh Quốc thực ra Hàn Mạc rất sẵn lòng chứng kiến.
Khánh hậu là nữ nhân có dã tâm, một khi đã rơi vào vòng xoáy quyền lực nhất định sẽ không thể tự thoát ra được. Một khi đã như vậy, nhất định sẽ khiến toàn Khánh Quốc phải rúng động. Khánh Quốc tuy rằng đất rộng của nhiều, nhưng mấy năm gần đây thực lực quốc gia ngày một suy yếu. Nếu lúc này đây, công cuộc chuyển giao quyền lực ở Khánh Quốc không được khống chế tốt, nhất định sẽ khiến thực lực của Khánh Quốc đã yếu lại càng yếu thêm.
Giống như rất nhiều người đã đoán trước, ngày thứ ba sau khi Hàn Mạc nhận được tin tức kia, lại có tin mới từ Khánh Quốc truyền tới. Cao Dương quận của Khánh Quốc sinh biến.
Cao Dương quận là nơi cư trú của con cháu Bắc Hồ, gồm có hai huyện phương bắc, tổng cộng có hơn ba mươi thôn xóm với gần hai trăm ngàn người.
Ba quận Cao Dương, Trung Sơn, Dương Bình nằm ở đông bắc Khánh Quốc có năm vạn người của quân đoàn đông bắc do Vương Duyên Bình lãnh đạo. Riêng Cao Dương quận đã có hai vạn trọng binh trấn giữ, chính bởi bọn họ kinh sợ hậu duệ của Bắc man.
Ngay sau khi Nguỵ Quốc động binh tấn công Khánh Quốc, ba vạn thiết kỵ Bắc Hồ cũng bất thần xuất hiện ở bên ngoài Nhạn Môn quan, hơn nữa bọn chúng rất nhanh đã công phá được cửa ải, tiến vào bên trong Khánh Quốc.
Tổng đốc quân đoàn Đông Bắc Vương Duyên Bình điều binh ứng chiến, lại điều động mười ngàn binh lực của Cao Dương quận ở phía bắc đi kháng địch.
Bắc Hồ tuy chỉ có ba vạn thiết kỵ nhưng sức chiến đấu lại cực kỳ hung hãn. Vương Duyên Bình dù nắm trong tay bốn vạn quân đội nhưng cũng không dám tuỳ tiện quyết chiến mà chỉ tử thủ ở trạm kiểm soát, ưu tiên phòng thủ.
Đề phòng hậu duệ Bắc Hồ ở Cao Dương quận kéo bè kết bạn, trước đó Vương Duyên Bình đã giam lỏng mười mấy tên tộc trưởng ở các thôn xóm Bắc Hồ lại ở bên trong thành An Quốc ở Nam Dương quận.
Vương Duyên Bình làm vậy chính là vì cẩn thận vạn nhất cũng có thể khiến đám hậu duệ Bắc Hồ ném chuột còn sợ vỡ bình, nhưng tình hình thực tế ngược lại đã cho thấy không ít người Bắc Hồ trong lòng càng thêm oán giận gã.
Chiến sự bên này Nam Dương quan rơi vào giai đoạn giằng co, mà tình hình bên chiến tuyến phía bắc lại cực kỳ khốc liệt. Vương Duyên Bình suất lĩnh quân đoàn đông bắc và thiết kỵ Bắc Hồ liên tục khổ chiến, song phương có lúc thắng lúc bại, nhưng người Bắc Hồ dũng mãnh, buộc Khánh quân đã một lần phải thoái lui lại phía sau. Phần lớn quận Trung Sơn rơi vào trong tay người Bắc Hồ, bị bọn họ tàn sát, cướp bóc, tình cảnh hết sức thương tâm.
Mà quân bản bộ của Vương Duyên Bình chẳng những cũng bị lâm vào tình thế nguy khốn, quan trọng nhất là lương thảo hậu cần thiếu thốn, tình cảnh vô cùng khó khăn. Hàng phòng ngự phải tăng mạnh, binh lực lại không đủ, mười ngàn quân đóng ở quận Nam Dương thì đã có năm nghìn chạy ra tiền tuyến. Số còn lại đều ở lại địa phương thu thập lương thảo bổ sung quân nhu.
Theo tin tức Hàn Mạc nhận được, hậu duệ của Bắc Hồ nắm bắt được quân đoàn đông bắc của Vương Duyên Bình ở tiền tuyến đang rối loạn, quân đóng ở quận Nam Dương lại suy yếu, nên đã thừa cơ xúi giục, tụ tập rất nhiều người cùng xông vào hai kho binh khí của thị trấn, chiếm được không ít không khí. Bọn họ vừa hành động như vậy, quân đóng ở thành An Quốc đã lập tức xuất động trấn áp. Binh lính vừa rời chân khỏi thành An Quốc, đã có mấy nghìn người hậu duệ Bắc Hồ vòng đường sau, tiếp ứng phía sau, phá tan thành An Quốc, cướp lấy kho binh khí, lại tiếp tục phóng lửa giết người trong thành.
Tóm lại một câu, quận Cao Dương hiện tại nơi nơi đầy oan hồn. Quân đoàn đông bắc xuất hiện sau trận hoả hoạn cùng năm nghìn quân đóng ở thành cùng dốc toàn lực trấn áp, giết chết vô số hậu duệ Bắc Hồ nhưng thế lửa đang mạnh, nhất thời không thể dập tắt nổi. Phía bắc Khánh Quốc đã rơi vào tình trạng hết sức nguy ngập. -
Hàn Mạc có thể tưởng tượng được quận Nam Dương chắc chắn đã bị người Bắc Hồ cài mật thám trà trộn vào sâu trong, đảm nhận nhiệm vụ liên lạc giữa các hậu duệ Bắc Hồ ở địa phương với nhau. Đôi bên là đồng nguyên, tuy rằng hậu duệ Bắc Hồ ở trên đất Khánh Quốc đã sinh sống được hơn trăm năm nhưng bọn họ vẫn giữ lấy tập tục quê nhà, nghiêm cấm kết hôn với người Trung Nguyên. Hiện giờ Bắc Hồ và Khánh Quốc giao chiến, dĩ nhiên hậu duệ Bắc Hồ phải hướng về người Bắc Hồ rồi.
Đã không phải người của tộc ta nhất định sẽ có lòng khác.
Hậu duệ Bắc Hồ đã trải qua rất nhiều năm sống bình lặng, chưa chắc đã tự nguyện dấy binh, nhưng lại bị một đám người mê hoặc, lại thêm quan phủ Khánh Quốc xử lý không tốt, càng khiến bọn họ phẫn nộ hơn. Hơn nữa biến cố trong kinh thành hiển nhiên đã khiến bọn họ cảm nhận được cơ hội đã đến, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ xuất hiện, cả biển lửa sẽ bùng lên theo.
Người Hồ và người Khánh luôn chất chứa thù hận và mâu thuẫn với nhau, giờ khắc này mới hoàn toàn bộc lộ tất cả.
Nhưng căn cứ theo những tin tức Hàn Mạc nhận được thì, tuy rằng hậu duệ Bắc Hồ thừa cơ bạo động, đốt nhà giết người cướp của ở quận Nam Dương, làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người Khánh Quốc nhưng dân chúng ở mấy nơi đó đã nhanh chóng hành động dưới sự dẫn dắt của quan phủ. Cả quận động binh. Phía bắc Khánh Quốc, quân nhập ngũ mới tới vài ngày đã gây ra cảnh máu thịt người Bắc Hồ và người Khánh ở khắp nơi.
Lại thêm hai ngày nữa trôi qua, Nguỵ quân ở Nam Dương quan đang nghỉ ngơi và hồi phục sức lực thì nhận được tin tức Khánh Quốc đang dồn quân ở hậu phương, liền nhanh chóng công kích Lâm Thành Phi ở phía hạ Long Sơn. Có điều, hiển nhiên Lâm Thành Phi đã đoán trước được, Nguỵ quân bị mai phục, đành phải bỏ lại một nghìn thi thể binh sĩ mà hoảng hốt lui lại.
Nguỵ quân tuy rằng dũng mãnh gan dạ, nhưng không phải binh sĩ nào cũng được quả cảm như binh sĩ nào. Lại thêm nói về tài bồi dưỡng của tướng lãnh, Tư Mã Kình Thiên hiển nhiên không thể bằng được Thương Chung Ly. Tam thú tương lại che chắn một phương, Lâm Thành Phi lại giỏi về đưa lương phòng thủ. Nguỵ quân tạm thời do Tiết Phá Dạ Đại đảm nhiệm chức Đại đô đốc, nhưng năng lực của gã hiển nhiên kém xa Lâm Thành Phi.
Khánh Quốc khắp nơi lâm vào tình cảnh báo động. Sau chuyện Nhị Hoàng tử hành thích nhà vua được mười ngày, lục bộ cửu khanh của Khánh Quốc đã cùng nhau dâng tấu, mời Thái tử đăng cơ, chấn hưng triều cương.
Sau quốc tang của Sùng Nhân đế, Khánh Quốc lập tức cử hành lễ đại điển đăng cơ, đưa Tam Hoàng tử lên ngôi vị Hoàng đến, hiệu Thiên Chính, xưng là Thiên Chính hoàng đế. Triều chính lúc này hoàn toàn do hậu đảng nắm giữ.
Tam Hoàng tử nhu nhược, thân là Hoàng đế nhưng mọi chuyện lớn nhỏ trong triều chính đều do Khánh hậu quyết định.
Khánh Quốc nổi gió bão phong ba. Mấy ngày qua, các tướng lãnh Tây Bắc đều tụ tập đến doanh trướng đại soái, đưa hết tin này đến tin khác lại. Hàn mạc cũng thấy rõ được vẻ hưng phấn, chờ đợi trong mắt các vị tướng quân. Nói trắng ra là, các vị tướng lĩnh đều muốn khiêu chiến Khánh Quốc. Hiện giờ, Khánh Quốc tuy đã lập tân quân, nhưng tình hình trong nước cực kỳ bất ổn định. Hai bên nam bắc đều có cường địch công kích. Lúc này, chỉ cần Yến Quốc ra quân ở phía bắc, sĩ khí của Khánh Quốc chắc chắn suy yếu, không chịu nổi một đòn. Còn Yến Quốc chắc chắn có thể chiếm được phần lớn lãnh địa Khánh Quốc.
Từ khi Đại Yến lập quốc tới nay, quân Tây Bắc không ngày nào không nghĩ đến chuyện chỉ huy quân đội Bắc thượng, phá tan Khánh Quốc. Chẳng qua lúc trước, thực lực của Khánh Quốc quả thật có phần vượt xa Yến Quốc. Yến Quốc chỉ có thể áp dụng sách lược phòng thủ. Đến khi thực lực của Khánh Quốc ngày một suy yếu, nhưng nhờ có vị tuyệt thế danh tướng Thương Chung Ly chống lưng, nên Yến Quốc vẫn như trước không thể tấn công được. Hiện giờ Khánh Quốc đang phải đương đầu với cường địch, có thể nói đây là cơ hội chưa từng có của Đại Yến từ xưa đến nay. Chính vì thế, quân Tây Bắc từ tướng đến sĩ đều tỏ ý muốn khiêu chiến ra mặt.
Mặc giáp ra trận, đại trượng phu nào ngại da ngựa bọc thây!
Ý tứ của các tướng lĩnh, Hàn Mạc đều hiểu cả. Làm sao hắn không nghĩ đến chuyện kiến công lập nghiệp trên sa trường, như vậy hắn cũng có thể chân chính trở thành đại soái quân Tây Bắc. Nhưng Hàn Mạc càng hiểu rõ hơn, một khi trận tuyến còn chưa ổn định, hắn tuyệt đối không thể hành động thiếu suy nghĩ.
Không có quân Tây Bắc của Tiêu Hoài Ngọc, kết cục còn chưa thể xác định rõ ràng được. Nếu như Hàn Mạc không thể nắm giữ hoàn toàn quân Tây Bắc trong tay, thì tai hoạ ngầm sớm muộn cũng sẽ xảy ra.
Cho nên khi bão táp phương bắc bắt đầu nổi lên, Hàn Mạc vẫn hết sức điềm tĩnh, căn cứ theo phán đoán bản thân, từng bước từng bước hành động.