Chàng toan len lén lảng ra xa, bỗng nghe hai người rảo bước đi tới.
Một người nói:
– Ông bạn từ bên này xục tới, tại hạ qua bên kia tìm lại, chúng ta đi thành vòng tròn rồi quanh về đây.
Người kia đáp:
– Phải rồi! Chỗ này vết chân hỗn độn, không chừng tiểu ác tăng còn ẩn ở quanh đây.
Người nói trước vừa cười vừa hạ thấp giọng xuống:
– Này lão Tống! Thủy cô nương đẹp như hoa tươi, tên tiểu ác tăng trong vòng nửa năm nay được hưởng diễm phúc không phải là nhỏ.
Người kia cười ha hả đáp:
– Đúng thế! Chẳng trách họ Uông cam tâm tình nguyện để đầu mọc sừng.
Hai người vừa nói vừa cười rồi chia ngã đi lùng Địch Vân.
Hai người đó dĩ nhiên không biết Uông Khiếu Phong và Thủy Sanh còn ở lại trong động chưa bỏ đi, mới nói những điều thô tục này chẳng úy kỵ gì. Ngờ đâu những câu đó lọt vào tai Uông Khiêu Phong và Thủy Sanh.
Địch Vân ngồi gần sơn động dĩ nhiên cũng nghe rõ, rất lấy làm khó chịu cho Thủy Sanh và Uông Khiếu Phong, chàng tự hỏi:
– Hoa Thiết Cán thật là độc ác, lão bịa những chuyện vô sỉ để bội nhọ Thủy cô nương thì lão được lợi gì?
Chàng ngửng đầu nhìn vào trong động thấy Thủy Sanh lùi lại hai bước, sắc mặt lợt lạt người run bần bật, nàng khẽ la:
– Biểu ca! Biểu ca đừng nghe những lời nói nhăng nói càn của họ.
Uông Khiếu Phong không đáp, da mặt gã co lại duỗi ra, hiển nhiên mấy câu nói của hai người vừa rồi khác nào rắn độc cắn vào trái tim gã.
Nửa năm nay Uông Khiếu Phong chờ đợi ở bên ngoài tuyết cốc, đêm cũng như ngày gã nghĩ thầm:
– Biểu muội lọt vào tay hai tên dâm tăng thì khi nào còn giữ được thanh bạch? Ta chỉ cầu nàng không tổn hại gì đến tính mạng là tạ Ơn trời phật rồi.
Nhưng lòng người khổ ở chỗ bất tri túc, trước kia gã nghĩ vậy nhưng bây giờ thấy mặt Thủy Sanh lại mong nàng giữ tuyết sạch giá trong. Vừa nghe hai người kia nói vậy, gã than thầm:
– Bạn hữu giang hồ đều biết vụ này, Uông Khiếu Phong đường đường một đấng trượng phu, há để người đời xỉ tiếu?
Nhưng nhìn thấy nét mặt đau khổ của Thủy Sanh, lòng gã lại nhũn ra, gã thở dài lắc đầu nói:
– Biểu muội! Chúng ta đi thôi.
Thủy Sanh hỏi:
– Biểu ca có tin lời họ không?
Uông Khiếu Phong đáp:
– Những câu chuyện rỗi mồm của người ngoài, mình hỏi đến làm gì?
Thủy Sanh cắn răng hỏi:
– Sao? Biểu ca tin lời họ ư?
Uông Khiếu Phong thẫn thờ hồi lâu mới đáp:
– Được rồi! Ta không tin lời họ là xong.
Thủy Sanh nói:
– Nhưng trong lòng đại ca yên trí những lời ô ngôn uế ngữ ngậm máu phun người của họ đều đúng sự thực.
Nàng dừng lại một chút rồi tiếp:
– Từ này biểu ca bất tất nhìn mặt tiểu muội nữa, tiểu muội chịu chết trong hang núi tuyết này là xong.
Uông Khiếu Phong hững hờ đáp:
– Bất tất phải như vậy!
Thủy Sanh trong lòng đau khổ, giọt châu tầm tã như mưa, nàng chỉ mong mau rời khỏi hang núi, cách xa bọn người đông đảo này, chạy đến một nơi không ai biết mình vĩnh viễn khỏi phải nhìn mặt lũ vô sĩ. Nàng liền cất bước ra ngoài.
Khi tới cửa, Thủy Sanh không nhịn được quay lại nhìn sơn động một lần.
Nửa năm nay, ngày đêm nàng an thân trong góc động, tuy nó chẳng có một thứ dụng cụ gì, nhưng nàng tính ưa sạch sẽ, lại thủ nghệ tinh xảo đã lấy da cây chế tạo đồ vật và kết thành chiếu nằm, ghế ngồi. Lúc này phải từ giã nơi đây, nàng đối với những sự vật bầu bạn nửa năm trời không khỏi sinh lòng quyến luyến.
Nàng lại ngó thấy tâm áo lông chim mà nàng đã chế tạo cho Địch Vân, bất giác động tâm tự nhủ:
– Bọn người kia mồm năm miệng mười kêu y bằng dâm tăng mà người nào cũng làm khó dễ y. Nếu chúng tìm thấy thì một mình y địch sao nổi? Vụ này biết tính thế nào đây?
Nàng dứng bước xoay mình cầm tấm áo lông lên, trong dạ bàng hoàng xao xuyến.
Uông Khiếu Phong ngó thấy tấm áo lông bỏ ở bên chiếu nằm của Thủy Sanh mà lại là tấm áo vừa rộng vừa dài, có vẻ để đàn ông mặc. Trong lòng rất đổi hoài nghi, gã hỏi:
– Áo gì thế này?
Thủy Sanh đáp:
– Tiểu muội chế ra đó.
Uông Khiếu Phong cất tiếng lạnh như băng hỏi:
– Áo của biểu muội ư?
Thủy Sanh toan đáp:
– Không phải của tiểu muội.
Nhưng nàng nhận ra nói vậy không ổn, ngần ngừ không đáp.
Uông Khiếu Phong lại hoi:
– Có phải áo đàn ông không?
Thanh âm gã lại đầy vẻ chua chát.
Thủy Sanh gật đầu.
Uông Khiếu Phong lại hỏi:
– Biểu muội may áo cho hắn ư?
Thủy Sanh lại gật đầu.
Uông Khiếu Phong cầm lấy tấm áo lông coi kỹ một lúc rồi nói:
– Chế tạo tấm áo này hay quá!
Thủy Sanh đáp:
– Biểu ca! Biểu ca đừng nghĩ ngợi hồ đồ là y cùng tiểu muội...
Nàng thấy khóe mắt của Uông Khiếu Phong lộ ra những tia khác lạ, nên khói nói nữa.
Uông Khiếu Phong cầm tấm áo lông liệng xuống chiếu nằm của nàng nói:
– Hừ! Áo của gã mà lại để... trên giường của biểu muội...
Thủy Sanh lòng lạnh như băng tuyết, nàng cảm thấy người biểu ca trước nay vẫn ôn nhu đại lượng, đột nhiên biến thành con người thô tục đáng chán, nàng không muốn giải thích nhiều, nhủ thầm trong bụng:
– Y đã ngờ vực ta để ta chịu nổi oan khuất, thì ta cũng chẳng cần y lượng giải làm gì.
Địch Vân ngồi trong bụi cỏ ngoài động thấy Thủy Sanh mắc tiếng oan, mặt nàng rất đổi thê lương, chàng rất lấy làm khó chịu nghĩ thầm:
– Địch Vân này từng chịu oan khuất đã nhiều thì chẳng có gì đáng kể, nhưng Thủy cô nương là một thiếu nữ băng thanh ngọc khiết sao lại để nàng chịu nổi oan khiên khôn bề giải tỏ?
Chàng nghĩ tới đây, bất giác nổi lòng nghĩa phẫn, tuy chàng biết ngoài động có đến mấy chục hào kiệt Trung Nguyên đang xục tìm chàng giết đi mới cam lòng, nhưng chàng không thể suy tính gì được nữa, chàng đứng phắt dậy tiến vào sơn động nói:
– Uông Khiếu Phong! Thiếu hiệp có ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Uông Khiếu Phong và Thủy Sanh thấy Địch Vân đột nhiên sấn vào động đều giật mình kinh hãi.
Hiện nay tóc chàng đã mọc dài không giống bộ dạng một tiểu hòa thượng trọc đầu nữa.
Uông Khiếu Phong định thần nhìn lại mới nhận ra Địch Vân, gã rút trường kiếm khỏi vỏ đánh “Soạt” một tiếng, tay trái đẩy Thủy Sanh lui ra hai bước, gã đặt thanh kiếm nằm ngang trước ngực để trấn tĩnh tinh thần.
Địch Vân lại nói:
– Tại hạ không phải đến đấy để động thủ với Uông thiếu hiệp, tại hạ chỉ muốn nói Thủy cô nương là người băng thanh ngọc khiết. Thiếu hiệp lấy được cô làm vợ là phước khí tày đình, đừng nghĩ vớ vẩn nữa.
Thủy Sanh không ngờ Địch Vân lại nhảy ra lúc này chẳng sợ nguy hiểm để chứng minh sự thanh bạch cho nàng, lòng nàng vô cùng cảm kích, nhưng lại rất đỗi lo âu. Nàng vội giục:
– Địch... Địch huynh chạy mau đi, rất nhiều người đang xục tìm Địch huynh để hạ sát, chỗ này nguy hiểm vô cùng!
Địch Vân đáp:
– Tại hạ biết rồi, nhưng tại hạ chẳng thể không nói rõ ho Uông thiếu hiệp hay, để cô phải chịu oan uổng, Uông thiếu hiệp! Thủy cô nương là người rất xứng đáng, thiếu hiệp... thiếu hiệp không nên nghi oan cho cô ta.
Chàng vốn là người ăn nói vụng về, ngay chuyện tầm thường muốn giải thích cho rõ còn khó khăn, huống chi việc vi diệu này, chàng nói đến bảy, tám câu cũng không tiêu giải được mối nghi ngờ trong lòng Uông Khiếu Phong.
Thủy Sanh lại giục:
– Địch huynh... chạy mau đi! Đa tạ lòn tốt của Địch huynh, kiếp sau tiểu muội xin báo đáp, chạy mau đi! chạy mau đi! Người ta sắp giết Địch huynh đó...
Uông Khiếu Phong nghe giọng Thủy Sanh tỏ ra rất quan hoài đến Địch Vân, lòng ghen tức nổi lên, gã quát lớn:
– Coi kiếm đây!
Gã phóng kiếm đâm Địch Vân đánh véo một tiếng.
Chiêu kiếm này tuy lợi hại, nhưng hiện nay thân thủ Địch Vân nào phải hạng tầm thường, chàng lại kiêm tu Thần Chiếu Công và Huyết Đao Pháp cùng những môn sở trường về võ học tuyệt đỉnh của phe chính tà, ngay Đinh Điển và Huyết Đao Lão Tổ phục sinh vị chi đã địch nổi chàng, chiêu kiếm của Uông Khiếu Phong phóng tới, chàng chỉ khẽ nghiêng mình là tránh khỏi.
Địch Vân nhắc lại:
– Tại hạ không muốn động thủ mà chỉ bảo thiếu hiệp lấy được Thủy cô nương là hay lắm, đừng nghi gì cổ nữa... cổ là một vị cô nương tốt.
Lúc chàng đang nói, Uông Khiếu Phong bên tả phóng hai kiếm, bên hữu ba kiếm, liên tiếp đâm luôn năm nhát.
Địch Vân vẫn thản nhiên như không có chuyện gì, chàng rất lấy làm kỳ tự hỏi:
– Bản lãnh gã này trước kia rất cao minh, mới nửa năm chưa gặp mặt mà sao kiếm pháp bữa nay lại vụng về đến thế?
Chàng có biết đâu chẳng phải là kiếm pháp của Uông Khiếu Phong thoái bộ, mà võ công chàng tiến quá mau, bản lãnh Uông Khiếu Phong bất quá chỉ vào hạng nhì hạng ba trong võ lâm, còn chàng đã kiêm thông những môn sở trường của hai phe chánh tà, ngoại trừ kinh nghiệm lâm địch chàng chưa lịch duyệt, chiêu thức luyện tập chưa thuần thục, còn về võ học chàng đã trở thành một nhân vật tuyệt đỉnh hạng nhất trong võ lâm.
Uông Khiếu Phong đâm chàng mãi không trúng, chiêu kiếm nào cũng bị né tránh một cách dễ dàng, gã càng phẫn nộ, càng ra chiêu mau lẹ.
Địch Vân nhấn mạnh:
– Uông thiếu hiệp! Thiếu hiệp ưng thuận hết lòng ngờ vực về sự thanh bạch của Thủy cô nương là tại hạ lập tức đi ngay, bạn bè của thiếu hiệp đều muốn giết tại hạ, tại hạ không thể chần chờ được nữa.
Chàng vừa nói vừa né tránh, hoàn toàn không coi kiếm chiêu của Uông Khiếu Phong vào đâu.
Kiếm pháp của Uông Khiếu Phong càng đánh càng lẹ, khinh công của Địch Vân chưa đến trình độ xuất thần nhập hóa mà cứ né tránh hoài thì có thể xảy ra ứng phó không kịp. Chàng liền bật đầu ngón tay một cái.
Keng! Một tiếng vang lên, ngón tay giữa bật trúng lưỡi kiếm.
Uông Khiếu Phong thấy hổ khẩu đau nhói, tay cầm không chắc trường kiếm tuột mất rớt xuống đất, gã vội cúi xuống lượm.
Địch Vân tay đập vào vai gã, phát chưởng này chàng chưa vận dụng đại lực mà Uông Khiếu Phong đã không chống nổi, người gã lộn đi mấy vòng rồi đập vào vách động đánh “Binh” một tiếng.
Thủy Sanh vốn lòng dạ thiện lương, huống chi nàng đã giao hảo với biểu ca từ thủa nhỏ, thấy gã bị té thảm, vội chạy lại nâng đỡ.
Địch Vân ngơ ngác đứng ngẩn người, chàng không ngờ mình mới khẽ đẩy một cái đã làm cho Uông Khiếu Phong té nhào, chàng chỉ muốn cản trở không cho gã lượm kiếm đánh mình nữa, dè đâu chưởng lực của chàng đụng vào Uông Kiều Phong chẳng khác người lớn hất ngã đứa con nít.
Chàng liền tiến lại một bước nói:
– Xin lỗi thiếu hiệp, chẳng phải tại hạ có ý như vậy.
Thủy Sanh dắt tay Uông Khiếu Phong miệng hỏi:
– Biểu ca! Biểu ca có sao không?
Uông Khiếu Phong vừa ghen vừa tức không nhẫn nại được gã lại nhận định Thủy Sanh thiên về Địch Vân, hai người liên thủ đánh ngã gã rồi chế diễu gã, gã vung tay trái đánh Thủy Sanh một cái bạt tai thật mạnh, miệng lớn tiếng quát:
– Cút đi!
Thủy Sanh giật mình kinh hãi, nàng không ngờ biểu ca lại ra tay đánh mình, đưa tay lên sờ má đứng ngẩn người ra.
Địch Vân tức giận hỏi:
– Người ta tử tế với ngươi, sao ngươi còn đánh đập?
Bỗng nghe ngoài sơn động có tiếng bước chân lạo xạo, mấy người la lên:
– Trong động có tiếng gây lộn, chúng ta mau vào coi. Phải chăng tiểu ác tăng ẩn trong đó?
Thủy Sanh lại giục Địch Vân:
– Địch huynh chạy mau đi! Chạy mau đi! Tiểu muội... tiểu muội... đa tạ hảo ý của Địch huynh.
Địch Vân nhìn Uông Khiếu Phong, lại ngó Thủy Sanh nói:
– Được rồi! Tại hạ đi đây!
Chàng trở gót đi về phía cửa động.
Uông Khiếu Phong đột nhiên lớn tiếng la:
– Tiểu dâm tăng ở trong này! Tiểu dâm tăng ở trong này! Mau bít cửa động lại, đừng để gã chạy thoát.
Thủy Sanh vội hỏi:
– Biểu ca! Biểu ca làm thế chẳng là hại người ư?
Uông Khiếu Phong càng hô lớn:
– Mau bít cửa động lại! Mau bít cửa động lại!
Bảy, tám hán tử ở ngoài động nghe Uông Khiếu Phong hô hoán liền chạy đến đứng chắn cửa động không để Địch Vân chạy thoát.
Địch Vân bước lẹ tới, một người quát:
– Chạy đâu cho thoát?
Hắn vung đao chém xuống đầu chàng.
Địch Vân đưa tay ra đẩy trước ngực đối phương, người kia lập tức bị hất ngửa về phía sau, đụng vào người bên cạnh, thế là cả ba bốn tên cùng té nhào.
Bọn chúng quát tháo chửi bới om xòm, Địch Vân rảo bước ra khỏi cửa động.
Quần hào nghe tiếng huyên náo từ bốn mặt tám phương đổ đến thì Địch Vân đã chạy ra xa rồi.
Bảy, tám tay cao thủ hối hả rượt theo, Địch Vân không muốn đánh nhau với họ, liền ẩn vào trong bụi cỏ rậm. Bóng đêm tối mò không ai tìm thấy chàng.
Quần hào cho là Địch Vân chạy trốn ra ngoài hang núi liền lật đật rượt theo.
Địch Vân thấy Uông Khiếu Phong và Thủy Sanh đi sau cùng, hai người mỗi lúc một xa, nhưng lại theo ngã khác tiến bước. Bóng hai người chỉ trong chớp mắt đã biến vào trong bóng đêm.
Trong tuyết cốc lúc trước nhốn nhau một hồi, bây giờ trở yên lặng như tờ.
Quần hào Trung Nguyên đi rồi, Hoa Thiết Cán đi rồi, Thủy Sanh đi rồi. Chỉ còn lại một mình Địch Vân, chàng ngẩng đầu lên nhìn thì cả những con chim ưng đêm tối thường bay quyện trên không, nay cũng không thấy chúng đâu.
Thật là tịch mịch! Thật là hiu quạnh!
Địch Vân lưu lại trong tuyết cốc nữa tháng để luyện cho thật thuần thục đao pháp và nội công trong Huyết Đao Kinh, không thể nào quên được nữa, chàng đem Huyết Đao Kinh đốt thành than tản lên trên một Huyết Đao Lão Tổ.
Địch Vân tự nhủ:
– Ta cũng đi thôi! Hừ! Tấm áo lông này chẳng đem theo làm gì, bao giờ xong việc, ta sẽ trở lại tuyết cốc không ai lần tới này, ẩn cư cho mãn đời, người thế gian lòng dạ thâm hiểm ta không thể đối phó được.
Thế rồi chàng ra khỏi hang núi nhằm hướng đông mà tiến.
Việc đầu tiên của chàng là trở về tòa nhà cũ của sư phụ Thích Trường Phát ở Ma Khê Phố, chàng muốn biết tình hình của sư phụ thế nao?
Địch Vân được sư phụ nuôi dưỡng từ thủa nhỏ cho đến khi khôn lớn và lão là người thân nhân duy nhất của chàng trên cõi đời này. Tuy tâm tình chàng hiện nay đối với sư phụ khách hồi còn nhỏ, nhưng chàng cũng muốn coi cho biết rõ ngọn ngành.
Từ biên giới Tây Tạng đi tới Tương Tây phải vượt qua Tứ Xuyên, Địch Vân nghĩ tới chuyện nếu gặp quần hào Trung Nguyên tất không tránh khỏi một trường tranh đấu, giữa chàng và bọn họ vốn chẳng có thù oán gì, đầu mối mọi việc hoàn toàn do cái đầu trọc gây ra rồi đi tới sự hiểu lầm, chàng tự nhủ:
– Hà tất ta cùng họ chiến đấu một cách vô vị? Huống chi đối phương người nhiều, mà ta ở vào thế kém.
Chàng liền thay đổi cách ăn mặc, lại lấy nhọ nồi và cục than bôi mặt cho đen đi, hóa trang làm một tên khất cái dơ dáy.
Dọc đường tiến về phía Đông, thỉnh thoảng Địch Vân chạm trán nhân vật giang hồ, nhưng chẳng ai nhận ra chân tướng chàng.
Địch Vân đi liền hơn hai chục ngày mới về tới chốn cũ ở Ma Khê Phố.
Hồi này đang thời kỳ khí trời nóng nảy, nhưng ở nơi điền dã cũng được mát mẻ, Địch Vân gần tới ngôi nhà cũ trong lòng rất xúc động, mặt chàng nóng bừng, trái tim bắt đầu đập nhộn lên.
Địch Vân đi trên con đường sơn lộ quen thuộc hồi nhỏ tuổi thẳng đến trước cửa, chàng dương mắt nhìn vào bất giác giật mình kinh hãi, cơ hồ không tin ở thị tuyến của mình.
Nguyên ba gian nhà nhỏ cạnh gốc liễu bên lạch nước đã thành một tòa nhà lớn tường trắng ngói đen, tòa nhà này rộng lớn ít ra là gấp ba lần cái nhà nhỏ ngày trước. Chàng liếc mắt nhìn vào nhận thấy không có vẻ gì tinh xảo, lại ra chiều dựng lên một cách vội vã, mặc dầu khí thế rất hùng vĩ.
Địch Vân vừa kinh ngạc vừa mừng thầm, chàng nhìn kỹ lại cảnh vật xung quanh thì đúng là chỗ ở của sư phụ ngày trước, bất giác miệng lẩm bẩm:
– Sư phụ ta đã phát tài trở về quê quán, nếu vậy càng hay!
Chàng lớn tiếng hô:
– Sư phụ!
Nhưng chỉ hô một tiếng rồi dừng lại, nghĩ thầm:
– Ta ăn mặc như tên tiểu khiếu hóa mà sư phụ ngó thấy e rằng lão nhân gia không được vui lòng, để ta coi động tĩnh rồi sẽ tính.
Chàng còn đang ngấm nghía thì thấy một người ở trong nhà lớn đi ra, người này nghếch mắt dòm ngó Địch Vân lộ vẻ khinh khi hỏi:
– Ngươi làm gì vậy?
Địch Vân thấy hắn đội mũ lệch, đầy mình cát bụi, không cân xứng với tòa nhà đồ sộ, bộ tịch hắn có vẻ là người làm ăn, thợ thuyền, chàng cất tiếng hỏi lại:
– Xin hỏi chú một câu:
Thích sư phụ có ở nhà không?
Người kia hắng đặng đáp:
– Ở đây chẳng có Thất sư phụ, Bát sư phụ nào hết.
Địch Vân sửng sốt hỏi:
– Có phải chủ nhân ở đây họ Thích không?
Người kia hỏi lại:
– Ngươi hỏi câu đó làm gì? ngươi đi ăn xin chứ có phải đi kết bạn đâu?
Không có, không có họ Thất họ Bát nào cả. Tiểu khiếu hóa! Ngươi đi đi! Cút đi cho lẹ.
Địch Vân tưởng nhớ sư phụ đã lặn lội đường xa ngàn dặm về tới đây, khi nào nghe hắn nói một câu mà chịu bỏ đi, chàng liền nói:
– Tiểu nhân không phải xin cơm chỉ muốn hỏi thăm một điều, ngày trước có một vị họ Thích ở đây, không hiểu hiện giờ lão nhân gia còn ở trong nhà này nữa không?
Người kia cười lạt đáp:
– Thằng nhỏ này mới thật là kỳ! Ta đã bảo chủ nhân không phải họ Thích, cũng không phải họ Thất, họ Bát, họ Cửu, họ Thập gì hết, mời ông nội đi cho.
Hai người đang đối đáp thì lại một người nữa ở trong nhà đi ra, người này đầu đội mũ hình trái dưa, quần áo diêm dúa, ra vẻ một tên quản gia cho một tài chủ, y hỏi:
– Lão Bình! chuyện gì mà lớn tiếng? Lại gây lộn với ai rồi?
Người kêu bằng lão Bình cười đáp:
– Cao gia coi đó, tên tiểu khiếu hóa này rắc rối không? Gã xin ăn thì cứ việc xin ăn, lại còn hỏi thăm chủ nhân chúng ta họ gì?
Quản gia nghe nói hơi biến sắc, y ngắm nhìn Địch Vân một lúc rồi hỏi:
– Ngươi hỏi danh tánh của chủ nhân chúng ta làm gì?
Nếu vào lúc năm, sáu năm về trước thì Địch Vân đã nói huỵch toẹt ra rồi, nhưng hiện nay chàng đã có phần lịch duyệt, biết rõ lòng người hiểm ác, chàng thấy khóe mắt quản gia lộ vẻ nghi kỵ, liền động tâm nghĩ thầm:
– Ta không nên nói thật vội, để thủng thẳng dò la rồi sẽ liệu, không chừng trong vụ này có điều chi cổ quái.
Chàng liền đáp:
– Tiểu nhân hỏi thăm họ của chủ nhân là để hô lão nhân gia bố thí cho ít cơm ăn, phải chăng các ha..... là chủ nhân lão gia?
Chàng cố ý làm bộ ngu ngốc, ngẩn ngơ để đối phương khỏi sinh lòng nghi hoặc.
Quản gia cười khanh khách, lão thấy tên tiểu khiếu hóa này tuy ngớ ngẩn, nhưng ngộ nhận y là chủ nhân lão gia, trong lòng cũng lấy làm thích thú, liền cười đáp:
– Ta không phải là chủ nhân lão gia, này tiểu tử! Sao ngươi lại tưởng ta là lão gia?
Địch Vân ấp úng đáp:
– Coi tướng các ha..... rất bệ vê..... rất oai phong... ra vẻ một tài chủ.
Cao quản gia thích chí cười nói:
– Gã ngốc kia! Nếu sau này ta làm tài chủ, ngươi sẽ có phận nhờ.
Một người nói:
– Ông bạn từ bên này xục tới, tại hạ qua bên kia tìm lại, chúng ta đi thành vòng tròn rồi quanh về đây.
Người kia đáp:
– Phải rồi! Chỗ này vết chân hỗn độn, không chừng tiểu ác tăng còn ẩn ở quanh đây.
Người nói trước vừa cười vừa hạ thấp giọng xuống:
– Này lão Tống! Thủy cô nương đẹp như hoa tươi, tên tiểu ác tăng trong vòng nửa năm nay được hưởng diễm phúc không phải là nhỏ.
Người kia cười ha hả đáp:
– Đúng thế! Chẳng trách họ Uông cam tâm tình nguyện để đầu mọc sừng.
Hai người vừa nói vừa cười rồi chia ngã đi lùng Địch Vân.
Hai người đó dĩ nhiên không biết Uông Khiếu Phong và Thủy Sanh còn ở lại trong động chưa bỏ đi, mới nói những điều thô tục này chẳng úy kỵ gì. Ngờ đâu những câu đó lọt vào tai Uông Khiêu Phong và Thủy Sanh.
Địch Vân ngồi gần sơn động dĩ nhiên cũng nghe rõ, rất lấy làm khó chịu cho Thủy Sanh và Uông Khiếu Phong, chàng tự hỏi:
– Hoa Thiết Cán thật là độc ác, lão bịa những chuyện vô sỉ để bội nhọ Thủy cô nương thì lão được lợi gì?
Chàng ngửng đầu nhìn vào trong động thấy Thủy Sanh lùi lại hai bước, sắc mặt lợt lạt người run bần bật, nàng khẽ la:
– Biểu ca! Biểu ca đừng nghe những lời nói nhăng nói càn của họ.
Uông Khiếu Phong không đáp, da mặt gã co lại duỗi ra, hiển nhiên mấy câu nói của hai người vừa rồi khác nào rắn độc cắn vào trái tim gã.
Nửa năm nay Uông Khiếu Phong chờ đợi ở bên ngoài tuyết cốc, đêm cũng như ngày gã nghĩ thầm:
– Biểu muội lọt vào tay hai tên dâm tăng thì khi nào còn giữ được thanh bạch? Ta chỉ cầu nàng không tổn hại gì đến tính mạng là tạ Ơn trời phật rồi.
Nhưng lòng người khổ ở chỗ bất tri túc, trước kia gã nghĩ vậy nhưng bây giờ thấy mặt Thủy Sanh lại mong nàng giữ tuyết sạch giá trong. Vừa nghe hai người kia nói vậy, gã than thầm:
– Bạn hữu giang hồ đều biết vụ này, Uông Khiếu Phong đường đường một đấng trượng phu, há để người đời xỉ tiếu?
Nhưng nhìn thấy nét mặt đau khổ của Thủy Sanh, lòng gã lại nhũn ra, gã thở dài lắc đầu nói:
– Biểu muội! Chúng ta đi thôi.
Thủy Sanh hỏi:
– Biểu ca có tin lời họ không?
Uông Khiếu Phong đáp:
– Những câu chuyện rỗi mồm của người ngoài, mình hỏi đến làm gì?
Thủy Sanh cắn răng hỏi:
– Sao? Biểu ca tin lời họ ư?
Uông Khiếu Phong thẫn thờ hồi lâu mới đáp:
– Được rồi! Ta không tin lời họ là xong.
Thủy Sanh nói:
– Nhưng trong lòng đại ca yên trí những lời ô ngôn uế ngữ ngậm máu phun người của họ đều đúng sự thực.
Nàng dừng lại một chút rồi tiếp:
– Từ này biểu ca bất tất nhìn mặt tiểu muội nữa, tiểu muội chịu chết trong hang núi tuyết này là xong.
Uông Khiếu Phong hững hờ đáp:
– Bất tất phải như vậy!
Thủy Sanh trong lòng đau khổ, giọt châu tầm tã như mưa, nàng chỉ mong mau rời khỏi hang núi, cách xa bọn người đông đảo này, chạy đến một nơi không ai biết mình vĩnh viễn khỏi phải nhìn mặt lũ vô sĩ. Nàng liền cất bước ra ngoài.
Khi tới cửa, Thủy Sanh không nhịn được quay lại nhìn sơn động một lần.
Nửa năm nay, ngày đêm nàng an thân trong góc động, tuy nó chẳng có một thứ dụng cụ gì, nhưng nàng tính ưa sạch sẽ, lại thủ nghệ tinh xảo đã lấy da cây chế tạo đồ vật và kết thành chiếu nằm, ghế ngồi. Lúc này phải từ giã nơi đây, nàng đối với những sự vật bầu bạn nửa năm trời không khỏi sinh lòng quyến luyến.
Nàng lại ngó thấy tâm áo lông chim mà nàng đã chế tạo cho Địch Vân, bất giác động tâm tự nhủ:
– Bọn người kia mồm năm miệng mười kêu y bằng dâm tăng mà người nào cũng làm khó dễ y. Nếu chúng tìm thấy thì một mình y địch sao nổi? Vụ này biết tính thế nào đây?
Nàng dứng bước xoay mình cầm tấm áo lông lên, trong dạ bàng hoàng xao xuyến.
Uông Khiếu Phong ngó thấy tấm áo lông bỏ ở bên chiếu nằm của Thủy Sanh mà lại là tấm áo vừa rộng vừa dài, có vẻ để đàn ông mặc. Trong lòng rất đổi hoài nghi, gã hỏi:
– Áo gì thế này?
Thủy Sanh đáp:
– Tiểu muội chế ra đó.
Uông Khiếu Phong cất tiếng lạnh như băng hỏi:
– Áo của biểu muội ư?
Thủy Sanh toan đáp:
– Không phải của tiểu muội.
Nhưng nàng nhận ra nói vậy không ổn, ngần ngừ không đáp.
Uông Khiếu Phong lại hoi:
– Có phải áo đàn ông không?
Thanh âm gã lại đầy vẻ chua chát.
Thủy Sanh gật đầu.
Uông Khiếu Phong lại hỏi:
– Biểu muội may áo cho hắn ư?
Thủy Sanh lại gật đầu.
Uông Khiếu Phong cầm lấy tấm áo lông coi kỹ một lúc rồi nói:
– Chế tạo tấm áo này hay quá!
Thủy Sanh đáp:
– Biểu ca! Biểu ca đừng nghĩ ngợi hồ đồ là y cùng tiểu muội...
Nàng thấy khóe mắt của Uông Khiếu Phong lộ ra những tia khác lạ, nên khói nói nữa.
Uông Khiếu Phong cầm tấm áo lông liệng xuống chiếu nằm của nàng nói:
– Hừ! Áo của gã mà lại để... trên giường của biểu muội...
Thủy Sanh lòng lạnh như băng tuyết, nàng cảm thấy người biểu ca trước nay vẫn ôn nhu đại lượng, đột nhiên biến thành con người thô tục đáng chán, nàng không muốn giải thích nhiều, nhủ thầm trong bụng:
– Y đã ngờ vực ta để ta chịu nổi oan khuất, thì ta cũng chẳng cần y lượng giải làm gì.
Địch Vân ngồi trong bụi cỏ ngoài động thấy Thủy Sanh mắc tiếng oan, mặt nàng rất đổi thê lương, chàng rất lấy làm khó chịu nghĩ thầm:
– Địch Vân này từng chịu oan khuất đã nhiều thì chẳng có gì đáng kể, nhưng Thủy cô nương là một thiếu nữ băng thanh ngọc khiết sao lại để nàng chịu nổi oan khiên khôn bề giải tỏ?
Chàng nghĩ tới đây, bất giác nổi lòng nghĩa phẫn, tuy chàng biết ngoài động có đến mấy chục hào kiệt Trung Nguyên đang xục tìm chàng giết đi mới cam lòng, nhưng chàng không thể suy tính gì được nữa, chàng đứng phắt dậy tiến vào sơn động nói:
– Uông Khiếu Phong! Thiếu hiệp có ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Uông Khiếu Phong và Thủy Sanh thấy Địch Vân đột nhiên sấn vào động đều giật mình kinh hãi.
Hiện nay tóc chàng đã mọc dài không giống bộ dạng một tiểu hòa thượng trọc đầu nữa.
Uông Khiếu Phong định thần nhìn lại mới nhận ra Địch Vân, gã rút trường kiếm khỏi vỏ đánh “Soạt” một tiếng, tay trái đẩy Thủy Sanh lui ra hai bước, gã đặt thanh kiếm nằm ngang trước ngực để trấn tĩnh tinh thần.
Địch Vân lại nói:
– Tại hạ không phải đến đấy để động thủ với Uông thiếu hiệp, tại hạ chỉ muốn nói Thủy cô nương là người băng thanh ngọc khiết. Thiếu hiệp lấy được cô làm vợ là phước khí tày đình, đừng nghĩ vớ vẩn nữa.
Thủy Sanh không ngờ Địch Vân lại nhảy ra lúc này chẳng sợ nguy hiểm để chứng minh sự thanh bạch cho nàng, lòng nàng vô cùng cảm kích, nhưng lại rất đỗi lo âu. Nàng vội giục:
– Địch... Địch huynh chạy mau đi, rất nhiều người đang xục tìm Địch huynh để hạ sát, chỗ này nguy hiểm vô cùng!
Địch Vân đáp:
– Tại hạ biết rồi, nhưng tại hạ chẳng thể không nói rõ ho Uông thiếu hiệp hay, để cô phải chịu oan uổng, Uông thiếu hiệp! Thủy cô nương là người rất xứng đáng, thiếu hiệp... thiếu hiệp không nên nghi oan cho cô ta.
Chàng vốn là người ăn nói vụng về, ngay chuyện tầm thường muốn giải thích cho rõ còn khó khăn, huống chi việc vi diệu này, chàng nói đến bảy, tám câu cũng không tiêu giải được mối nghi ngờ trong lòng Uông Khiếu Phong.
Thủy Sanh lại giục:
– Địch huynh... chạy mau đi! Đa tạ lòn tốt của Địch huynh, kiếp sau tiểu muội xin báo đáp, chạy mau đi! chạy mau đi! Người ta sắp giết Địch huynh đó...
Uông Khiếu Phong nghe giọng Thủy Sanh tỏ ra rất quan hoài đến Địch Vân, lòng ghen tức nổi lên, gã quát lớn:
– Coi kiếm đây!
Gã phóng kiếm đâm Địch Vân đánh véo một tiếng.
Chiêu kiếm này tuy lợi hại, nhưng hiện nay thân thủ Địch Vân nào phải hạng tầm thường, chàng lại kiêm tu Thần Chiếu Công và Huyết Đao Pháp cùng những môn sở trường về võ học tuyệt đỉnh của phe chính tà, ngay Đinh Điển và Huyết Đao Lão Tổ phục sinh vị chi đã địch nổi chàng, chiêu kiếm của Uông Khiếu Phong phóng tới, chàng chỉ khẽ nghiêng mình là tránh khỏi.
Địch Vân nhắc lại:
– Tại hạ không muốn động thủ mà chỉ bảo thiếu hiệp lấy được Thủy cô nương là hay lắm, đừng nghi gì cổ nữa... cổ là một vị cô nương tốt.
Lúc chàng đang nói, Uông Khiếu Phong bên tả phóng hai kiếm, bên hữu ba kiếm, liên tiếp đâm luôn năm nhát.
Địch Vân vẫn thản nhiên như không có chuyện gì, chàng rất lấy làm kỳ tự hỏi:
– Bản lãnh gã này trước kia rất cao minh, mới nửa năm chưa gặp mặt mà sao kiếm pháp bữa nay lại vụng về đến thế?
Chàng có biết đâu chẳng phải là kiếm pháp của Uông Khiếu Phong thoái bộ, mà võ công chàng tiến quá mau, bản lãnh Uông Khiếu Phong bất quá chỉ vào hạng nhì hạng ba trong võ lâm, còn chàng đã kiêm thông những môn sở trường của hai phe chánh tà, ngoại trừ kinh nghiệm lâm địch chàng chưa lịch duyệt, chiêu thức luyện tập chưa thuần thục, còn về võ học chàng đã trở thành một nhân vật tuyệt đỉnh hạng nhất trong võ lâm.
Uông Khiếu Phong đâm chàng mãi không trúng, chiêu kiếm nào cũng bị né tránh một cách dễ dàng, gã càng phẫn nộ, càng ra chiêu mau lẹ.
Địch Vân nhấn mạnh:
– Uông thiếu hiệp! Thiếu hiệp ưng thuận hết lòng ngờ vực về sự thanh bạch của Thủy cô nương là tại hạ lập tức đi ngay, bạn bè của thiếu hiệp đều muốn giết tại hạ, tại hạ không thể chần chờ được nữa.
Chàng vừa nói vừa né tránh, hoàn toàn không coi kiếm chiêu của Uông Khiếu Phong vào đâu.
Kiếm pháp của Uông Khiếu Phong càng đánh càng lẹ, khinh công của Địch Vân chưa đến trình độ xuất thần nhập hóa mà cứ né tránh hoài thì có thể xảy ra ứng phó không kịp. Chàng liền bật đầu ngón tay một cái.
Keng! Một tiếng vang lên, ngón tay giữa bật trúng lưỡi kiếm.
Uông Khiếu Phong thấy hổ khẩu đau nhói, tay cầm không chắc trường kiếm tuột mất rớt xuống đất, gã vội cúi xuống lượm.
Địch Vân tay đập vào vai gã, phát chưởng này chàng chưa vận dụng đại lực mà Uông Khiếu Phong đã không chống nổi, người gã lộn đi mấy vòng rồi đập vào vách động đánh “Binh” một tiếng.
Thủy Sanh vốn lòng dạ thiện lương, huống chi nàng đã giao hảo với biểu ca từ thủa nhỏ, thấy gã bị té thảm, vội chạy lại nâng đỡ.
Địch Vân ngơ ngác đứng ngẩn người, chàng không ngờ mình mới khẽ đẩy một cái đã làm cho Uông Khiếu Phong té nhào, chàng chỉ muốn cản trở không cho gã lượm kiếm đánh mình nữa, dè đâu chưởng lực của chàng đụng vào Uông Kiều Phong chẳng khác người lớn hất ngã đứa con nít.
Chàng liền tiến lại một bước nói:
– Xin lỗi thiếu hiệp, chẳng phải tại hạ có ý như vậy.
Thủy Sanh dắt tay Uông Khiếu Phong miệng hỏi:
– Biểu ca! Biểu ca có sao không?
Uông Khiếu Phong vừa ghen vừa tức không nhẫn nại được gã lại nhận định Thủy Sanh thiên về Địch Vân, hai người liên thủ đánh ngã gã rồi chế diễu gã, gã vung tay trái đánh Thủy Sanh một cái bạt tai thật mạnh, miệng lớn tiếng quát:
– Cút đi!
Thủy Sanh giật mình kinh hãi, nàng không ngờ biểu ca lại ra tay đánh mình, đưa tay lên sờ má đứng ngẩn người ra.
Địch Vân tức giận hỏi:
– Người ta tử tế với ngươi, sao ngươi còn đánh đập?
Bỗng nghe ngoài sơn động có tiếng bước chân lạo xạo, mấy người la lên:
– Trong động có tiếng gây lộn, chúng ta mau vào coi. Phải chăng tiểu ác tăng ẩn trong đó?
Thủy Sanh lại giục Địch Vân:
– Địch huynh chạy mau đi! Chạy mau đi! Tiểu muội... tiểu muội... đa tạ hảo ý của Địch huynh.
Địch Vân nhìn Uông Khiếu Phong, lại ngó Thủy Sanh nói:
– Được rồi! Tại hạ đi đây!
Chàng trở gót đi về phía cửa động.
Uông Khiếu Phong đột nhiên lớn tiếng la:
– Tiểu dâm tăng ở trong này! Tiểu dâm tăng ở trong này! Mau bít cửa động lại, đừng để gã chạy thoát.
Thủy Sanh vội hỏi:
– Biểu ca! Biểu ca làm thế chẳng là hại người ư?
Uông Khiếu Phong càng hô lớn:
– Mau bít cửa động lại! Mau bít cửa động lại!
Bảy, tám hán tử ở ngoài động nghe Uông Khiếu Phong hô hoán liền chạy đến đứng chắn cửa động không để Địch Vân chạy thoát.
Địch Vân bước lẹ tới, một người quát:
– Chạy đâu cho thoát?
Hắn vung đao chém xuống đầu chàng.
Địch Vân đưa tay ra đẩy trước ngực đối phương, người kia lập tức bị hất ngửa về phía sau, đụng vào người bên cạnh, thế là cả ba bốn tên cùng té nhào.
Bọn chúng quát tháo chửi bới om xòm, Địch Vân rảo bước ra khỏi cửa động.
Quần hào nghe tiếng huyên náo từ bốn mặt tám phương đổ đến thì Địch Vân đã chạy ra xa rồi.
Bảy, tám tay cao thủ hối hả rượt theo, Địch Vân không muốn đánh nhau với họ, liền ẩn vào trong bụi cỏ rậm. Bóng đêm tối mò không ai tìm thấy chàng.
Quần hào cho là Địch Vân chạy trốn ra ngoài hang núi liền lật đật rượt theo.
Địch Vân thấy Uông Khiếu Phong và Thủy Sanh đi sau cùng, hai người mỗi lúc một xa, nhưng lại theo ngã khác tiến bước. Bóng hai người chỉ trong chớp mắt đã biến vào trong bóng đêm.
Trong tuyết cốc lúc trước nhốn nhau một hồi, bây giờ trở yên lặng như tờ.
Quần hào Trung Nguyên đi rồi, Hoa Thiết Cán đi rồi, Thủy Sanh đi rồi. Chỉ còn lại một mình Địch Vân, chàng ngẩng đầu lên nhìn thì cả những con chim ưng đêm tối thường bay quyện trên không, nay cũng không thấy chúng đâu.
Thật là tịch mịch! Thật là hiu quạnh!
Địch Vân lưu lại trong tuyết cốc nữa tháng để luyện cho thật thuần thục đao pháp và nội công trong Huyết Đao Kinh, không thể nào quên được nữa, chàng đem Huyết Đao Kinh đốt thành than tản lên trên một Huyết Đao Lão Tổ.
Địch Vân tự nhủ:
– Ta cũng đi thôi! Hừ! Tấm áo lông này chẳng đem theo làm gì, bao giờ xong việc, ta sẽ trở lại tuyết cốc không ai lần tới này, ẩn cư cho mãn đời, người thế gian lòng dạ thâm hiểm ta không thể đối phó được.
Thế rồi chàng ra khỏi hang núi nhằm hướng đông mà tiến.
Việc đầu tiên của chàng là trở về tòa nhà cũ của sư phụ Thích Trường Phát ở Ma Khê Phố, chàng muốn biết tình hình của sư phụ thế nao?
Địch Vân được sư phụ nuôi dưỡng từ thủa nhỏ cho đến khi khôn lớn và lão là người thân nhân duy nhất của chàng trên cõi đời này. Tuy tâm tình chàng hiện nay đối với sư phụ khách hồi còn nhỏ, nhưng chàng cũng muốn coi cho biết rõ ngọn ngành.
Từ biên giới Tây Tạng đi tới Tương Tây phải vượt qua Tứ Xuyên, Địch Vân nghĩ tới chuyện nếu gặp quần hào Trung Nguyên tất không tránh khỏi một trường tranh đấu, giữa chàng và bọn họ vốn chẳng có thù oán gì, đầu mối mọi việc hoàn toàn do cái đầu trọc gây ra rồi đi tới sự hiểu lầm, chàng tự nhủ:
– Hà tất ta cùng họ chiến đấu một cách vô vị? Huống chi đối phương người nhiều, mà ta ở vào thế kém.
Chàng liền thay đổi cách ăn mặc, lại lấy nhọ nồi và cục than bôi mặt cho đen đi, hóa trang làm một tên khất cái dơ dáy.
Dọc đường tiến về phía Đông, thỉnh thoảng Địch Vân chạm trán nhân vật giang hồ, nhưng chẳng ai nhận ra chân tướng chàng.
Địch Vân đi liền hơn hai chục ngày mới về tới chốn cũ ở Ma Khê Phố.
Hồi này đang thời kỳ khí trời nóng nảy, nhưng ở nơi điền dã cũng được mát mẻ, Địch Vân gần tới ngôi nhà cũ trong lòng rất xúc động, mặt chàng nóng bừng, trái tim bắt đầu đập nhộn lên.
Địch Vân đi trên con đường sơn lộ quen thuộc hồi nhỏ tuổi thẳng đến trước cửa, chàng dương mắt nhìn vào bất giác giật mình kinh hãi, cơ hồ không tin ở thị tuyến của mình.
Nguyên ba gian nhà nhỏ cạnh gốc liễu bên lạch nước đã thành một tòa nhà lớn tường trắng ngói đen, tòa nhà này rộng lớn ít ra là gấp ba lần cái nhà nhỏ ngày trước. Chàng liếc mắt nhìn vào nhận thấy không có vẻ gì tinh xảo, lại ra chiều dựng lên một cách vội vã, mặc dầu khí thế rất hùng vĩ.
Địch Vân vừa kinh ngạc vừa mừng thầm, chàng nhìn kỹ lại cảnh vật xung quanh thì đúng là chỗ ở của sư phụ ngày trước, bất giác miệng lẩm bẩm:
– Sư phụ ta đã phát tài trở về quê quán, nếu vậy càng hay!
Chàng lớn tiếng hô:
– Sư phụ!
Nhưng chỉ hô một tiếng rồi dừng lại, nghĩ thầm:
– Ta ăn mặc như tên tiểu khiếu hóa mà sư phụ ngó thấy e rằng lão nhân gia không được vui lòng, để ta coi động tĩnh rồi sẽ tính.
Chàng còn đang ngấm nghía thì thấy một người ở trong nhà lớn đi ra, người này nghếch mắt dòm ngó Địch Vân lộ vẻ khinh khi hỏi:
– Ngươi làm gì vậy?
Địch Vân thấy hắn đội mũ lệch, đầy mình cát bụi, không cân xứng với tòa nhà đồ sộ, bộ tịch hắn có vẻ là người làm ăn, thợ thuyền, chàng cất tiếng hỏi lại:
– Xin hỏi chú một câu:
Thích sư phụ có ở nhà không?
Người kia hắng đặng đáp:
– Ở đây chẳng có Thất sư phụ, Bát sư phụ nào hết.
Địch Vân sửng sốt hỏi:
– Có phải chủ nhân ở đây họ Thích không?
Người kia hỏi lại:
– Ngươi hỏi câu đó làm gì? ngươi đi ăn xin chứ có phải đi kết bạn đâu?
Không có, không có họ Thất họ Bát nào cả. Tiểu khiếu hóa! Ngươi đi đi! Cút đi cho lẹ.
Địch Vân tưởng nhớ sư phụ đã lặn lội đường xa ngàn dặm về tới đây, khi nào nghe hắn nói một câu mà chịu bỏ đi, chàng liền nói:
– Tiểu nhân không phải xin cơm chỉ muốn hỏi thăm một điều, ngày trước có một vị họ Thích ở đây, không hiểu hiện giờ lão nhân gia còn ở trong nhà này nữa không?
Người kia cười lạt đáp:
– Thằng nhỏ này mới thật là kỳ! Ta đã bảo chủ nhân không phải họ Thích, cũng không phải họ Thất, họ Bát, họ Cửu, họ Thập gì hết, mời ông nội đi cho.
Hai người đang đối đáp thì lại một người nữa ở trong nhà đi ra, người này đầu đội mũ hình trái dưa, quần áo diêm dúa, ra vẻ một tên quản gia cho một tài chủ, y hỏi:
– Lão Bình! chuyện gì mà lớn tiếng? Lại gây lộn với ai rồi?
Người kêu bằng lão Bình cười đáp:
– Cao gia coi đó, tên tiểu khiếu hóa này rắc rối không? Gã xin ăn thì cứ việc xin ăn, lại còn hỏi thăm chủ nhân chúng ta họ gì?
Quản gia nghe nói hơi biến sắc, y ngắm nhìn Địch Vân một lúc rồi hỏi:
– Ngươi hỏi danh tánh của chủ nhân chúng ta làm gì?
Nếu vào lúc năm, sáu năm về trước thì Địch Vân đã nói huỵch toẹt ra rồi, nhưng hiện nay chàng đã có phần lịch duyệt, biết rõ lòng người hiểm ác, chàng thấy khóe mắt quản gia lộ vẻ nghi kỵ, liền động tâm nghĩ thầm:
– Ta không nên nói thật vội, để thủng thẳng dò la rồi sẽ liệu, không chừng trong vụ này có điều chi cổ quái.
Chàng liền đáp:
– Tiểu nhân hỏi thăm họ của chủ nhân là để hô lão nhân gia bố thí cho ít cơm ăn, phải chăng các ha..... là chủ nhân lão gia?
Chàng cố ý làm bộ ngu ngốc, ngẩn ngơ để đối phương khỏi sinh lòng nghi hoặc.
Quản gia cười khanh khách, lão thấy tên tiểu khiếu hóa này tuy ngớ ngẩn, nhưng ngộ nhận y là chủ nhân lão gia, trong lòng cũng lấy làm thích thú, liền cười đáp:
– Ta không phải là chủ nhân lão gia, này tiểu tử! Sao ngươi lại tưởng ta là lão gia?
Địch Vân ấp úng đáp:
– Coi tướng các ha..... rất bệ vê..... rất oai phong... ra vẻ một tài chủ.
Cao quản gia thích chí cười nói:
– Gã ngốc kia! Nếu sau này ta làm tài chủ, ngươi sẽ có phận nhờ.