Khi nào Địch Vân còn dây lời với lão, chỉ ra sức bơi thuyền. Bảo Tượng lại cúi xuống lượm một viên đá liệng ra. Tiếp theo tay trái cũng liệng thêm viên nữa.
Địch Vân tay bơi thuyền mắt vẫn chú ý những viên đá liệng tới.
Viên trước chàng né tránh khỏi. Viên sau liệng tới thấp quá, chàng phải nằm xuống sạp thuyền. Giữa lúc ấy một chàng ngó thấy một vật đen sì bay nhanh tới.
Làn gió mạnh quạt vào mũi rát rạt lướt qua chỉ cách chàng hơn một tấc.
Chàng vừa ngồi nhỏm dậy, viên đá thứ ba đã bay tới.
Chát một tiếng vang lên! Viên đá đập trúng vào đầu thuyền. Gỗ vụn bay lên tứ tung. Đầu thuyền bị thủng một miếng.
Bảo Tượng thấy thân thủ Địch Vân né tránh rất linh lợi. Con thuyền nhỏ theo dòng nước xuôi trôi đi mỗi lúc một xa. Lão tự nhủ:
– Người ta thường nói “Muốn bắn người hãy diệt ngựa trước”.
Lão liền lượm hai hòn đá liệng ra veo véo đều nhằm vào con thuyền nhỏ.
Nếu lão liệng trúng thì con thuyền nhỏ bé kia lập tức bị thủng cho nước ồ vào và chìm ngay lập tức. Nhưng lúc này thuyền cách bờ khá xa, lão liệng liền mấy viên đá tuy trúng mạn thuyền nhưng chỉ thủng ván ở cạnh mà thôi.
Bảo Tượng thấy không còn cách nào bắt được Địch Vân, trong lòng tức giận như người phát điên. Lão nhìn thấy ngọn nhó sông thổi mái tóc và râu ria Địch Vân bay phất phơ chợt nhớ ra chàng là tên tù vượt ngục.
Vụ Đinh Điển vượt ngục ở Kinh Châu đã đồn đại xa gần trên chốn giang hồ.
Bảo Tượng nghĩ bụng:
– Không chừng ta có thể dò la hành tung Đinh Điển ở tên tù này.
Lão nghĩ tới đây lòng tham nổi lên, liền gọi:
– Thuyền chài! Thuyền chài! Mau chèo thuyền lại đây cho ta rượt gã!
Không ngờ ba chiếc thuyền chài đậu ở dưới bóng liễu thấy lão liệng đá đánh người, cử chỉ hung ác, đã ngấm ngầm cởi dây cho thuyền xuôi giòng.
Bảo Tượng hô luôn mấy lần chẳng có thuyền nào trở lại. Lão tức quá lượm đá liệng xuống vèo vèo.
Chát một tiếng! Một viên đá trúng vào đầu một ngư nhân làm cho y vỡ óc rớt xuống nước.
Bọn ngư phủ chẳng còn hồn vía nào nữa, càng bơi thuyền chạy thật lẹ.
Bảo Tượng chạy dọc bờ sông đuổi theo. Lão chạy bộ lẹ hơn con thuyền nhỏ của Địch Vân nhiều.
Lão rượt trên bờ phía bắc sông Trường Giang. Địch Vân không ngớt bơi thuyền lái vào bờ phía nam.
Bảo Tượng tuy chạy lên trước Địch Vân rồi, nhưng con thuyền nhỏ vẫn cách lão mỗi lúc một xa.
Địch Vân bụng bảo dạ:
– Nếu lão gặp con thuyền nào ở bờ sông mà bức bách nhà đò chở lão rượt theo thì ta khó lòng thoát khỏi độc thủ của lão.
Trong lúc hoang mang, chàng lại khấn khứa:
– Đinh đại ca! Đinh đại ca! Đại ca sống khôn chết thiêng đừng để tên ác hòa thượng kia gặp được thuyền để rượt theo.
Trên mặt sông Trường Giang, thuyền bè xuôi ngược rất nhiều, may ở chỗ cách bờ phía bắc mấy dặm đều không có thuyền đậu.
Địch Vân vận hết sức bình sinh bơi thuyền vào bờ phía nam.
Mặt sông khúc này tuy không rộng lắm, nhưng nhiều cây to rườm rà, Bảo Tượng không nhìn thấy nữa.
Địch Vân áp thuyền vào bờ, chuồn cái gói nhỏ vào bọc, ôm thi thể Đinh Điển lên bộ.
Đột nhiên chàng nhớ tới điều gì liền quay trở lại đẩy mạnh con thuyền ra ngoài. Chàng mong Bảo Tượng xa xa còn nhìn thấy thuyền lững lờ trôi và hắn cho là chàng vẫn còn ở trong thuyền cứ tiếp tục đuổi theo.
Chàng vội quá chẳng cần lựa đường cứ chạy thẳng về phía nam, mong cho dời khỏi bờ sông càng xa càng tốt.
Địch Vân chạy chừng hơn một dặm, bất giác la thầm:
– Khổ rồi! Khổ rồi!
Một giòng nước trắng xóa hiện ra trước mắt. Chính là sông Đại Giang.
Nguyên con sông này tới đây uốn khúc chạy về phía nam.
Địch Vân vội trở gót, thấy mé hữu có một tòa phá miếu bé nhỏ liền ôm thi thể Đinh Điển chạy tới.
Chàng toan đẩy cửa bước vào thì đột nhiên đầu gối nhủn ra phải ngồi phệt xuống, không đứng dậy được nữa.
Nguyên chàng bị thương máu ra nhiều quá đã bị hư nhược, lại cố gắng chèo thuyền rồi ôm xác chết chạy bổ nháo bổ nhào, nên đã sức cùng lực kiệt. Chàng mệt nhoài không chống nổi nữa.
Địch Vân gắng gượng hai, ba lần cũng không ngồi ngay lên được, đành nằm ghé xuống thềm mà thở hồng hộc.
Chàng thấy chiều trời dần dần tối lại mới hơi yên dạ, nghĩ thầm:
– Chỉ mong trời chóng tối thì lão ác tăng Bảo Tượng không thể kiếm thấy ta được.
Hiện giờ tuy Đinh Điển chết đã lâu rồi, nhưng trong lòng Địch Vân vẫn coi y là người bạn rất thân thiết.
Chàng nằm ở ngoài cửa miếu chừng quá nửa giờ, khí lực dần dần hồi tỉnh.
Chàng lồm cồm bò dậy ôm thi thể Đinh Điển lên, đẩy cửa bước vào.
Đây là một ngôi miếu thờ thổ địa, thần tượng bằng đất vừa nhỏ vừa lùn, hình mạo rất buồn cười.
Địch Vân sau nhiều lần bị khốn đốn, ngó thấy những thần tượng nhỏ bé, bỗng sinh lòng kính úy. Chàng khép nép quỳ xuống dập đầu trước thần tượng, cảm thấy an ủi thêm được mấy phần.
Chàng ngồi trước tượng tòa ôm đầu giương mắt lên ngơ ngác nhìn Đinh Điển. Lúc này chàng chẳng khác con chim phải tên sợ cả cây cong, trong lòng rất đỗi băn khoăn.
Trời mỗi lúc một tối đen, chàng dần dần yên tâm trở lại.
Địch Vân nằm bên thi thể Đinh Điển cũng như cảnh tượng ở trong phòng lao nhỏ hẹp mấy năm trước.
Chưa đến nửa đêm, trời lại đổ mưa lúc ào ào, lúc rả rích, tùy theo trận to hay trận nhỏ.
Địch Vân cảm thấy trong mình giá lạnh liền co người lại tựa vào bên Đinh Điển. Đột nhiên chàng sờ vào làn da lạnh ngắt của xác chết liền nhớ tới đại ca chết rồi, không còn nói năng gì nữa, nỗi bi khổ trong lòng nổi lên dào dạt.
Trong tiếng mưa rào bỗng có lẫn tiếng bước chân lạo xạo vang lên đang đi về phía miếu thổ địa. Tiếng bước chân đạp trên bùn lầy nhưng đi rất lẹ.
Địch Vân giật mình kinh hãi, tai nghe tiếng bước chân mỗi lúc một gần, vội đem thi thể Đinh Điển dấu vào gầm bàn thờ. Còn chàng thu hình ở phía sau khám thần.
Tiếng bước chân càng gần bao nhiêu, trống ngực Địch Vân càng đập mạnh bấy nhiêu.
Một tiếng kẹt vang lên. Cửa miếu bị người đẩy ra. Tiếp theo là tiếng người thóa mạ:
– Con mẹ nó! Không hiểu tên “Lão tặc” kia trốn đi đâu mất? Trời lại đổ mưa làm cho lão gia toàn thân ướt sũng.
Đúng là thanh âm Bảo Tượng. Lão là người đã xuất gia mà miệng còn chửi mẹ là không được. Lão tự xưng là “Lão gia” lại càng láo toét.
Địch Vân chưa hiểu nhiều về thế sự, mấy năm nay hàng ngày chàng được nghe Đinh Điển nói cho hay những điều mắt thấy tai nghe trên chốn giang hồ, không đến nỗi ngơ ngẩn như gã thiếu niên nơi thôn dã ngày trước nữa. Chàng nghĩ thầm:
– Bảo Tượng đã cải trang làm sư lại ăn mặn, giết người, tuyệt không úy kỵ gì. Chắc hắn là một tên đại đạo cực kỳ hung ác.
Bỗng nghe Bảo Tượng lại thốt ra những câu chửi bới toàn là ô ngôn uế ngữ mỗi lúc một nhiều. Rồi hắn ngồi phệt xuống trước bàn thờ.
Tiếp theo chàng nghe tiếng sột soạt, thì ra lão cởi quần áo ướt vắt hết nước phơi lên trên thần đàn.
Bảo Tượng nằm xuống đất, chẳng bao lâu nổi tiếng ngáy pho pho. Hắn ngủ say rồi.
Địch Vân bụng bảo dạ:
– Tên ác tăng này cởi hết quần áo, để thân thể lõa lồ nằm ngủ trước thần tượng mà không sợ tội ư?
Rồi chàng lại nghĩ:
– Ta nhân cơ hội này lượm một tảng đá lớn đập chết hắn đi để tránh khỏi đại họa lâm đầu.
Tuy chàng tính vậy nhưng một là chàng không muốn tùy tiện giết người, hai là chàng biết võ công Bảo Tượng cao thâm gấp mười mình, nếu không đánh chết được hắn để hắn còn cơ hội phản kích là mình không toàn tính mạng.
Lúc này giả tỷ chàng lén lút theo hậu viện trốn đi thì Bảo Tượng nhất định không hay, nhưng thi thể Đinh Điển còn đặt ở dưới gầm thần đàn, chàng có biết rõ sáng mai là mình phải chết cũng không bỏ đi.
Ngoài sân vẫn mưa rả rích. Địch Vân trong lòng bàng hoàng không biết làm thế nào, chỉ mong sớm mai trời tạnh, Bảo Tượng bỏ đi. Nhưng trời vẫn mưa khiến chàng không khỏi nóng ruột, nghĩ thầm:
– Trời sáng mà Bảo Tượng không chịu đội mưa ra khỏi miếu, cứ ở trong này tìm kiếm tất bị hắn phát giác.
Cục diện là như vậy, nhưng chàng vẫn cau mày nghĩ thầm:
– Không chừng đến sáng trời tạnh. Tên ác tăng nóng lòng rượt theo ta, lật đật ra khỏi miếu.
Đột nhiên chàng nhớ tới lúc hắn vào đã ngoác miệng ra “Không hiểu tên lão tặc trốn đằng nào mất?” Chàng nghĩ thầm:
– Ta còn nhỏ tuổi, sao hắn lại kêu bằng “Lão tặc”? Phải chăng hắn còn tìm kiếm một người già nào khác?
Rồi chàng chợt tỉnh ngộ la thầm:
– À, phải rồi! Đầu ta để tóc dài, lại mặt mũi râu ria xồm xoàm, mấy năm không cạo. Người ngoài ngó thấy tưởng ta già rồi. Hắn mắng ta là lão tặc. Ha ha!....
Chàng nghĩ tới đây liền giơ tay ra sờ râu tóc thấy mọc tùm lum như cỏ dại.
Bỗng nghe đánh “Chát” một tiếng. Bảo Tượng trở mình. Hắn ngủ mơ vung chân đá trúng vào thi thể Đinh Điển dưới gầm thần đàn.
Võ công rất tinh thâm, lão thấy có điều khác lạ liền tỉnh lại. Lão cho là dưới gầm thần đàn có địch nhân mai phục.
Trong bóng tối lão chẳng hiểu bao nhiêu người, vội vùng dậy cầm đơn đao chém tứ phía liền năm, sáu đao để địch nhân không dám đến gần. Lão lại văng tục quát hỏi:
– Ai? Con mẹ nó! Quân chó đẻ nào đây?
Bảo Tượng thóa mạ liền mấy câu không có tiếng người đáp lại , liền ngưng thở không nói gì, lắng tai nghe động tĩnh.
Lúc này Địch Vân không dám thở mạnh, chỉ sợ lão phát giác.
Trong bóng tối, Bảo Tượng lại sử luôn , đường đao pháp, đâm chém bốn mặt. Chính là chiêu “Dạ Chiến Bát Phương Thức”.
Đột nhiên hắn vung chân đá đánh “Binh” một tiếng. Thần đàn đổ sập xuống.
Hắn lại vung đao ra chiêu “Tân Vương Phá Trận” chém xuống.
Một tiếng “Chát” vang lên pha lẫn với tiếng đốt xương gẫy rắc rắc. Hắn đã chém trúng vào thi thể Đinh Điển.
Địch Vân nghe rõ, trong lòng đau xót vô cùng! Tuy Đinh Điển chết rồi không còn biết gì nữa, nhưng Địch Vân vẫn một niềm kính ái người nghĩa huynh như lúc còn sinh tiền. Bây giờ chàng nghe lão ác tăng phá hủy thân thể y thì còn dung tha thế nào được?
Bảo Tượng chém một đao trúng thi thể Đinh Điển rồi chẳng thấy động tĩnh gì nữa. Trong miếu tối mò lại không nhìn rõ sự vật. Bên mình hắn có đem theo mồi lửa nhưng bị ướt đẫm thành ra vô dụng. Hắn muốn thắp lửa để coi cho rõ mà không sao được.
Bảo Tượng chậm chạp bước từng bước lùi lại phía sau, tựa lưng vào tường để phòng ngừa địch nhân tập kích rồi lắng nghe động tĩnh.
Bảo Tượng trong lòng hồi hộp, mà Địch Vân vừa khủng khiếp lại vừa phẫn nộ đến cực điểm.
Lúc chàng mới nghe Bảo Tượng vung đao chém thi thể Đinh Điển, chàng muốn xông ra liều mạng, nhưng trong năm năm bị hành hạ nơi ngục tối, chàng không còn là một thiếu niên lỗ mãng, đã biến thành người suy nghĩ trước khi hành động.
Chàng tự nhủ:
– Ta mà xông ra liều mạng với ác hòa thượng thì nhất định là phải mất mạng chứ không còn kết quả nào khác. Tâm nguyện của Đinh đại ca và Lăng tiểu thư hợp táng với nhau vẫn không hoàn thành được thì ta còn mặt mũi nào trông thấy y ở dưới suối vàng?
Lúc này hai người chỉ cách nhau một bức tường, ngoài tiếng mưa rơi rả rích, chẳng còn thanh âm nào khác.
Địch Vân biết mình thở mạnh một chút là đủ mất mạng, nên chàng thở rất khẽ. Trong đầu óc chàng xoay chuyển mấy ý niệm:
– Chỉ chừng hơn giờ nữa trời sáng. Lão ác tăng này ngó thấy thi thể Đinh đại ca là hỏng bét. Ta biết làm thế nào bây giờ?
Đầu óc chàng không được linh hoạt mà muốn tìm cách bảo toàn thi thể Đinh Điển là một vấn đề rất nan giải. Ngay người thông minh cơ trí gặp trường hợp này vị tất đã nghĩ ra được diệu kế.
Chàng cố công suy nghĩ mà nghĩ đến bể óc cũng không tìm ra được chủ ý gì.
Trong dạ bồn chồn, chàng tự Oán trách:
– Địch Vân hỡi Địch Vân! Ngươi ngu dốt quá, dĩ nhiên không nghĩ ra được mưu kế. Giả tỷ Đinh đại ca còn sống thì việc khó đến đâu y cũng có cách giải quyết.
Trong lúc hốt hoảng, bất giác chàng đưa tay lên bứt tóc giựt mạnh một cái.
Sáu, bảy sợi tóc rớt ra.
Đột nhiên trong đầu óc chàng hiện ra ý niệm:
– Lão ác tăng kêu ta bằng “Lão tặc” vì thấy ta mặt đây râu ria tưởng ta là một lão già. Nếu ta cạo hết râu đi thì lão còn nhận ra ta thế nào được? Nhưng bên mình lại không có dao cạo thì làm thế nào?
Rồi chàng lẩm bẩm:
– Hừ! Chết ta còn không sợ chẳng lẽ lại sợ đau ư? Ta dùng ngón tay nhổ từng sợi một cho kỳ hết là xong.
Chàng nghĩ vậy rồi lập tức thực hành, đưa tay lên sờ hàm râu nhổ từng sợi một.
Chàng vừa nhổ vừa nghĩ thầm:
– Dù tên ác tăng kia không nhận ra ta thì cũng chỉ không giết mà thôi. Ta phải tìm cách gì để bảo vệ thi thể đại ca cho được an toàn.
Đoạn chàng tự nhủ:
– Ồ! Trước tình trạng này cứ đi từng bước một rồi tính dần. Ta hãy tạm thời lo bảo toàn tính mạng, có thể ta lần đến bên lão ác tăng cơ lúc hắn không đề phòng mà giết được hắn cũng chưa biết chừng.
Chàng dùng ngón tay nhổ hàm râu quai nón. Giả tỷ chàng ung dung nhổ một cách thận trọng thì chẳng có gì đau đớn, nhưng chàng hồi hộp lo sợ trước khi trời sáng mà chưa nhổ sạch đã bị Bảo Tượng đã ngó thấy thì thật rầy rà. Vì trong bụng hoang mang, chàng nhổ một cách hấp tấp, nên đau đớn vô cùng!
Sau khi Địch Vân nhổ được quá nửa hàm râu, bỗng chàng lại nghĩ:
– Dù ta nhổ hết râu, nhưng còn mái tóc dài, chân tướng cũng bị tiết lộ. Lão ác tăng này rượt theo ta từ bờ sông Trường Giang, dĩ nhiên đã nhìn rõ đầu tóc bù xù của ta.
Với quyết định đã làm là làm cho đến nơi, chàng giơ tay lên nắm lấy mấy sợi tóc khẽ giựt một cái liền nhổ ra được ngay.
Địch Vân nhổ râu chưa đau mấy, nhưng nhổ tóc cho hết làm chàng đau đớn vô cùng.
Địch Vân đối với Đinh Điển có một mối tình nghĩa thâm trọng. Chàng coi chuyện nhổ râu tóc còn là việc nhỏ. Đã vì Đinh đại ca thì dù chàng có phải chặt chân tay cũng quyết chẳng chau mày.
Nguyên chàng tuổi còn nhỏ lại là người thôn dã, ít hiểu việc đời mới nảy ra chủ ý vụng về cổ quái như vậy. Giả tỷ chàng là người đứng tuổi từng trải giang hồ thì dĩ nhiên không hành động một cách ngốc dại.
Địch Vân chỉ sợ lão ác tăng nghe thấy hơi thở của mình, chàng liền vừa nhổ râu tóc vừa bước rất chậm chạp để lùi ra xa. Sau chừng nửa giờ chàng tới giữa sân.
Lại qua một lúc lâu Địch Vân ra tới cổng sau miếu thổ địa. Những giọt mưa lớn trút xuống mặt chàng bất giác chàng thở phào một cái nhẹ nhõm.
Ở ngoài miếu, chàng không còn lo Bảo Tượng nghe rõ động tĩnh nên nhổ râu tóc mau hơn.
Cuối cùng cả mái tóc dài và hàm râu quai nón, Địch Vân đã nhổ hết sạch sẽ.
Chàng lại đem những râu tóc nhổ ra rồi vùi xuống đống bùn để phòng ngừa Bảo Tượng có thể phát giác những điều khả nghi.
Địch Vân đưa tay lên sờ cái đầu trọc lóc và hàm râu trụi hết, miệng lẩm bẩm:
– Bây giờ ta không còn là “Lão tặc” mà đã biến thành “Thằng trọc”. Chàng không nhịn được phải cười thầm tự nhủ:
– Vừa rồi ta nhổ loạn nhổ ẩu một hồi tất trên đầu và dưới cằm còn huyết tích loang lổ, vậy ta phải rửa sạch để khỏi lộ ngấn tích.
Thế rồi chàng ngửa đầu lên cho nước mưa tưới xuống bộ mặt lem luốc.
Chàng lại nghĩ:
– Đầu mặt ta không còn chỗ sơ hở, nhưng quần áo ta mặc, lão ác tăng có thể nhận ra cũng là hỏng bét. Ồ! Không có quần áo thay sao ta không bắt chước hắn cởi hết ra để mình trần trục thì đã sao?
Chàng liền cởi hết áo quần, chỉ để lại tấm Ô tằm giáp và nó biến thành áo lót.
Muốn giải quyết vấn đề không quần, chàng liền dùng áo ngoài quấn quanh người.
Địch Vân còn sợ Bảo Tượng nhận biết lai lịch tấm Ô tằm giáp, liền lăn mình xuống đống bùn để ngoài tấm áo đó dính đầy đất cát.
Hiện giờ Đinh Điển có sống lại, e rằng trong lúc nhất thời cũng không nhận ra chàng nữa.
Địch Vân bụng bảo dạ:
– Không hiểu hiện giờ hình thù ta biến đổi đến thế nào? Chờ đến lúc trời sáng ta sẽ soi xuống đầm nước xem sao?
Chàng lần mò đi tới một gốc cây lớn, dùng ngón tay móc đất thành một huyệt động để chôn dấu cái bọc nhỏ.
Bất giác chàng tự hỏi:
– Nếu ta trốn thoát được độc thủ ác tăng, bảo vệ được đại ca bình yên thì ngày sau ta phải tìm đến tạ Ơn người đã buộc vết thương cho ta và tặng bạc cùng đồ trang sức. Nhưng người đó là ai?
Trời vừa hửng sáng, Địch Vân lén lút đi về phía nam rồi rẽ qua mé tây.
Chàng đi chừng được hơn một dặm thì trời sáng tỏ. Mưa rào vẫn chưa ngớt.
Địch Vân đoán chắc Bảo Tượng còn ở miếu chưa bỏ đi. Chàng muốn kiếm một món khí giới nhưng ở giữa nơi hoang dã này thì tìm đâu ra được?
Chàng đành lượm một phiến đá nhọn hoắt dấu vào sau lưng, định bụng hễ gặp cơ hội là đâm vào yếu huyệt trên người ác tăng, may ra kết quả được tính mạng hắn cũng chưa biết chừng. Có điều chàng đánh một đòn thành công hay không là còn nhờ trời.
Địch Vân soi mặt xuống đầm nước thấy hình thù mình rất cổ quái. Chàng không nhịn được phải phì cười, rồi chàng lại cảm thấy nỗi đau khổ thê lương không bút nào tả xiết.
Trong lòng nhớ tới Đinh Điển, chàng không thể chờ đợi tìm thứ binh khí thích hợp hơn, lại nhằm hướng đông tiến về phía miếu Thổ thần.
Địch Vân bụng bảo dạ:
– Ta phải làm bộ điên điên khùng khùng, hay là một tên khất cái vô lại ở vùng này mới được.
Lúc gần tới miếu, chàng lớn tiếng hát ngao một khúc sơn ca. Miệng chàng nói:
– Hỡi cô nàng ở trái núi bên kia! Hãy nghe ta hát đây:
Mấy lời nhắn nhủ cô nàng,.
Lấy chồng chớ lấy tình lang nhà giàu.
Vương tôn công tử cơ cầu.
Lấy chàng chó ghẻ trọc đầu A Tam.
Ngày trước khi còn ở thôn quê, thuộc tỉnh Hồ Nam, chàng đã quen hát với Thích Phương tại ngoài đồng ruộng hoặc bên khe suối có đến hàng ngàn hàng vạn câu sơn ca.
Theo phong tục ở Hồ Nam, những khúc sơn ca đều tùy ngẫu hứng, tùy cảnh tượng mà đặt ra. Lời lẽ thô sơ, vần thơ ép uổng, chẳng khác câu chuyện ngày thường là mấy, nhưng nó cũng bộc lộ tình ý thiên nhiên.
Địch Vân miệng cất tiếng hát, trong lòng lại chua xót. Từ ngày chàng vào ngục đến giờ đã năm năm, không được dắt tay Thích Phương đi chơi để hát ngao nữa.
Bây giờ tuy cựu điệu trùng ca nhưng cảnh trước mắt lại ly kỳ cổ quái. Người nghe chàng hát chẳng còn là cô tiểu muội xinh đẹp mà là một đại hòa thượng hung dữ, thân thể trần truồng.
Địch Vân vừa hát vừa ngó trước ngó sau, chậm chậm tiến gần đến miếu thổ địa.
Trong lòng rất đỗi khẩn trương, chàng bắt chước giọng đàn bà đáp lại:
Trọc đầu lại muốn lấy ta,.
Ta là một gái như hoa giữa rừng,.
Thấy người đầu trọc mà cưng,.
Vì không cần lược...
Chàng chưa hát hết câu thì Bảo Tượng ở trong miếu đã chạy ra. Lão lấy tấm áo dài quây quanh mình từ lưng trở xuống. Lão nhìn xem ai thì thấy Địch Vân hát ngao đi tới. Đầu chàng trọc lóc. Lão tưởng chàng là kẻ bị bệnh trụi hết tóc. Khúc sơn ca của chàng khiến lão không khỏi phì cười. Lão cất tiếng gọi:
– Gã trọc kia! Lại đây!
Địch Vân lại hát:
Đại sư muốn gọi ta chăng?
Để cho tiền bạc kim ngân mà xài.
A Tam vận đã hên rồi,.
Đại sư mời đến để xơi thịt bò.
Địch Vân tay bơi thuyền mắt vẫn chú ý những viên đá liệng tới.
Viên trước chàng né tránh khỏi. Viên sau liệng tới thấp quá, chàng phải nằm xuống sạp thuyền. Giữa lúc ấy một chàng ngó thấy một vật đen sì bay nhanh tới.
Làn gió mạnh quạt vào mũi rát rạt lướt qua chỉ cách chàng hơn một tấc.
Chàng vừa ngồi nhỏm dậy, viên đá thứ ba đã bay tới.
Chát một tiếng vang lên! Viên đá đập trúng vào đầu thuyền. Gỗ vụn bay lên tứ tung. Đầu thuyền bị thủng một miếng.
Bảo Tượng thấy thân thủ Địch Vân né tránh rất linh lợi. Con thuyền nhỏ theo dòng nước xuôi trôi đi mỗi lúc một xa. Lão tự nhủ:
– Người ta thường nói “Muốn bắn người hãy diệt ngựa trước”.
Lão liền lượm hai hòn đá liệng ra veo véo đều nhằm vào con thuyền nhỏ.
Nếu lão liệng trúng thì con thuyền nhỏ bé kia lập tức bị thủng cho nước ồ vào và chìm ngay lập tức. Nhưng lúc này thuyền cách bờ khá xa, lão liệng liền mấy viên đá tuy trúng mạn thuyền nhưng chỉ thủng ván ở cạnh mà thôi.
Bảo Tượng thấy không còn cách nào bắt được Địch Vân, trong lòng tức giận như người phát điên. Lão nhìn thấy ngọn nhó sông thổi mái tóc và râu ria Địch Vân bay phất phơ chợt nhớ ra chàng là tên tù vượt ngục.
Vụ Đinh Điển vượt ngục ở Kinh Châu đã đồn đại xa gần trên chốn giang hồ.
Bảo Tượng nghĩ bụng:
– Không chừng ta có thể dò la hành tung Đinh Điển ở tên tù này.
Lão nghĩ tới đây lòng tham nổi lên, liền gọi:
– Thuyền chài! Thuyền chài! Mau chèo thuyền lại đây cho ta rượt gã!
Không ngờ ba chiếc thuyền chài đậu ở dưới bóng liễu thấy lão liệng đá đánh người, cử chỉ hung ác, đã ngấm ngầm cởi dây cho thuyền xuôi giòng.
Bảo Tượng hô luôn mấy lần chẳng có thuyền nào trở lại. Lão tức quá lượm đá liệng xuống vèo vèo.
Chát một tiếng! Một viên đá trúng vào đầu một ngư nhân làm cho y vỡ óc rớt xuống nước.
Bọn ngư phủ chẳng còn hồn vía nào nữa, càng bơi thuyền chạy thật lẹ.
Bảo Tượng chạy dọc bờ sông đuổi theo. Lão chạy bộ lẹ hơn con thuyền nhỏ của Địch Vân nhiều.
Lão rượt trên bờ phía bắc sông Trường Giang. Địch Vân không ngớt bơi thuyền lái vào bờ phía nam.
Bảo Tượng tuy chạy lên trước Địch Vân rồi, nhưng con thuyền nhỏ vẫn cách lão mỗi lúc một xa.
Địch Vân bụng bảo dạ:
– Nếu lão gặp con thuyền nào ở bờ sông mà bức bách nhà đò chở lão rượt theo thì ta khó lòng thoát khỏi độc thủ của lão.
Trong lúc hoang mang, chàng lại khấn khứa:
– Đinh đại ca! Đinh đại ca! Đại ca sống khôn chết thiêng đừng để tên ác hòa thượng kia gặp được thuyền để rượt theo.
Trên mặt sông Trường Giang, thuyền bè xuôi ngược rất nhiều, may ở chỗ cách bờ phía bắc mấy dặm đều không có thuyền đậu.
Địch Vân vận hết sức bình sinh bơi thuyền vào bờ phía nam.
Mặt sông khúc này tuy không rộng lắm, nhưng nhiều cây to rườm rà, Bảo Tượng không nhìn thấy nữa.
Địch Vân áp thuyền vào bờ, chuồn cái gói nhỏ vào bọc, ôm thi thể Đinh Điển lên bộ.
Đột nhiên chàng nhớ tới điều gì liền quay trở lại đẩy mạnh con thuyền ra ngoài. Chàng mong Bảo Tượng xa xa còn nhìn thấy thuyền lững lờ trôi và hắn cho là chàng vẫn còn ở trong thuyền cứ tiếp tục đuổi theo.
Chàng vội quá chẳng cần lựa đường cứ chạy thẳng về phía nam, mong cho dời khỏi bờ sông càng xa càng tốt.
Địch Vân chạy chừng hơn một dặm, bất giác la thầm:
– Khổ rồi! Khổ rồi!
Một giòng nước trắng xóa hiện ra trước mắt. Chính là sông Đại Giang.
Nguyên con sông này tới đây uốn khúc chạy về phía nam.
Địch Vân vội trở gót, thấy mé hữu có một tòa phá miếu bé nhỏ liền ôm thi thể Đinh Điển chạy tới.
Chàng toan đẩy cửa bước vào thì đột nhiên đầu gối nhủn ra phải ngồi phệt xuống, không đứng dậy được nữa.
Nguyên chàng bị thương máu ra nhiều quá đã bị hư nhược, lại cố gắng chèo thuyền rồi ôm xác chết chạy bổ nháo bổ nhào, nên đã sức cùng lực kiệt. Chàng mệt nhoài không chống nổi nữa.
Địch Vân gắng gượng hai, ba lần cũng không ngồi ngay lên được, đành nằm ghé xuống thềm mà thở hồng hộc.
Chàng thấy chiều trời dần dần tối lại mới hơi yên dạ, nghĩ thầm:
– Chỉ mong trời chóng tối thì lão ác tăng Bảo Tượng không thể kiếm thấy ta được.
Hiện giờ tuy Đinh Điển chết đã lâu rồi, nhưng trong lòng Địch Vân vẫn coi y là người bạn rất thân thiết.
Chàng nằm ở ngoài cửa miếu chừng quá nửa giờ, khí lực dần dần hồi tỉnh.
Chàng lồm cồm bò dậy ôm thi thể Đinh Điển lên, đẩy cửa bước vào.
Đây là một ngôi miếu thờ thổ địa, thần tượng bằng đất vừa nhỏ vừa lùn, hình mạo rất buồn cười.
Địch Vân sau nhiều lần bị khốn đốn, ngó thấy những thần tượng nhỏ bé, bỗng sinh lòng kính úy. Chàng khép nép quỳ xuống dập đầu trước thần tượng, cảm thấy an ủi thêm được mấy phần.
Chàng ngồi trước tượng tòa ôm đầu giương mắt lên ngơ ngác nhìn Đinh Điển. Lúc này chàng chẳng khác con chim phải tên sợ cả cây cong, trong lòng rất đỗi băn khoăn.
Trời mỗi lúc một tối đen, chàng dần dần yên tâm trở lại.
Địch Vân nằm bên thi thể Đinh Điển cũng như cảnh tượng ở trong phòng lao nhỏ hẹp mấy năm trước.
Chưa đến nửa đêm, trời lại đổ mưa lúc ào ào, lúc rả rích, tùy theo trận to hay trận nhỏ.
Địch Vân cảm thấy trong mình giá lạnh liền co người lại tựa vào bên Đinh Điển. Đột nhiên chàng sờ vào làn da lạnh ngắt của xác chết liền nhớ tới đại ca chết rồi, không còn nói năng gì nữa, nỗi bi khổ trong lòng nổi lên dào dạt.
Trong tiếng mưa rào bỗng có lẫn tiếng bước chân lạo xạo vang lên đang đi về phía miếu thổ địa. Tiếng bước chân đạp trên bùn lầy nhưng đi rất lẹ.
Địch Vân giật mình kinh hãi, tai nghe tiếng bước chân mỗi lúc một gần, vội đem thi thể Đinh Điển dấu vào gầm bàn thờ. Còn chàng thu hình ở phía sau khám thần.
Tiếng bước chân càng gần bao nhiêu, trống ngực Địch Vân càng đập mạnh bấy nhiêu.
Một tiếng kẹt vang lên. Cửa miếu bị người đẩy ra. Tiếp theo là tiếng người thóa mạ:
– Con mẹ nó! Không hiểu tên “Lão tặc” kia trốn đi đâu mất? Trời lại đổ mưa làm cho lão gia toàn thân ướt sũng.
Đúng là thanh âm Bảo Tượng. Lão là người đã xuất gia mà miệng còn chửi mẹ là không được. Lão tự xưng là “Lão gia” lại càng láo toét.
Địch Vân chưa hiểu nhiều về thế sự, mấy năm nay hàng ngày chàng được nghe Đinh Điển nói cho hay những điều mắt thấy tai nghe trên chốn giang hồ, không đến nỗi ngơ ngẩn như gã thiếu niên nơi thôn dã ngày trước nữa. Chàng nghĩ thầm:
– Bảo Tượng đã cải trang làm sư lại ăn mặn, giết người, tuyệt không úy kỵ gì. Chắc hắn là một tên đại đạo cực kỳ hung ác.
Bỗng nghe Bảo Tượng lại thốt ra những câu chửi bới toàn là ô ngôn uế ngữ mỗi lúc một nhiều. Rồi hắn ngồi phệt xuống trước bàn thờ.
Tiếp theo chàng nghe tiếng sột soạt, thì ra lão cởi quần áo ướt vắt hết nước phơi lên trên thần đàn.
Bảo Tượng nằm xuống đất, chẳng bao lâu nổi tiếng ngáy pho pho. Hắn ngủ say rồi.
Địch Vân bụng bảo dạ:
– Tên ác tăng này cởi hết quần áo, để thân thể lõa lồ nằm ngủ trước thần tượng mà không sợ tội ư?
Rồi chàng lại nghĩ:
– Ta nhân cơ hội này lượm một tảng đá lớn đập chết hắn đi để tránh khỏi đại họa lâm đầu.
Tuy chàng tính vậy nhưng một là chàng không muốn tùy tiện giết người, hai là chàng biết võ công Bảo Tượng cao thâm gấp mười mình, nếu không đánh chết được hắn để hắn còn cơ hội phản kích là mình không toàn tính mạng.
Lúc này giả tỷ chàng lén lút theo hậu viện trốn đi thì Bảo Tượng nhất định không hay, nhưng thi thể Đinh Điển còn đặt ở dưới gầm thần đàn, chàng có biết rõ sáng mai là mình phải chết cũng không bỏ đi.
Ngoài sân vẫn mưa rả rích. Địch Vân trong lòng bàng hoàng không biết làm thế nào, chỉ mong sớm mai trời tạnh, Bảo Tượng bỏ đi. Nhưng trời vẫn mưa khiến chàng không khỏi nóng ruột, nghĩ thầm:
– Trời sáng mà Bảo Tượng không chịu đội mưa ra khỏi miếu, cứ ở trong này tìm kiếm tất bị hắn phát giác.
Cục diện là như vậy, nhưng chàng vẫn cau mày nghĩ thầm:
– Không chừng đến sáng trời tạnh. Tên ác tăng nóng lòng rượt theo ta, lật đật ra khỏi miếu.
Đột nhiên chàng nhớ tới lúc hắn vào đã ngoác miệng ra “Không hiểu tên lão tặc trốn đằng nào mất?” Chàng nghĩ thầm:
– Ta còn nhỏ tuổi, sao hắn lại kêu bằng “Lão tặc”? Phải chăng hắn còn tìm kiếm một người già nào khác?
Rồi chàng chợt tỉnh ngộ la thầm:
– À, phải rồi! Đầu ta để tóc dài, lại mặt mũi râu ria xồm xoàm, mấy năm không cạo. Người ngoài ngó thấy tưởng ta già rồi. Hắn mắng ta là lão tặc. Ha ha!....
Chàng nghĩ tới đây liền giơ tay ra sờ râu tóc thấy mọc tùm lum như cỏ dại.
Bỗng nghe đánh “Chát” một tiếng. Bảo Tượng trở mình. Hắn ngủ mơ vung chân đá trúng vào thi thể Đinh Điển dưới gầm thần đàn.
Võ công rất tinh thâm, lão thấy có điều khác lạ liền tỉnh lại. Lão cho là dưới gầm thần đàn có địch nhân mai phục.
Trong bóng tối lão chẳng hiểu bao nhiêu người, vội vùng dậy cầm đơn đao chém tứ phía liền năm, sáu đao để địch nhân không dám đến gần. Lão lại văng tục quát hỏi:
– Ai? Con mẹ nó! Quân chó đẻ nào đây?
Bảo Tượng thóa mạ liền mấy câu không có tiếng người đáp lại , liền ngưng thở không nói gì, lắng tai nghe động tĩnh.
Lúc này Địch Vân không dám thở mạnh, chỉ sợ lão phát giác.
Trong bóng tối, Bảo Tượng lại sử luôn , đường đao pháp, đâm chém bốn mặt. Chính là chiêu “Dạ Chiến Bát Phương Thức”.
Đột nhiên hắn vung chân đá đánh “Binh” một tiếng. Thần đàn đổ sập xuống.
Hắn lại vung đao ra chiêu “Tân Vương Phá Trận” chém xuống.
Một tiếng “Chát” vang lên pha lẫn với tiếng đốt xương gẫy rắc rắc. Hắn đã chém trúng vào thi thể Đinh Điển.
Địch Vân nghe rõ, trong lòng đau xót vô cùng! Tuy Đinh Điển chết rồi không còn biết gì nữa, nhưng Địch Vân vẫn một niềm kính ái người nghĩa huynh như lúc còn sinh tiền. Bây giờ chàng nghe lão ác tăng phá hủy thân thể y thì còn dung tha thế nào được?
Bảo Tượng chém một đao trúng thi thể Đinh Điển rồi chẳng thấy động tĩnh gì nữa. Trong miếu tối mò lại không nhìn rõ sự vật. Bên mình hắn có đem theo mồi lửa nhưng bị ướt đẫm thành ra vô dụng. Hắn muốn thắp lửa để coi cho rõ mà không sao được.
Bảo Tượng chậm chạp bước từng bước lùi lại phía sau, tựa lưng vào tường để phòng ngừa địch nhân tập kích rồi lắng nghe động tĩnh.
Bảo Tượng trong lòng hồi hộp, mà Địch Vân vừa khủng khiếp lại vừa phẫn nộ đến cực điểm.
Lúc chàng mới nghe Bảo Tượng vung đao chém thi thể Đinh Điển, chàng muốn xông ra liều mạng, nhưng trong năm năm bị hành hạ nơi ngục tối, chàng không còn là một thiếu niên lỗ mãng, đã biến thành người suy nghĩ trước khi hành động.
Chàng tự nhủ:
– Ta mà xông ra liều mạng với ác hòa thượng thì nhất định là phải mất mạng chứ không còn kết quả nào khác. Tâm nguyện của Đinh đại ca và Lăng tiểu thư hợp táng với nhau vẫn không hoàn thành được thì ta còn mặt mũi nào trông thấy y ở dưới suối vàng?
Lúc này hai người chỉ cách nhau một bức tường, ngoài tiếng mưa rơi rả rích, chẳng còn thanh âm nào khác.
Địch Vân biết mình thở mạnh một chút là đủ mất mạng, nên chàng thở rất khẽ. Trong đầu óc chàng xoay chuyển mấy ý niệm:
– Chỉ chừng hơn giờ nữa trời sáng. Lão ác tăng này ngó thấy thi thể Đinh đại ca là hỏng bét. Ta biết làm thế nào bây giờ?
Đầu óc chàng không được linh hoạt mà muốn tìm cách bảo toàn thi thể Đinh Điển là một vấn đề rất nan giải. Ngay người thông minh cơ trí gặp trường hợp này vị tất đã nghĩ ra được diệu kế.
Chàng cố công suy nghĩ mà nghĩ đến bể óc cũng không tìm ra được chủ ý gì.
Trong dạ bồn chồn, chàng tự Oán trách:
– Địch Vân hỡi Địch Vân! Ngươi ngu dốt quá, dĩ nhiên không nghĩ ra được mưu kế. Giả tỷ Đinh đại ca còn sống thì việc khó đến đâu y cũng có cách giải quyết.
Trong lúc hốt hoảng, bất giác chàng đưa tay lên bứt tóc giựt mạnh một cái.
Sáu, bảy sợi tóc rớt ra.
Đột nhiên trong đầu óc chàng hiện ra ý niệm:
– Lão ác tăng kêu ta bằng “Lão tặc” vì thấy ta mặt đây râu ria tưởng ta là một lão già. Nếu ta cạo hết râu đi thì lão còn nhận ra ta thế nào được? Nhưng bên mình lại không có dao cạo thì làm thế nào?
Rồi chàng lẩm bẩm:
– Hừ! Chết ta còn không sợ chẳng lẽ lại sợ đau ư? Ta dùng ngón tay nhổ từng sợi một cho kỳ hết là xong.
Chàng nghĩ vậy rồi lập tức thực hành, đưa tay lên sờ hàm râu nhổ từng sợi một.
Chàng vừa nhổ vừa nghĩ thầm:
– Dù tên ác tăng kia không nhận ra ta thì cũng chỉ không giết mà thôi. Ta phải tìm cách gì để bảo vệ thi thể đại ca cho được an toàn.
Đoạn chàng tự nhủ:
– Ồ! Trước tình trạng này cứ đi từng bước một rồi tính dần. Ta hãy tạm thời lo bảo toàn tính mạng, có thể ta lần đến bên lão ác tăng cơ lúc hắn không đề phòng mà giết được hắn cũng chưa biết chừng.
Chàng dùng ngón tay nhổ hàm râu quai nón. Giả tỷ chàng ung dung nhổ một cách thận trọng thì chẳng có gì đau đớn, nhưng chàng hồi hộp lo sợ trước khi trời sáng mà chưa nhổ sạch đã bị Bảo Tượng đã ngó thấy thì thật rầy rà. Vì trong bụng hoang mang, chàng nhổ một cách hấp tấp, nên đau đớn vô cùng!
Sau khi Địch Vân nhổ được quá nửa hàm râu, bỗng chàng lại nghĩ:
– Dù ta nhổ hết râu, nhưng còn mái tóc dài, chân tướng cũng bị tiết lộ. Lão ác tăng này rượt theo ta từ bờ sông Trường Giang, dĩ nhiên đã nhìn rõ đầu tóc bù xù của ta.
Với quyết định đã làm là làm cho đến nơi, chàng giơ tay lên nắm lấy mấy sợi tóc khẽ giựt một cái liền nhổ ra được ngay.
Địch Vân nhổ râu chưa đau mấy, nhưng nhổ tóc cho hết làm chàng đau đớn vô cùng.
Địch Vân đối với Đinh Điển có một mối tình nghĩa thâm trọng. Chàng coi chuyện nhổ râu tóc còn là việc nhỏ. Đã vì Đinh đại ca thì dù chàng có phải chặt chân tay cũng quyết chẳng chau mày.
Nguyên chàng tuổi còn nhỏ lại là người thôn dã, ít hiểu việc đời mới nảy ra chủ ý vụng về cổ quái như vậy. Giả tỷ chàng là người đứng tuổi từng trải giang hồ thì dĩ nhiên không hành động một cách ngốc dại.
Địch Vân chỉ sợ lão ác tăng nghe thấy hơi thở của mình, chàng liền vừa nhổ râu tóc vừa bước rất chậm chạp để lùi ra xa. Sau chừng nửa giờ chàng tới giữa sân.
Lại qua một lúc lâu Địch Vân ra tới cổng sau miếu thổ địa. Những giọt mưa lớn trút xuống mặt chàng bất giác chàng thở phào một cái nhẹ nhõm.
Ở ngoài miếu, chàng không còn lo Bảo Tượng nghe rõ động tĩnh nên nhổ râu tóc mau hơn.
Cuối cùng cả mái tóc dài và hàm râu quai nón, Địch Vân đã nhổ hết sạch sẽ.
Chàng lại đem những râu tóc nhổ ra rồi vùi xuống đống bùn để phòng ngừa Bảo Tượng có thể phát giác những điều khả nghi.
Địch Vân đưa tay lên sờ cái đầu trọc lóc và hàm râu trụi hết, miệng lẩm bẩm:
– Bây giờ ta không còn là “Lão tặc” mà đã biến thành “Thằng trọc”. Chàng không nhịn được phải cười thầm tự nhủ:
– Vừa rồi ta nhổ loạn nhổ ẩu một hồi tất trên đầu và dưới cằm còn huyết tích loang lổ, vậy ta phải rửa sạch để khỏi lộ ngấn tích.
Thế rồi chàng ngửa đầu lên cho nước mưa tưới xuống bộ mặt lem luốc.
Chàng lại nghĩ:
– Đầu mặt ta không còn chỗ sơ hở, nhưng quần áo ta mặc, lão ác tăng có thể nhận ra cũng là hỏng bét. Ồ! Không có quần áo thay sao ta không bắt chước hắn cởi hết ra để mình trần trục thì đã sao?
Chàng liền cởi hết áo quần, chỉ để lại tấm Ô tằm giáp và nó biến thành áo lót.
Muốn giải quyết vấn đề không quần, chàng liền dùng áo ngoài quấn quanh người.
Địch Vân còn sợ Bảo Tượng nhận biết lai lịch tấm Ô tằm giáp, liền lăn mình xuống đống bùn để ngoài tấm áo đó dính đầy đất cát.
Hiện giờ Đinh Điển có sống lại, e rằng trong lúc nhất thời cũng không nhận ra chàng nữa.
Địch Vân bụng bảo dạ:
– Không hiểu hiện giờ hình thù ta biến đổi đến thế nào? Chờ đến lúc trời sáng ta sẽ soi xuống đầm nước xem sao?
Chàng lần mò đi tới một gốc cây lớn, dùng ngón tay móc đất thành một huyệt động để chôn dấu cái bọc nhỏ.
Bất giác chàng tự hỏi:
– Nếu ta trốn thoát được độc thủ ác tăng, bảo vệ được đại ca bình yên thì ngày sau ta phải tìm đến tạ Ơn người đã buộc vết thương cho ta và tặng bạc cùng đồ trang sức. Nhưng người đó là ai?
Trời vừa hửng sáng, Địch Vân lén lút đi về phía nam rồi rẽ qua mé tây.
Chàng đi chừng được hơn một dặm thì trời sáng tỏ. Mưa rào vẫn chưa ngớt.
Địch Vân đoán chắc Bảo Tượng còn ở miếu chưa bỏ đi. Chàng muốn kiếm một món khí giới nhưng ở giữa nơi hoang dã này thì tìm đâu ra được?
Chàng đành lượm một phiến đá nhọn hoắt dấu vào sau lưng, định bụng hễ gặp cơ hội là đâm vào yếu huyệt trên người ác tăng, may ra kết quả được tính mạng hắn cũng chưa biết chừng. Có điều chàng đánh một đòn thành công hay không là còn nhờ trời.
Địch Vân soi mặt xuống đầm nước thấy hình thù mình rất cổ quái. Chàng không nhịn được phải phì cười, rồi chàng lại cảm thấy nỗi đau khổ thê lương không bút nào tả xiết.
Trong lòng nhớ tới Đinh Điển, chàng không thể chờ đợi tìm thứ binh khí thích hợp hơn, lại nhằm hướng đông tiến về phía miếu Thổ thần.
Địch Vân bụng bảo dạ:
– Ta phải làm bộ điên điên khùng khùng, hay là một tên khất cái vô lại ở vùng này mới được.
Lúc gần tới miếu, chàng lớn tiếng hát ngao một khúc sơn ca. Miệng chàng nói:
– Hỡi cô nàng ở trái núi bên kia! Hãy nghe ta hát đây:
Mấy lời nhắn nhủ cô nàng,.
Lấy chồng chớ lấy tình lang nhà giàu.
Vương tôn công tử cơ cầu.
Lấy chàng chó ghẻ trọc đầu A Tam.
Ngày trước khi còn ở thôn quê, thuộc tỉnh Hồ Nam, chàng đã quen hát với Thích Phương tại ngoài đồng ruộng hoặc bên khe suối có đến hàng ngàn hàng vạn câu sơn ca.
Theo phong tục ở Hồ Nam, những khúc sơn ca đều tùy ngẫu hứng, tùy cảnh tượng mà đặt ra. Lời lẽ thô sơ, vần thơ ép uổng, chẳng khác câu chuyện ngày thường là mấy, nhưng nó cũng bộc lộ tình ý thiên nhiên.
Địch Vân miệng cất tiếng hát, trong lòng lại chua xót. Từ ngày chàng vào ngục đến giờ đã năm năm, không được dắt tay Thích Phương đi chơi để hát ngao nữa.
Bây giờ tuy cựu điệu trùng ca nhưng cảnh trước mắt lại ly kỳ cổ quái. Người nghe chàng hát chẳng còn là cô tiểu muội xinh đẹp mà là một đại hòa thượng hung dữ, thân thể trần truồng.
Địch Vân vừa hát vừa ngó trước ngó sau, chậm chậm tiến gần đến miếu thổ địa.
Trong lòng rất đỗi khẩn trương, chàng bắt chước giọng đàn bà đáp lại:
Trọc đầu lại muốn lấy ta,.
Ta là một gái như hoa giữa rừng,.
Thấy người đầu trọc mà cưng,.
Vì không cần lược...
Chàng chưa hát hết câu thì Bảo Tượng ở trong miếu đã chạy ra. Lão lấy tấm áo dài quây quanh mình từ lưng trở xuống. Lão nhìn xem ai thì thấy Địch Vân hát ngao đi tới. Đầu chàng trọc lóc. Lão tưởng chàng là kẻ bị bệnh trụi hết tóc. Khúc sơn ca của chàng khiến lão không khỏi phì cười. Lão cất tiếng gọi:
– Gã trọc kia! Lại đây!
Địch Vân lại hát:
Đại sư muốn gọi ta chăng?
Để cho tiền bạc kim ngân mà xài.
A Tam vận đã hên rồi,.
Đại sư mời đến để xơi thịt bò.