Chương Hàm thấy các tướg giận giữ muốn chém sứ, liền cản lại nói:
- Không nên vì đứa phản thần mà chém sứ e mang tội kháng mệnh triều đình. Chi bằng giữ Triệu Thường lại, phiên tấu về triều xem vua xử như thế nào đã.
Các tướng theo lời, bắt Triệu Thường giam lại.
Trong lúc Chương Hàm đang thảo sớ, bọn Trần Hy kéo đến nói:
- Tôi nghe tin Triệu Cao đã in sâu vào đầu óc vua Nhị Thế dẫu chúng ta có minh oan đến đâu cũng chẳng ai xét đến. Cái họa diệt tộc không tránh khỏi. Ấy vậy, cứ chém sứ đi cho hả lòng, rồi sẽ liệu sau.
Chương Hàm còn lưỡng lự. Cách hai ngày sau có thư Trần Dư từ nước Triệu gởi đến.
Trong thư nói:
Xưa Ngô Khởi làm tướng nhà Tần, đánh thành, cướp nước, biết bao khó nhọc, thế mà cuối cùng không khỏi tội chết. Còn như Mông Ðiềm đuổi rợ Hung, mở đất Trung Du dài hơn nghìn dậm. Công lớn dường ấy mà cũng không tránh khỏi thác oan !
Nay tướng quân ba đời làm tướng, công lao không nhỏ. Thế mà mới thua mấy trận, thiệt mất vài muôn vạn quân, trên dưới đã nhao nhao dèm síểm. Rõ là nhà Tần có tánh đố kỵ tơi trung.
Trời đã muốn làm mất nhà Tần, ai còn có thể cứu vãn được. Người ta tận trung vua thảo tôi hiền còn đem thân hy sinh cho kẻ tàn bạo, vong ân mà uổng mạng.
Tướng quân, trong không thể trực gián, ngoài làm một bại tướng, cô lập, sống sao nổi ? Vả lại,thiên hạ đang lầm than, anh hùng đua nhau phất cờ khởi nghĩa, đưa xã hội tiến tới cuộc sống huy hoàng, tướng quân làm cái việc giữ lấy bánh xe lịch sử không cho quay, như thế tưởng không phải là thượng sách. Theo tôi, tướng quân nên liên kết với chư hầu, trừ bạo ngược, trước bảo vệ thân mình, sau để người đời khỏi chê trách.
Kính Thư
Chương Hàm xem xong, bàn với chư tướng:
- Trần Dư nói cũng có lý, song chẳng biết nên đi phưong nào cho phải ?
Trần Hy nói:
- Các nước mới lập, sức còn yếu chưa có thể nương thân được. Duy có Sở, Hạng Vũ oai danh lừng lẩy, thế lực kiêu hùng, các chư hầu đều phải tùng phục. Tôi chắc sau này nhà Tần sẽ mất về tay nước Sở. Nếu chúng ta theo về Sở ngôi công khanh chẳng mất.
Chương Hàm nói:
- Trước kia ta giết Hạng Lương, Hạng Vũ đem lòng thù oán, khi nào lại dùng ta.
Trần Hy nói:
- Tôi xin vì tướng quân sang Sở làm thuyết khách, dò ý Hạng Vũ rồi sẽ liệu.
Chương Hàm nói:
- Ðược, xin ngài cứ thử xem, tôi chờ đợi kết quả.
Trần Hy cỡi ngựa sang Sở, sai người vào bẩm:
- Có sứ Tần xin vào yết kiến.
Hạng Vũ cho vào, hỏi sứ giả:.
- Các tướng Tần khốn đốn đã lâu, không chịu nổi, hoàn cảnh ấy sai ngươi đến đây thuyết khách chăng ?
Trân Hy nói:
- Kẻ trượng phu vì nghĩa dẫu tan xương nát thịt cũng chẳng phàn nàn huống chi điều khổ nhọc. Tôi đến đây không phải để thuyết khách mà để trình bày với tướng quân một điều bất nghĩa.
Hạng Vũ hỏi:
- Ðiều bất nghĩa là điều gì ?
Trần Hy nói:
- Chương tướng quân tôi khó nhọc suốt ba mươi năm trời, phò nhà Tần bảo vệ lấy giang sơn, nằm gai nếm mật nơi rừng giáo mưa tên. Lẽ ra, đó là một công trạng đối với nước Tần, thế mà Triệu Cao đem lòng gian ác, dèm siểm vua Tần, mưu kết tội Chương tướng quân tôi. Thật là điều bất nghĩa.
Hạng Vũ hỏi:
- Ngươi đem chuyện ấy nói với ta để làm gì ?
Trần Hy nói:
- Trước là để tướng quân thấu rõ được lòng dạ kẻ bất nghĩa sau là để tướng quân thấy nỗi lòng oán vọng của Chương Hàm đối với Triệu Cao.
Hạng Vũ cười lớn, nói:
- Như thế ta lại càng dễ diệt nước Tần chứ sao !
Trần Hy nói:
- Ðúng vậy. Nhưng nếu tướng quân biết lợi dụng lánh của Chương Hàm thì mới dễ, bằng để cho Chương Hàm cầm quân bảo vệ nhà Tần, tôi e khó diệt nhà Tần được.
Hạng Vũ hỏi:
- Nhà ngươi muốn ta lợi dụng lòng oán thù của Chương Hàm như thế nào ?
Trần Hy nói:
- Chương Hàm tuy bị cô lập, nhưng trong tay còn hơn mươi vạn quân, và nhiều kiện tướng, nếu cho Chương Hàm đầu Sở, chung sức diệt Tần để báo thù, đó lợi dụng được Chương Hàm đó.
Hạng Vũ vỗ án hét:
- Chương Hàm giết chết chú ta, thù ấy chưa trả, ta quyết bắt Chương Hàm sẻ thịt ăn gan, lẽ nào lại cho nó quy hàng !
Trần Hy không đáp, mỉm miệng cười.
Hạng Vũ hét lớn nói:
- Ngươi cười gì ? Muốn đem xác đến đây thử lưỡi kiếm của ta sao ?
Trần Hy nói:
- Tôi cười tướng quân chỉ chăm chăm lo việc nhỏ mà bỏ mất việc lớn. Ðã là tướng ra trận , ai vì chúa nấy, sao tướng quân lại nghĩ đến tình riêng mà cố chấp như vậy. Kẽ trượng phu vì nước quên nhà, vì lợi chung bỏ thù thù riêng mới gọi là người đại lượng.
Phạm Tăng ghé vào tai Hạng Vũ, bàn:
- Hiện nay uy thế của tướng quân rất mạnh, thế mà chưa vào được cửa quan là vì có Chương Hàm ngăn giử. Chương Hàm đầu Sở tức là trời muốn giúp tướng quân diệt Tần, tướng quân nên bỏ thù riêng lập ơn mới, Chương Hàm mang ơn tướng quân tất phải tận tâm, tận sức Ðó là thủ đoạn của kẽ anh hùng hào kiệt vậy.
Hạng Vũ nghe nói tĩnh ngộ, khen:
- Nếu không có quân sư tôi đã làm môt việc đáng tiếc.
Liền nói với Trần Hy:
- Tôi vì nặng tình gia đình mà quên nghĩa lớn. Thù thúc phụ chỉ là thù riêng, còn việc nước là việc chung của thiên hạ. không lẽ vì thù riêng mà bỏ việc công. Vậy nếu Chương Hàm thực lòng đầu Sở, ta sẽ bỏ hết thù xưa, cùng nhau cộng sự, mai sau phú quí cùng hưỏng.
Trần Hy từ giã Hạng Vũ trở về thuật lại với Chương Hàm.
Chương Hàm nói:
- Cứ như lời túc hạ thì đầu Sở là phải. Nhưng ta e Phạm Tăng nhiều quỉ kế, gạt ta đến đó ám hại chăng. Vậy túc hạ chịu khó đi một lần nữa xem hư thực thế nào.
Trần Hy vâng lời, Cởi ngựa sang dinh Sở, yết kiến Hạng Vũ và nói:
- Chương tướng quân tôi bản ý muốn đầu hàng, nhưng lại e tướng quân có nhớ thù cũ, nén chưa dám xếp giáp.
Hạng Vũ cười nói:
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. Trượng phu đã nói một lời ngàn vàng khôn chuộc !
Nói xong cầm mũi tên bẻ làm đôi, giao cho Trần Hy một nữa đem về đưa cho Chương Hàm.
Chương Hàm tức tưởi khen, và nói:
- Hạng Vũ thật là kẻ anh hùng nghĩa khí, đáng cho ta theo phò.
Tức thì thăng trướng, hội chư tướng chém đầu Triệu Thường, rồi hợp hai mươi vạn quân kéo thẳng đến Chương Nam, cách trại Sở ba mươi dặm.
Hạng Vũ truyền quân trong trại đội ngủ chĩnh tề, gươm tuốt khỏi võ đứng hai hàng để thu nhận hàng tướng.
Chương Hàm đi đến trước trại Sở, xuống ngựa, thẳng vào viên môn, sụp lạy trước trướng, nói:
- Chương Hàm tôi bị Triệu Cao dèm báng, vua Nhị Thế không tiếp quân lương, sức cùng lực tận, may nhờ tướng quân rộng lượng mở đường cho chúng tôi nương tựa, ơn ấy dẫu chết chẳng dám quên. Xin đem thân trâu ngựa đền đáp.
Hạng Vũ bước xuống cầm tay Chương Hàm an ủi:
- Nay tướng quân đã đến đây cùng tôi lo chung việc thiên hạ, vậy xin hết lòng hết dạ, mai sau diệt được nước Tần công lao chẳng nhỏ....
Chương Hàm lạy tạ, rồi đem binh tướng mình nhập vào binh Sở.
Tin ấy đồn đến hàm Dương, Triệu Cao vào tâu với vua Nhị Thế:
- Chương Hàm thực có ý làm phản, nay đã đem cả binh bộ đầu Sở rồi !
Vua Nhị Thế giận dữ hạ lệnh bắt cả tôn thuộc của Chương Hàm và các tướng chém hết.
Chương Hàm hay được tin khóc sướt mướt, oán vọng Triệu Cao thấu trời, liền vào bàn với Hạng Vũ:
- Nhân lúc nhà Tần không có tướng giữ cửa quan, tướng quân nên dẫn quân qua sông Chương, đến thẳng đất Tân An và Miên Chỉ, chỉ một trận là diệt được nhà Tần.
Hạng Vũ mời Phạm Tăng vào bàn bạc.
Phạm Tăng nói:
- Binh ta ở ngoài đã lâu ngày, lương thực không được sung đủ. Còn Hoài Vương hiện ở Bành Thành thiếu người bảo giá. Vả lại Tần đất rộng, dân đông, nếu rủi ro, bề nào đầu đuôi gián đoạn. Chi bằng trở về Bành Thành cũng cố triều chính, cho quân sĩ dưỡng sức rồi lập thành hai đạo quân, chia nhau tiến vào đất Tần một lượt, như vậy mới vẹn toàn.
Hạng Vũ đồng ý, truyền lệnh rút quân về Bành Thành, vào yết kiến Hoài Vương, lại dẫn các hàng tướng nước Tần vào bệ kiến.
Hoài vương mừng rỡ, truyền mở tiệc khao thưởng ba quân, phong Hạng Vũ làm Lỗ Công phong Lưu Bang làm Bái Công cho về hươu dưỡng quân sĩ đợi ngày xuất chinh.
Bái Công từ đó tuyển tướng luyện quân, chiêu mộ kẽ hào sĩ bốn phưong. Chỉ mới hai tháng mà các mưu thần, mãnh tướng rất đông như, Tiêu Hà, Phàn Khoái, Tào Tham, Chu Bột, Vương Lãng, Hạ Hầu Anh, Sài Vũ, Ngạn Hấp, Lưu Quán, Ðinh Phục,Chu Xương, Phó Khoan, Tiết Âu, Trần Bái, Chương Thương, Nhâm Ngao. Tướng hơn 50 viên, quân hơn 50 vạn.
Còn Lỗ Công thì dưới trướng có: Phạm Tăng, Anh Bố,Quý Bố, Chung Ly Muội, Hàn Sở, Vũ Anh, Ðinh Báo, Chưong Nhĩ, Trần Dư, Cung Ngao, Tang Ðồ, Long Thư, v.v... Tướng hơn một trăm viên, quân hơn năm mươi vạn. Bái Công chú trọng vê nhân nghĩa, không thích sát phạt, dùng đức thu phục nhân tâm.
Còn Lỗ Công uy thế càng mạnh thì tính khí càng nóng nảy, các tướng sợ uy hơn là đức, cả đến vua Hoài Vương cũng có ý sợ sệt.
Hoài Vương thường nói với quần thần:
- Bái Công là người nhân hậu, sau nay có thể đem lại hạnh phúc thái bình cho trăm họ được.
Một hôm, có người từ Hàm Dương lại, kể sự tàn bạo của vua Nhị Thế và sự chuyên quyền của Triệu Cao mỗi ngày một quá quắt, trăm họ sống không yên.
Lỗ Công hay tin, vào tâu vua Hoài Vương:
- Thần luyện tập binh mã đã lâu, nay chính là lúc cần xuất quân để trừ kẻ vô đạo cứu lấy muôn dân, xin Bệ hạ chỉ phán.
Vua phán:
- Trẫm đang muốn sai hai người chia đường đánh Tần. Khanh tâu như vậy rất hợp ý.
Liền truyền Bái Công và Lỗ Công đến gần, phán:
- Trăm họ rên siết dưới ách bạo chúa nhà Tần đã lâu, cứu dân sớm được ngày nào hay ngày ấy. Nay đánh cần phải chia làm hai nẻo, vì Tần đất rộng dân đông, đánh một mặt khó lấy hết được. Tuy nhiên, trẫm chưa biết sai ai đường nào, vậy hai khanh tạm lui ra, để trẫm bàn với quần thần đã.
Quần thần đều nói:
- Ðánh Tần có hai con đường: một đường phía Ðông, một đường phía Tây. Hai con đường ấy xa bằng nhau. Tuy nhiên, muốn cho được công bình xin Bệ hạ viết một lá thăm, ai bắt trúng đường nào đi đường ấy.
Hoài Vương chuẩn tấu liền viết tên hai con đường: Ðông, Tây bỏ vào hũ.
Lỗ Công bắt trúng Ðông lộ, còn Bái Công trúng Tây lộ.
Hai bên bái tạ vua trở về chỉnh đốn binh mã xuất chinh.
Ba quân hăm hở, cờ xí rợp trời, binh nào tướng ấy rất uy nghi.
Ngày khởi hành vua Hoài Vương cầm tay Lỗ Công, Bái Công nói:
- Các khanh lập ta lên làm vua là để hợp với nguyện vọng nhân dân, song ta xét mình tài hèn, đức bạc, không đũ đem hanh phúc cho thiên hạ. Hai khanh vào đất Tần lần này, người nào vào trước được Hàm Dương ta sẽ phong cho làm vua Tần, người nào vào sau phải chịu làm tôi. Hai khanh nên ghi nhớ lời ước của trẫm. Sau này thiên hạ được thái bình các khanh để cho trẫm một nơi nhàn cư, như thế trẫm mãn nguyện.
Lỗ công và Bái Công đồng thanh tâu:
- Chúng tôi xin hết lòng vì nước, mở rộng cơ đồ, đem thiên đô về Tràng An, gây lại được cơ nghiệp hùng vĩ của nhà Châu trước kia mới toại nguyện.
Nói xong, hai ngưòi lạy tạ, kéo binh mã thẳng đến Ðịnh Ðào, hợp hai làm một, đặt tiệc ăn mừng, kết làm anh em.
Bái Công làm anh, Lỗ Công làm em, tình ý rất thân mật
Ðoạn hai người chia tay, ai đi đường nấy.
Bái Công theo Tây lộ đem quân đến ấp Bắc Xương, lúc ấy vào tiết mùa xuân, trời không nắng lắm, thỉnh thoảng có mưa phùn, ban đêm gió ngàn thổi lạnh.
Thành Bắc Xương cửa đóng kín cờ xí cắm la liệt trong thành lơ thơ với bóng quân canh.
Phàn Khoái xin đánh thành, Bái Công nói:
- Chổ này là ấp nhỏ, thành quách sơ sài. Vả lại dân chúng đã khổ cực nhiều dưới ách bạo chúa, nay ta còn sát phạt sao đành.
Lời nói đầy nhân đạo ấy đồn vang khắp nơi. Các bậc bô lão trong thành hay được bàn tán:
- Những kẽ sống dưới ách tàn bạo, mong một lời nhân nghĩa chẳng khác nào kẻ đang khát trông nước uống. Bái Công người nhân đức như thế chúng ta lẽ nào không tùng phục.
Bèn rũ nhau đến nói với quan Ấp Lệnh:
- Dân chúng tôi khổ với chế độ nhà Tần như chìm trong nước lửa. Nay gặp đại quân của Bái Công đến đây như trời hạn gặp mưa, xm quan lớn mở thành đầu hàng đê dân chúng nếm mùi ân đức.
Quan Ấp Lệnh theo lời, mở cửa thành nghênh tiếp.
Bái Công kéo quân vào thành, hạ lệnh cấm quân sĩ không dược lấy của dân một vật gì.
Trăm họ đem lòng ái mộ. Tiếng thơm đồn đi khắp nơi. Quân Bái Công đi đến đâu dân chúng đều mở cửa tiếp.
Một hôm, đến đất Cao Dương quan Ấp Lệnh là Vương Ðức ra khỏi thành ba mươi dặm đón rước, Bái Công thấy Vương Ðức nói năng hoạt bát, khí tượng hơn người, liền dắt tay vào thành, mời ngồi, và nói:
- Hiền hầu đã vui lòng qui thuận, vậy xin cùng với Bang này đi đánh Tần trừ bạo chúa.
Vương Ðức chắp tay thưa:
- Tôi tài hèn, dốt nát, không giúp tướng quân được bao nhiêu, vả lại, mấy năm chánh sách nhà Tần tàn bạo, tôi cai trị nơi đây dùng nhân nghĩa rải cho dân vì vậy dân chúng mến tôi lắm, không nỡ rời. Nơi huyện này có một hiền sĩ họ Lịch tên Tự Cơ, nhà nghèo, tính phóng đãng, tuy bề ngoài có vẽ ngông cuồng, nhưng bên trong chứa đầy mưu lược. Nhân lúc thiên hạ loạn lạc, nhà Tần đốt sách, chôn học trò, liền mới mượn chén giả say. Ông ta thường nói với tôi: Tôi say suốt ngày, nhưng nếu gặp minh quân tôi tĩnh lại ngay. Xin tướng quân cho cho mời người ấy làm chức Biệt Giá để sớm tối bàn bạc thì ích lợi hơn tôi nhiều.
Bái Công mừng rỡ, nhờ Vương Ðức đi mời Lịch Sinh.
Ðến nơi, Lịch Sinh còn đang say, nằm chưa dậy.
Gia đồng đánh thức, Lịch Sinh khoác áo ra chào và nói:
- Hôm nay quý chức hạ cố đến tệ xá hẳn có điều chi dạy bảo ?
Vương Ðức nói:
- Thường ngày tiên sinh ước được gặp minh chủ, nay tôi xem Bái Công, người khoan nhân đại độ, đáng bậc đế vương, tôi đã tiến dẫn tiên sinh làm chức Biệt giá, xin tiên sinh bằng lòng cho.
Lịch Sinh nói:
- Tôi đã có nghe đức độ của Bái Công, song chưa giáp mặt chẳng biết lời đồn đãi ấy hư thiệt thế nào. Nếu quả gặp được minh chủ từ nay tôi hết say.
Dứt lời, cười ha hả, sửa soạn khăn áo theo Vương Ðức vào thành, yết kiến Bái Công.
Bái Công đang ngồi cho hai tỳ nữ rửa chân, Lịch Sinh chỉ xá một cái chứ không lạy. Rồi qua một lúc cất tiếng hỏi:
- Túc hạ muốn giúp nhà Tần đánh chư hầu hay giúp chư hầu đánh nhà Tần ?
Bái Công thấy Lịch Sinh già nua, ăn nói sổ sàng như thế, cau mày, mắng:
- Chà ! Anh hủ nho này hỏi mới ngu chứ ! Thiên hạ khổ vì nhà Tần đã lâu, nay ta phụng mệnh vua Hoài Vương trừ bạo chúa, cứu muôn dân, sao lại dám nói giúp nhà Tần ?
Lịch Sinh nói:
- Túc hạ muốn đánh Tần trừ bạo chúa, cất nghĩa binh thu phục lòng người, thế mà lại đối xử với hiền sĩ bằng cử chỉ ngạo như thế đó thì ai còn giúp mình lo việc lớn.
Bái Công nghe nói, thôi rửa chân, vội vàng đội mũ, mặc áo, mời Lịch Sinh lên ngồi, và xin lỗi:
- Vừa rồi tôi vô ý, không biết tiên sinh, lỡ thất lễ xin tiên sinh vui lòng hỉ xả.
Qua một lúc, Bái Công hỏi:
- Tiên sinh đã hạ cố đến đây, có điều gì cao kiến xin chỉ giáo ?
Lịch Sinh đem chuyện lục quốc tung hoành, và chánh sách tàn bạo của vua Tần ra nói, miệng như nước chảy thao thao bất tuyệt. Bái Công lấy làm đắc ý, hỏi đến mưu đánh Tần.
Lịch Sinh nói:
- Túc hạ đem đoàn quân ô hợp vào đất Tần chẳng khác nào lùa bầy dê vào hang cọp. Tôi thấy sự thất bại trước mắt.
Bái Công nói:
- Tôi lấy nghĩa binh đánh với quân bất nghĩa cớ sao thất bại ?
Lịch Sinh nói:
- Ðành vậy ! Nhưng binh Tần đông, lương thực đầy đủ, việc nghĩa có sức mạnh lâu dài, bạo lực có sức mạnh cấp thời. Túc hạ không củng cố căn bản thì khó thắng được.
Bái Công hỏi:
- Ý tiên sinh muốn phải làm thế nào ?
Lịch Sinh đáp:
- Trần Lưu là cho xung yếu nhất trong thiên hạ, bốn mặt tám bề hình thể hiểm trở, trong thành lương thảo rất nhiều, quan Thái Thú là Trần Ðồng vốn có quen với tôi. Tôi có thể dụ được. Nếu lấy Trần Lưu làm chổ căn bản trú quân, rồi thừa cơ chiếm Quan Trung, đó là thượng sách.
Bái Công mừng rỡ, nhờ Lịch Sinh đến Trân Lưu phủ dụ.
Quan lệnh Trần Lưu nghe Lịch Sinh đến, ra đón vào hậu đường đặt tiệc khoản đải.
Lịch Sinh nói:
- Làm tôi chọn chúa mà thờ. Lâu nay vì nhà Tần vô đạo. Tôi mượn chén giả say, gát bỏ việc đời. Vừa rồi, gặp được Bái Công là đấng hiền lương, đáng mặt minh chủ, tôi đã đem thân quy phục. Hiền hầu giữ cái thành nhỏ này, dưới chánh lệnh tàn bạo, muôn dân thán oán, chi bằng theo giúp Bái Công phất cờ khởi nghĩa cứu lấy muôn người khỏi cảnh lầm than.
Trần Ðồng ngồi cúi mặt suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tiên sinh nói cũng phải, song tôi ăn lộc nước, nỡ nào phản lại nhà Tần.
Lịch Sinh vừa cuời vừa nói:
- Vua Tần tàn bạo, làm khổ trăm họ, giết đi là chánh đạo, sao lại bảo là phản ?
Trần Ðồng đứng dậy nói:
- Tôi xin lĩnh ý tiên sinh.
Hai người tâm sự một lúc rồi mở cửa thành đón Bái Công vào.
Bái Công đóng quân nơi Trần Lư ngót một tháng, chiêu tập binh mã các cứ được thêm hơn năm vạn.
Lương thực sung túc, quân lực dồi dào.
Bái Công nói với Lịch Sinh:
- Từ khi gặp tiên sinh, tôi chẳng khác nào như cá gặp nước, ơn tiên sinh rất lớn.
Nói rồi phong cho Lịch Sinh làm Quảng Dã quân, ở luôn bên cạnh bàn mưu giúp kế.
Lịch Sinh nói:
- Tôi tuy được túc hạ trọng đãi. song tài năng chưa đáng với lòng ưu ái của túc hạ. Gần đây có một người gồm đủ kinh luân, thừa tài thao lược, mưu trí dẫu Y Doãn đời vua Thang, Lã Vọng đời nhà Châu cũng chưa hơn nổi. Nếu được người ấy giúp sức lo gì không thu đoạt thiên hạ, diệt nhà Tần ?
Bái Công hỏi vội:
- Người ấy là ai ? Hiện ở đâu ?
Lịch Sinh nói:
- Người ấy hiện ở nước Hàn, họ Trương tên Lương, chữ là Tử Phòng, quyến thuộc năm đời làm tướng nước Hàn. Nay muốn vì nước Hàn báo thù, nhưng nước Hàn mới lập thế quân còn yếu ớt chưa khởi sự được.
Bái Công nói:
- Người ấy đã làm tướng nước Hàn, lẽ nào còn chịu đến giúp ta.
Lịch Sinh nói:
- Tôi có một kế, dụ Trương Lương đến đây, rồi dùng lời khích lệ tất Trưong Lương phải theo ta.
Bái Công nói:
- Xin tiên sinh vì tôi bày kế.
Lịch Sinh nói:
- Túc hạ viết môt phong thư sai người đem đến nước Hàn, mượn 50000 hộc lương. Nước Hàn không có lương tất cho Trương Lương sang giúp.
Bái Công theo lời, viết phong thư gửi cho vua Hàn.
Vua Hàn mở thư ra xem, trong thư nói:
Ðại tướng quân nước Sở là Lưu Bang kkính dâng Hàn vương điện hạ nhã giám.
Trộm nghĩ: Thủy Hoàng vô đạo, Nhị Thế bất lương, trăm họ khổ đau, oán hờn chồng chất. Tôi nay phụng mệnh Sở Hoài Vương trả thù cho sáu nước bị diệt vong, cứu thiên hạ qua cơn tai biến, ngặt vì quân đi trăm dặm, lương thực không đủ dùng, vậy sai sứ thần là Lịch Tự Cơ sang vay quý quốc năm mươi vạn hộc lương, chờ lúc diệt xong nước Tần sẽ hoàn lại. Xin cho đó là việc nghĩa, mà cũng là nhiệm vụ chung chớ chối từ. Nay kính thư
Hàn Vương xem thư xong. họp quần thần nghị luận.
Quần thần nói:
- Nước Hàn ta mới lập, binh lương nghèo nàn, tự mình cứu mình còn chưa xong, lấy đâu để giúp người ?
Hàn vương nói:
- Bái Công phụng mệnh đánh Tần, thực là việc chung của thiên hạ. Ta cũng có một phần trách nhiệm đối với chư hầu, lẽ nào từ chối. Nếu muốn góp phần giúp đở thì lấy đâu ra năm vạn hộc lương. Khó thay !
Trương Lương bước ra tâu:
- Xin Ðại vương tiếp sứ, tôi sẽ theo sứ thần đến yết Bái Công và có cách giải được điều khó khăn đó.
-------------
.
- Không nên vì đứa phản thần mà chém sứ e mang tội kháng mệnh triều đình. Chi bằng giữ Triệu Thường lại, phiên tấu về triều xem vua xử như thế nào đã.
Các tướng theo lời, bắt Triệu Thường giam lại.
Trong lúc Chương Hàm đang thảo sớ, bọn Trần Hy kéo đến nói:
- Tôi nghe tin Triệu Cao đã in sâu vào đầu óc vua Nhị Thế dẫu chúng ta có minh oan đến đâu cũng chẳng ai xét đến. Cái họa diệt tộc không tránh khỏi. Ấy vậy, cứ chém sứ đi cho hả lòng, rồi sẽ liệu sau.
Chương Hàm còn lưỡng lự. Cách hai ngày sau có thư Trần Dư từ nước Triệu gởi đến.
Trong thư nói:
Xưa Ngô Khởi làm tướng nhà Tần, đánh thành, cướp nước, biết bao khó nhọc, thế mà cuối cùng không khỏi tội chết. Còn như Mông Ðiềm đuổi rợ Hung, mở đất Trung Du dài hơn nghìn dậm. Công lớn dường ấy mà cũng không tránh khỏi thác oan !
Nay tướng quân ba đời làm tướng, công lao không nhỏ. Thế mà mới thua mấy trận, thiệt mất vài muôn vạn quân, trên dưới đã nhao nhao dèm síểm. Rõ là nhà Tần có tánh đố kỵ tơi trung.
Trời đã muốn làm mất nhà Tần, ai còn có thể cứu vãn được. Người ta tận trung vua thảo tôi hiền còn đem thân hy sinh cho kẻ tàn bạo, vong ân mà uổng mạng.
Tướng quân, trong không thể trực gián, ngoài làm một bại tướng, cô lập, sống sao nổi ? Vả lại,thiên hạ đang lầm than, anh hùng đua nhau phất cờ khởi nghĩa, đưa xã hội tiến tới cuộc sống huy hoàng, tướng quân làm cái việc giữ lấy bánh xe lịch sử không cho quay, như thế tưởng không phải là thượng sách. Theo tôi, tướng quân nên liên kết với chư hầu, trừ bạo ngược, trước bảo vệ thân mình, sau để người đời khỏi chê trách.
Kính Thư
Chương Hàm xem xong, bàn với chư tướng:
- Trần Dư nói cũng có lý, song chẳng biết nên đi phưong nào cho phải ?
Trần Hy nói:
- Các nước mới lập, sức còn yếu chưa có thể nương thân được. Duy có Sở, Hạng Vũ oai danh lừng lẩy, thế lực kiêu hùng, các chư hầu đều phải tùng phục. Tôi chắc sau này nhà Tần sẽ mất về tay nước Sở. Nếu chúng ta theo về Sở ngôi công khanh chẳng mất.
Chương Hàm nói:
- Trước kia ta giết Hạng Lương, Hạng Vũ đem lòng thù oán, khi nào lại dùng ta.
Trần Hy nói:
- Tôi xin vì tướng quân sang Sở làm thuyết khách, dò ý Hạng Vũ rồi sẽ liệu.
Chương Hàm nói:
- Ðược, xin ngài cứ thử xem, tôi chờ đợi kết quả.
Trần Hy cỡi ngựa sang Sở, sai người vào bẩm:
- Có sứ Tần xin vào yết kiến.
Hạng Vũ cho vào, hỏi sứ giả:.
- Các tướng Tần khốn đốn đã lâu, không chịu nổi, hoàn cảnh ấy sai ngươi đến đây thuyết khách chăng ?
Trân Hy nói:
- Kẻ trượng phu vì nghĩa dẫu tan xương nát thịt cũng chẳng phàn nàn huống chi điều khổ nhọc. Tôi đến đây không phải để thuyết khách mà để trình bày với tướng quân một điều bất nghĩa.
Hạng Vũ hỏi:
- Ðiều bất nghĩa là điều gì ?
Trần Hy nói:
- Chương tướng quân tôi khó nhọc suốt ba mươi năm trời, phò nhà Tần bảo vệ lấy giang sơn, nằm gai nếm mật nơi rừng giáo mưa tên. Lẽ ra, đó là một công trạng đối với nước Tần, thế mà Triệu Cao đem lòng gian ác, dèm siểm vua Tần, mưu kết tội Chương tướng quân tôi. Thật là điều bất nghĩa.
Hạng Vũ hỏi:
- Ngươi đem chuyện ấy nói với ta để làm gì ?
Trần Hy nói:
- Trước là để tướng quân thấu rõ được lòng dạ kẻ bất nghĩa sau là để tướng quân thấy nỗi lòng oán vọng của Chương Hàm đối với Triệu Cao.
Hạng Vũ cười lớn, nói:
- Như thế ta lại càng dễ diệt nước Tần chứ sao !
Trần Hy nói:
- Ðúng vậy. Nhưng nếu tướng quân biết lợi dụng lánh của Chương Hàm thì mới dễ, bằng để cho Chương Hàm cầm quân bảo vệ nhà Tần, tôi e khó diệt nhà Tần được.
Hạng Vũ hỏi:
- Nhà ngươi muốn ta lợi dụng lòng oán thù của Chương Hàm như thế nào ?
Trần Hy nói:
- Chương Hàm tuy bị cô lập, nhưng trong tay còn hơn mươi vạn quân, và nhiều kiện tướng, nếu cho Chương Hàm đầu Sở, chung sức diệt Tần để báo thù, đó lợi dụng được Chương Hàm đó.
Hạng Vũ vỗ án hét:
- Chương Hàm giết chết chú ta, thù ấy chưa trả, ta quyết bắt Chương Hàm sẻ thịt ăn gan, lẽ nào lại cho nó quy hàng !
Trần Hy không đáp, mỉm miệng cười.
Hạng Vũ hét lớn nói:
- Ngươi cười gì ? Muốn đem xác đến đây thử lưỡi kiếm của ta sao ?
Trần Hy nói:
- Tôi cười tướng quân chỉ chăm chăm lo việc nhỏ mà bỏ mất việc lớn. Ðã là tướng ra trận , ai vì chúa nấy, sao tướng quân lại nghĩ đến tình riêng mà cố chấp như vậy. Kẽ trượng phu vì nước quên nhà, vì lợi chung bỏ thù thù riêng mới gọi là người đại lượng.
Phạm Tăng ghé vào tai Hạng Vũ, bàn:
- Hiện nay uy thế của tướng quân rất mạnh, thế mà chưa vào được cửa quan là vì có Chương Hàm ngăn giử. Chương Hàm đầu Sở tức là trời muốn giúp tướng quân diệt Tần, tướng quân nên bỏ thù riêng lập ơn mới, Chương Hàm mang ơn tướng quân tất phải tận tâm, tận sức Ðó là thủ đoạn của kẽ anh hùng hào kiệt vậy.
Hạng Vũ nghe nói tĩnh ngộ, khen:
- Nếu không có quân sư tôi đã làm môt việc đáng tiếc.
Liền nói với Trần Hy:
- Tôi vì nặng tình gia đình mà quên nghĩa lớn. Thù thúc phụ chỉ là thù riêng, còn việc nước là việc chung của thiên hạ. không lẽ vì thù riêng mà bỏ việc công. Vậy nếu Chương Hàm thực lòng đầu Sở, ta sẽ bỏ hết thù xưa, cùng nhau cộng sự, mai sau phú quí cùng hưỏng.
Trần Hy từ giã Hạng Vũ trở về thuật lại với Chương Hàm.
Chương Hàm nói:
- Cứ như lời túc hạ thì đầu Sở là phải. Nhưng ta e Phạm Tăng nhiều quỉ kế, gạt ta đến đó ám hại chăng. Vậy túc hạ chịu khó đi một lần nữa xem hư thực thế nào.
Trần Hy vâng lời, Cởi ngựa sang dinh Sở, yết kiến Hạng Vũ và nói:
- Chương tướng quân tôi bản ý muốn đầu hàng, nhưng lại e tướng quân có nhớ thù cũ, nén chưa dám xếp giáp.
Hạng Vũ cười nói:
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. Trượng phu đã nói một lời ngàn vàng khôn chuộc !
Nói xong cầm mũi tên bẻ làm đôi, giao cho Trần Hy một nữa đem về đưa cho Chương Hàm.
Chương Hàm tức tưởi khen, và nói:
- Hạng Vũ thật là kẻ anh hùng nghĩa khí, đáng cho ta theo phò.
Tức thì thăng trướng, hội chư tướng chém đầu Triệu Thường, rồi hợp hai mươi vạn quân kéo thẳng đến Chương Nam, cách trại Sở ba mươi dặm.
Hạng Vũ truyền quân trong trại đội ngủ chĩnh tề, gươm tuốt khỏi võ đứng hai hàng để thu nhận hàng tướng.
Chương Hàm đi đến trước trại Sở, xuống ngựa, thẳng vào viên môn, sụp lạy trước trướng, nói:
- Chương Hàm tôi bị Triệu Cao dèm báng, vua Nhị Thế không tiếp quân lương, sức cùng lực tận, may nhờ tướng quân rộng lượng mở đường cho chúng tôi nương tựa, ơn ấy dẫu chết chẳng dám quên. Xin đem thân trâu ngựa đền đáp.
Hạng Vũ bước xuống cầm tay Chương Hàm an ủi:
- Nay tướng quân đã đến đây cùng tôi lo chung việc thiên hạ, vậy xin hết lòng hết dạ, mai sau diệt được nước Tần công lao chẳng nhỏ....
Chương Hàm lạy tạ, rồi đem binh tướng mình nhập vào binh Sở.
Tin ấy đồn đến hàm Dương, Triệu Cao vào tâu với vua Nhị Thế:
- Chương Hàm thực có ý làm phản, nay đã đem cả binh bộ đầu Sở rồi !
Vua Nhị Thế giận dữ hạ lệnh bắt cả tôn thuộc của Chương Hàm và các tướng chém hết.
Chương Hàm hay được tin khóc sướt mướt, oán vọng Triệu Cao thấu trời, liền vào bàn với Hạng Vũ:
- Nhân lúc nhà Tần không có tướng giữ cửa quan, tướng quân nên dẫn quân qua sông Chương, đến thẳng đất Tân An và Miên Chỉ, chỉ một trận là diệt được nhà Tần.
Hạng Vũ mời Phạm Tăng vào bàn bạc.
Phạm Tăng nói:
- Binh ta ở ngoài đã lâu ngày, lương thực không được sung đủ. Còn Hoài Vương hiện ở Bành Thành thiếu người bảo giá. Vả lại Tần đất rộng, dân đông, nếu rủi ro, bề nào đầu đuôi gián đoạn. Chi bằng trở về Bành Thành cũng cố triều chính, cho quân sĩ dưỡng sức rồi lập thành hai đạo quân, chia nhau tiến vào đất Tần một lượt, như vậy mới vẹn toàn.
Hạng Vũ đồng ý, truyền lệnh rút quân về Bành Thành, vào yết kiến Hoài Vương, lại dẫn các hàng tướng nước Tần vào bệ kiến.
Hoài vương mừng rỡ, truyền mở tiệc khao thưởng ba quân, phong Hạng Vũ làm Lỗ Công phong Lưu Bang làm Bái Công cho về hươu dưỡng quân sĩ đợi ngày xuất chinh.
Bái Công từ đó tuyển tướng luyện quân, chiêu mộ kẽ hào sĩ bốn phưong. Chỉ mới hai tháng mà các mưu thần, mãnh tướng rất đông như, Tiêu Hà, Phàn Khoái, Tào Tham, Chu Bột, Vương Lãng, Hạ Hầu Anh, Sài Vũ, Ngạn Hấp, Lưu Quán, Ðinh Phục,Chu Xương, Phó Khoan, Tiết Âu, Trần Bái, Chương Thương, Nhâm Ngao. Tướng hơn 50 viên, quân hơn 50 vạn.
Còn Lỗ Công thì dưới trướng có: Phạm Tăng, Anh Bố,Quý Bố, Chung Ly Muội, Hàn Sở, Vũ Anh, Ðinh Báo, Chưong Nhĩ, Trần Dư, Cung Ngao, Tang Ðồ, Long Thư, v.v... Tướng hơn một trăm viên, quân hơn năm mươi vạn. Bái Công chú trọng vê nhân nghĩa, không thích sát phạt, dùng đức thu phục nhân tâm.
Còn Lỗ Công uy thế càng mạnh thì tính khí càng nóng nảy, các tướng sợ uy hơn là đức, cả đến vua Hoài Vương cũng có ý sợ sệt.
Hoài Vương thường nói với quần thần:
- Bái Công là người nhân hậu, sau nay có thể đem lại hạnh phúc thái bình cho trăm họ được.
Một hôm, có người từ Hàm Dương lại, kể sự tàn bạo của vua Nhị Thế và sự chuyên quyền của Triệu Cao mỗi ngày một quá quắt, trăm họ sống không yên.
Lỗ Công hay tin, vào tâu vua Hoài Vương:
- Thần luyện tập binh mã đã lâu, nay chính là lúc cần xuất quân để trừ kẻ vô đạo cứu lấy muôn dân, xin Bệ hạ chỉ phán.
Vua phán:
- Trẫm đang muốn sai hai người chia đường đánh Tần. Khanh tâu như vậy rất hợp ý.
Liền truyền Bái Công và Lỗ Công đến gần, phán:
- Trăm họ rên siết dưới ách bạo chúa nhà Tần đã lâu, cứu dân sớm được ngày nào hay ngày ấy. Nay đánh cần phải chia làm hai nẻo, vì Tần đất rộng dân đông, đánh một mặt khó lấy hết được. Tuy nhiên, trẫm chưa biết sai ai đường nào, vậy hai khanh tạm lui ra, để trẫm bàn với quần thần đã.
Quần thần đều nói:
- Ðánh Tần có hai con đường: một đường phía Ðông, một đường phía Tây. Hai con đường ấy xa bằng nhau. Tuy nhiên, muốn cho được công bình xin Bệ hạ viết một lá thăm, ai bắt trúng đường nào đi đường ấy.
Hoài Vương chuẩn tấu liền viết tên hai con đường: Ðông, Tây bỏ vào hũ.
Lỗ Công bắt trúng Ðông lộ, còn Bái Công trúng Tây lộ.
Hai bên bái tạ vua trở về chỉnh đốn binh mã xuất chinh.
Ba quân hăm hở, cờ xí rợp trời, binh nào tướng ấy rất uy nghi.
Ngày khởi hành vua Hoài Vương cầm tay Lỗ Công, Bái Công nói:
- Các khanh lập ta lên làm vua là để hợp với nguyện vọng nhân dân, song ta xét mình tài hèn, đức bạc, không đũ đem hanh phúc cho thiên hạ. Hai khanh vào đất Tần lần này, người nào vào trước được Hàm Dương ta sẽ phong cho làm vua Tần, người nào vào sau phải chịu làm tôi. Hai khanh nên ghi nhớ lời ước của trẫm. Sau này thiên hạ được thái bình các khanh để cho trẫm một nơi nhàn cư, như thế trẫm mãn nguyện.
Lỗ công và Bái Công đồng thanh tâu:
- Chúng tôi xin hết lòng vì nước, mở rộng cơ đồ, đem thiên đô về Tràng An, gây lại được cơ nghiệp hùng vĩ của nhà Châu trước kia mới toại nguyện.
Nói xong, hai ngưòi lạy tạ, kéo binh mã thẳng đến Ðịnh Ðào, hợp hai làm một, đặt tiệc ăn mừng, kết làm anh em.
Bái Công làm anh, Lỗ Công làm em, tình ý rất thân mật
Ðoạn hai người chia tay, ai đi đường nấy.
Bái Công theo Tây lộ đem quân đến ấp Bắc Xương, lúc ấy vào tiết mùa xuân, trời không nắng lắm, thỉnh thoảng có mưa phùn, ban đêm gió ngàn thổi lạnh.
Thành Bắc Xương cửa đóng kín cờ xí cắm la liệt trong thành lơ thơ với bóng quân canh.
Phàn Khoái xin đánh thành, Bái Công nói:
- Chổ này là ấp nhỏ, thành quách sơ sài. Vả lại dân chúng đã khổ cực nhiều dưới ách bạo chúa, nay ta còn sát phạt sao đành.
Lời nói đầy nhân đạo ấy đồn vang khắp nơi. Các bậc bô lão trong thành hay được bàn tán:
- Những kẽ sống dưới ách tàn bạo, mong một lời nhân nghĩa chẳng khác nào kẻ đang khát trông nước uống. Bái Công người nhân đức như thế chúng ta lẽ nào không tùng phục.
Bèn rũ nhau đến nói với quan Ấp Lệnh:
- Dân chúng tôi khổ với chế độ nhà Tần như chìm trong nước lửa. Nay gặp đại quân của Bái Công đến đây như trời hạn gặp mưa, xm quan lớn mở thành đầu hàng đê dân chúng nếm mùi ân đức.
Quan Ấp Lệnh theo lời, mở cửa thành nghênh tiếp.
Bái Công kéo quân vào thành, hạ lệnh cấm quân sĩ không dược lấy của dân một vật gì.
Trăm họ đem lòng ái mộ. Tiếng thơm đồn đi khắp nơi. Quân Bái Công đi đến đâu dân chúng đều mở cửa tiếp.
Một hôm, đến đất Cao Dương quan Ấp Lệnh là Vương Ðức ra khỏi thành ba mươi dặm đón rước, Bái Công thấy Vương Ðức nói năng hoạt bát, khí tượng hơn người, liền dắt tay vào thành, mời ngồi, và nói:
- Hiền hầu đã vui lòng qui thuận, vậy xin cùng với Bang này đi đánh Tần trừ bạo chúa.
Vương Ðức chắp tay thưa:
- Tôi tài hèn, dốt nát, không giúp tướng quân được bao nhiêu, vả lại, mấy năm chánh sách nhà Tần tàn bạo, tôi cai trị nơi đây dùng nhân nghĩa rải cho dân vì vậy dân chúng mến tôi lắm, không nỡ rời. Nơi huyện này có một hiền sĩ họ Lịch tên Tự Cơ, nhà nghèo, tính phóng đãng, tuy bề ngoài có vẽ ngông cuồng, nhưng bên trong chứa đầy mưu lược. Nhân lúc thiên hạ loạn lạc, nhà Tần đốt sách, chôn học trò, liền mới mượn chén giả say. Ông ta thường nói với tôi: Tôi say suốt ngày, nhưng nếu gặp minh quân tôi tĩnh lại ngay. Xin tướng quân cho cho mời người ấy làm chức Biệt Giá để sớm tối bàn bạc thì ích lợi hơn tôi nhiều.
Bái Công mừng rỡ, nhờ Vương Ðức đi mời Lịch Sinh.
Ðến nơi, Lịch Sinh còn đang say, nằm chưa dậy.
Gia đồng đánh thức, Lịch Sinh khoác áo ra chào và nói:
- Hôm nay quý chức hạ cố đến tệ xá hẳn có điều chi dạy bảo ?
Vương Ðức nói:
- Thường ngày tiên sinh ước được gặp minh chủ, nay tôi xem Bái Công, người khoan nhân đại độ, đáng bậc đế vương, tôi đã tiến dẫn tiên sinh làm chức Biệt giá, xin tiên sinh bằng lòng cho.
Lịch Sinh nói:
- Tôi đã có nghe đức độ của Bái Công, song chưa giáp mặt chẳng biết lời đồn đãi ấy hư thiệt thế nào. Nếu quả gặp được minh chủ từ nay tôi hết say.
Dứt lời, cười ha hả, sửa soạn khăn áo theo Vương Ðức vào thành, yết kiến Bái Công.
Bái Công đang ngồi cho hai tỳ nữ rửa chân, Lịch Sinh chỉ xá một cái chứ không lạy. Rồi qua một lúc cất tiếng hỏi:
- Túc hạ muốn giúp nhà Tần đánh chư hầu hay giúp chư hầu đánh nhà Tần ?
Bái Công thấy Lịch Sinh già nua, ăn nói sổ sàng như thế, cau mày, mắng:
- Chà ! Anh hủ nho này hỏi mới ngu chứ ! Thiên hạ khổ vì nhà Tần đã lâu, nay ta phụng mệnh vua Hoài Vương trừ bạo chúa, cứu muôn dân, sao lại dám nói giúp nhà Tần ?
Lịch Sinh nói:
- Túc hạ muốn đánh Tần trừ bạo chúa, cất nghĩa binh thu phục lòng người, thế mà lại đối xử với hiền sĩ bằng cử chỉ ngạo như thế đó thì ai còn giúp mình lo việc lớn.
Bái Công nghe nói, thôi rửa chân, vội vàng đội mũ, mặc áo, mời Lịch Sinh lên ngồi, và xin lỗi:
- Vừa rồi tôi vô ý, không biết tiên sinh, lỡ thất lễ xin tiên sinh vui lòng hỉ xả.
Qua một lúc, Bái Công hỏi:
- Tiên sinh đã hạ cố đến đây, có điều gì cao kiến xin chỉ giáo ?
Lịch Sinh đem chuyện lục quốc tung hoành, và chánh sách tàn bạo của vua Tần ra nói, miệng như nước chảy thao thao bất tuyệt. Bái Công lấy làm đắc ý, hỏi đến mưu đánh Tần.
Lịch Sinh nói:
- Túc hạ đem đoàn quân ô hợp vào đất Tần chẳng khác nào lùa bầy dê vào hang cọp. Tôi thấy sự thất bại trước mắt.
Bái Công nói:
- Tôi lấy nghĩa binh đánh với quân bất nghĩa cớ sao thất bại ?
Lịch Sinh nói:
- Ðành vậy ! Nhưng binh Tần đông, lương thực đầy đủ, việc nghĩa có sức mạnh lâu dài, bạo lực có sức mạnh cấp thời. Túc hạ không củng cố căn bản thì khó thắng được.
Bái Công hỏi:
- Ý tiên sinh muốn phải làm thế nào ?
Lịch Sinh đáp:
- Trần Lưu là cho xung yếu nhất trong thiên hạ, bốn mặt tám bề hình thể hiểm trở, trong thành lương thảo rất nhiều, quan Thái Thú là Trần Ðồng vốn có quen với tôi. Tôi có thể dụ được. Nếu lấy Trần Lưu làm chổ căn bản trú quân, rồi thừa cơ chiếm Quan Trung, đó là thượng sách.
Bái Công mừng rỡ, nhờ Lịch Sinh đến Trân Lưu phủ dụ.
Quan lệnh Trần Lưu nghe Lịch Sinh đến, ra đón vào hậu đường đặt tiệc khoản đải.
Lịch Sinh nói:
- Làm tôi chọn chúa mà thờ. Lâu nay vì nhà Tần vô đạo. Tôi mượn chén giả say, gát bỏ việc đời. Vừa rồi, gặp được Bái Công là đấng hiền lương, đáng mặt minh chủ, tôi đã đem thân quy phục. Hiền hầu giữ cái thành nhỏ này, dưới chánh lệnh tàn bạo, muôn dân thán oán, chi bằng theo giúp Bái Công phất cờ khởi nghĩa cứu lấy muôn người khỏi cảnh lầm than.
Trần Ðồng ngồi cúi mặt suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tiên sinh nói cũng phải, song tôi ăn lộc nước, nỡ nào phản lại nhà Tần.
Lịch Sinh vừa cuời vừa nói:
- Vua Tần tàn bạo, làm khổ trăm họ, giết đi là chánh đạo, sao lại bảo là phản ?
Trần Ðồng đứng dậy nói:
- Tôi xin lĩnh ý tiên sinh.
Hai người tâm sự một lúc rồi mở cửa thành đón Bái Công vào.
Bái Công đóng quân nơi Trần Lư ngót một tháng, chiêu tập binh mã các cứ được thêm hơn năm vạn.
Lương thực sung túc, quân lực dồi dào.
Bái Công nói với Lịch Sinh:
- Từ khi gặp tiên sinh, tôi chẳng khác nào như cá gặp nước, ơn tiên sinh rất lớn.
Nói rồi phong cho Lịch Sinh làm Quảng Dã quân, ở luôn bên cạnh bàn mưu giúp kế.
Lịch Sinh nói:
- Tôi tuy được túc hạ trọng đãi. song tài năng chưa đáng với lòng ưu ái của túc hạ. Gần đây có một người gồm đủ kinh luân, thừa tài thao lược, mưu trí dẫu Y Doãn đời vua Thang, Lã Vọng đời nhà Châu cũng chưa hơn nổi. Nếu được người ấy giúp sức lo gì không thu đoạt thiên hạ, diệt nhà Tần ?
Bái Công hỏi vội:
- Người ấy là ai ? Hiện ở đâu ?
Lịch Sinh nói:
- Người ấy hiện ở nước Hàn, họ Trương tên Lương, chữ là Tử Phòng, quyến thuộc năm đời làm tướng nước Hàn. Nay muốn vì nước Hàn báo thù, nhưng nước Hàn mới lập thế quân còn yếu ớt chưa khởi sự được.
Bái Công nói:
- Người ấy đã làm tướng nước Hàn, lẽ nào còn chịu đến giúp ta.
Lịch Sinh nói:
- Tôi có một kế, dụ Trương Lương đến đây, rồi dùng lời khích lệ tất Trưong Lương phải theo ta.
Bái Công nói:
- Xin tiên sinh vì tôi bày kế.
Lịch Sinh nói:
- Túc hạ viết môt phong thư sai người đem đến nước Hàn, mượn 50000 hộc lương. Nước Hàn không có lương tất cho Trương Lương sang giúp.
Bái Công theo lời, viết phong thư gửi cho vua Hàn.
Vua Hàn mở thư ra xem, trong thư nói:
Ðại tướng quân nước Sở là Lưu Bang kkính dâng Hàn vương điện hạ nhã giám.
Trộm nghĩ: Thủy Hoàng vô đạo, Nhị Thế bất lương, trăm họ khổ đau, oán hờn chồng chất. Tôi nay phụng mệnh Sở Hoài Vương trả thù cho sáu nước bị diệt vong, cứu thiên hạ qua cơn tai biến, ngặt vì quân đi trăm dặm, lương thực không đủ dùng, vậy sai sứ thần là Lịch Tự Cơ sang vay quý quốc năm mươi vạn hộc lương, chờ lúc diệt xong nước Tần sẽ hoàn lại. Xin cho đó là việc nghĩa, mà cũng là nhiệm vụ chung chớ chối từ. Nay kính thư
Hàn Vương xem thư xong. họp quần thần nghị luận.
Quần thần nói:
- Nước Hàn ta mới lập, binh lương nghèo nàn, tự mình cứu mình còn chưa xong, lấy đâu để giúp người ?
Hàn vương nói:
- Bái Công phụng mệnh đánh Tần, thực là việc chung của thiên hạ. Ta cũng có một phần trách nhiệm đối với chư hầu, lẽ nào từ chối. Nếu muốn góp phần giúp đở thì lấy đâu ra năm vạn hộc lương. Khó thay !
Trương Lương bước ra tâu:
- Xin Ðại vương tiếp sứ, tôi sẽ theo sứ thần đến yết Bái Công và có cách giải được điều khó khăn đó.
-------------
.