Ngày hôm sau, Hàn Tín mời sứ giả đến trung quân, nói:
- Dân Tề phản phúc không chừng, ý tôi muốn tạm lãnh ấn Tề vương để vỗ an lê thứ, rồi sau sẽ đem quân đánh Sở cũng chẳng muộn. Vậy sứ giả hãy cùng sai nhân của tôi trở về Huỳnh Dương tâu lại với Chúa thượng, sẽ xem định đoạt ra sao ?
Sứ giả thuận tình. Hàn Tín mừng rỡ, lấy vàng bạc ban thưởng cho sứ giả rất hậu, rồi viết tờ biểu, sai Chu Thúc cùng với sứ giả đến Huỳnh Dương.
Hán vương mở tờ biểu ra xem, biểu rằng:
"Ðại Tướng quân nhà Hán, Hàn Tín, cúi đầu dâng biểu:
Nhờ ơn Thánh thượng, hạ thần cử binh đến đâu thắng đến đấy, chém Long Thư nơi Duy Thủy, bắt Ðiền Quang ở Hàm Dương, uy danh tuy vang dậy song lòng người vẫn chưa định. Ðất Tề xưa nay có tiếng là biến trá, nếu không n~ được dân bình e sanh loạn. Hạ thần xin được tạm }~nhận Tề vương để thu phục nhân tâm. Ðợi cho lòng dân yên ổn sẽ thống binh tùy giá diệt Sở. Như vậy thì cõi bờ vững chắc, dân chúng vui theo. Chưa dám thiện tiện, xin dâng biểu này về tâu Chúa thượng định đoạt".
Hán vương xem biểu xong nổi giận nói:
- Ðứa thất phu này dám tính chuyện lộng hành như thế sao ! Ta bị khốn nơi đây đã lâu, hắn không chịu đem binh về giúp lại chực xưng bá, xưng vương như vậy.
Trương Lương và Trần Bình vội bước đến bên Hán vương, và rỉ tai nói:
- Ðại vương tuy vừa thu được hơn mười quận của Sở, song thế binh chưa phải mạnh, chưa có thể địch nổi Hạng vương. Nếu để Hàn Tín bất mãn sanh biến, thì lại thêm một mối lo nữa. Chi bằng cứ phong cho hắn, khiến cho hắn vui lòng giúp Ðại vương, trừ được Hạng Vũ rồi sẽ liệu.
Hán vương tỉnh ngộ, nói:
- Các ngươi luận cũng phải, con thuyền trên nước cần phải tùy thế nước mà ứng biến.
Liền đòi Chu Thúc vào, nói:
- Hàn Nguyên soái đánh Ðông dẹp Bắc, chế định chư hầu, công trận ấy dẫu làm chân vương cũng còn chưa đủ, lại phải xin làm giả vương ? Tuy nhiên ta muốn biết kế hoạch phá Tề của Hàn Tín, và cái chết của Lịch Sinh.
Chu Thúc thuật lại mọi việc, Hán vương rơi lệ nói:
- Lịch Sinh từ khi cùng ta tương kiến ở Cao Dương, trải một lòng trung, giúp nhiều việc lớn. Ta chưa chút báo đền, nay bị Tề vương sát hại, thật đáng thương.
Liền gọi viên Kỷ lục, bảo ghi công Lịch Sinh vào sổ, để sau này luận công hành thưởng.
Ðoạn, tự tay viết tờ sắc phong Hàn Tín làm Ðông Tề vương, sai Trương Lương đem vương ấn đến Lâm Tri trao cho Hàn Tín.
Trương Lương tuân mệnh, đến Lâm Tri, vào ra mắt Hàn Tín, và nói:
- Nguyên soái muốn lãnh ấn Tề vương để làm giả vương, song Chúa thượng nghĩ công đánh Triệu, phá Tề rất lớn, phong cho Nguyên soái làm chân vương, và sai tôi đem ấn tín đến phong. Lại dặn rằng sau khi Nguyên soái định lòng dân rồi, nên đem quân về Huỳnh Dương lo việc diệt Sở. Sở có diệt thì Nguyên soái mới có thể ngồi yên hưởng thái bình được.
Hàn Tín tiếp lãnh ấn tín, trông về phía Nam lạy tạ, rồi mở tiệc mấy ngày, khoản đãi Trương Lương.
Các tướng ai nấy đều vào lạy mừng Hàn Tín.
Vài hôm sau, Trương Lương giã biệt Hàn Tín và nói:
- Chúa thượng đóng quân ở Huỳnh Dương, ngày đêm mong nhớ Thái công, không làm sao đón về được. Lại nghe Hạng vương đánh Thành Cao. Hán vương ý muốn đem binh cùng Sở quyết chiến, để cứu Thái công về. Vậy, Túc hạ nên kíp khởi hành không nên trì hoãn.
Hàn Tín nói:
- Ðợi năm ba hôm nữa, tờ hịch văn của tôi truyện đi khắp quận, huyện, tôi sẽ xin xuất quân. Nhờ Tiên sinh về tâu hộ với Chúa thượng như vậy. Rồi đó, Hàn Tín chọn ngày ngự lên ngai Tề vương, đội mũ miện, mặc long bào, chịu lễ chầu mừng của trăm quan thuộc hạ.
Nhắc lại việc Long Thư bị tử chiến, bọn tàn quân trốn thoát chạy về Bành Thành báo cho Hạng vương biết.
Hạng vương kinh ngạc gọi Chung Ly Muội và Hạng Bá vào nói:
- Không ngờ Hàn Tín dùng binh giỏi đến thế. Nếu để Hàn Tín giúp Hán thì xã tắc Sở không thể vững bền được. Ta muốn sai một người nói giỏi, đến dụ Hàn Tín về Sở, song chưa biết chọn ai.
Hạng Bá và Chung Ly Muội đồng nói:
- Ðại vương nghĩ như thế rất phải. Hằng lâu chúng tôi đã có ý ấy song thật không dám tỏ bày. Hàn Tín vốn là tôi nước Sở, nay lại về với Sở thì thật là thuận lẽ. Quan Ðại phu Vũ Thiệp, trí khôn hơn Tô Tần, nói giỏi hơn Tử Ðổng, có thể đem lời thuyết phục Hàn Tín được.
Hạng vương liền cho mời Vũ Thiệp vào triều, sắm lễ vật giao cho Vũ Thiệp sang Lâm Tri.
Vũ Thiệp tuân lệnh, đến nơi xin vào ra mắt Hàn Tín.
Hàn Tín mời vào hỏi:
- Nhà ngươi vốn giỏi ăn nói, hẳn đến đây du thuyết chăng ? Ta với ngươi trước kia cùng làm tôi Sở, nhưng nay hai người theo đuổi một sứ mạng riêng, coi như thù địch, còn liên hệ được nữa sao ?
Vũ Thiệp nói:
- Ðại vương cầm quân trăm vạn, làm chủ một nước, uy đức chói ngời. Sở vương tôi mến cái tài ấy mà sai tôi đem lễ vật chúc tụng, hối lỗi ngày trước đã xét Ðại vương một cách sai lạc. Sở vương muốn cùng Ðại y rằng giao hảo, hưởng cảnh phú quý lâu dài.
Hàn Tín nói:
- Nay ta đã làm đến bậc Tề vương, ngôi cao nhất của kẻ làm tôi, lo còn phải tham cầu gì nữa.
Vũ Thiệp cười, và nói:
- Nếu Ðại vương không nghe lời tôi, ngôi Tề vương đó không thể vững được. Sở dĩ Hán vương phong cho Ðại vương làm Chúa nước Tề là để mua chuộc Ðại vương, dùng sức Ðại vương diệt Sở. Sau này Sở bị diệt thì ngôi của Ðại vương.cũng mất.
Hàn Tín nói:
- Nhà ngươi bảo ta phải làm sao mới giữ vững ngôi Tề vương ?
Vũ Thiệp nói:
- Sở vương muốn cùng Ðại vương giao hiếu, diệt Hán, chia đôi thiên hạ. Ðại vương phò Hán, chưa chắc đã chống nổi Sở vương, hoặc giả có chống nổi cũng khó khăn mệt nhọc. Còn Ðại vương bỏ Hán về Sở, Hán bị diệt một cách dễ dàng, chẳng khác nào lấy đồ trong túi. Thế chiến đã rõ ràng như vậy tại sao Ðại vương không mưu lợi cho mình.
Hàn Tín nói:
- Lời ngươi nói cũng có lý, song ta xét rằng khi trước ta làm tôi nước Sở, chỉ là một kẻ vác giáo theo hầu, sau về Hán, nhờ Hán vương trọng dụng, trao ấn soái, giao cả binh quyền nhân đó ta mới dựng nên công nghiệp ngày nay. Nếu ta lại bội gián, về Sở, rõ là kẻ vong ân bội nghĩa, lòng ta không thể thay đổi như thế. Ngươi về nói hộ với Sở vương rằng ta có lời thâm tạ, và không thể thuận ý.
Nói xong, trao trả lễ vật cho Vũ Thiệp. Vũ Thiệp thấy Hàn Tín lòng không chuyển bèn cáo từ về Sở.
* * *
Bấy giờ Khoái Kiệt thấy quyền lợi trong thiên hạ đã về tay Hàn Tín, liền nói với Hàn Tín:
- Trước kia tôi có gặp một dị nhân truyền thuật xem tướng, vì vậy tôi có biết ít nhiều. Cứ như Ðại vương, tuy vẻ mặt chỉ đáng làm đến phong hầu, nhưng xem ở lưng thì thực là quý không nói hết.
Hàn Tín ngơ ngác hỏi:
- Tiên sinh có ý gì mà nói như vậy ?
Khoái Kiệt nói:
- Sở Hán phân tranh, thiên hạ lầm than khổ ải. Lưỡng hỗ tranh đấu, tất hữu nhất thương, Ðại vương nên nhân cơ hội này chiếm cả Tề, Triệu, Yên dựng nên nghiệp lớn, như thế chẳng là thuận với lòng trời sao !
Hàn Tín nói:
- Hán vương đãi tôi rất hậu, lẽ nào tôi lại tính chuyện bội nghĩa !
Khoái Kiệt nói:
- Ai cũng muốn mưu quyền lợi cho mình. Nếu Hán vương không tính việc thôn tính thiên hạ thì đem thân mưu cầu đại sự làm gì. Người ta thường nói: "Khi chim muông trong rừng đã hết, chó săn tất phải mổ ". Xin Ðại vương xét kỹ.
Hàn Tín nói:
- Thôi, Tiên sinh hãy để cho tôi nghĩ lại đã.
Cách vài hôm sau, Khoái Kiệt lại vào nói với Hàn Tín:
- Cơ hội một thời, nên hư một thuở, Ðại vương còn do dự làm chi.
Khoái Kiệt nói vừa dứt lời, dưới điện có tiếng nói oang oang:
- Ðại vương chớ nên nghe lời Khoái Kiệt mà lỗi đạo làm tôi.
Khoái Kiệt hoảng vía, ngồi chết sững. Hàn Tín xem lại thấy người vừa nói đó là Lục Giả.
Lục Giả bước ra, nói tiếp:
- Phàm việc trong thiên hạ phải xét đến cái thế bền chớ không nên ngắm cái dạng bên ngoài. Việc mạnh nếu mà nhìn vào cái được thua trong chiến trận thì thật là nông nổi. Cứ như Hạng Vũ ngày nay, tuy có sức mạnh kinh thiên, chiếm nửa phần đất trong thiên hạ, binh uy trăm vạn, song kỳ thực là yếu hèn. Cái yếu đó là cái không được lòng dân, bởi Hạng Vũ là kẻ bất nhân, vô đạo. Còn Hán vương, tuy bề ngoài hình như kém thế, song thiên hạ ngưỡng mộ tôn sùng. Lòng dân quy về hơn tám, chín phần, thì cái việc đoạt thiên hạ không phải là khó. Ðến như Ðại vương, tuy binh hùng tướng mạnh, đánh đâu thắng đó, diệt Triệu, phá Tề, đánh trận như bẻ cành khó, lấy thành như bửa củi, song cái thắng đó là nhờ uy đức của Hán vương. Nếu Ðại vương phản Hán, làm cái việc phi chính nghĩa thì làm sao thắng giặc dễ dàng như vậy được ? Tài năng, mưu lược chỉ có lợi cho việc chiến đấu, mà việc thành công phải căn cứ vào chính nghĩa mới nên. Tấm gương từ ngàn xưa, kẻ được thiên hạ không phải là kẻ có tài, mà là kẻ có đức. Vả lại, cứ lấy lực lượng nhà Hán hiện nay mà nói thì Hán vương hiện có Tiêu Hà, một bậc Tể tướng trung kiên, Trương Lương, Trần Bình sáng suốt hơn Tôn Ngô, cơ biến trăm vẻ, lại thêm có cái sức khỏe của các tướng như Anh Bố, Bành Việt, Phàn Khoái, Chu Bột, Vương Lăng, Quán Anh làm nền tảng cho cơ nghiệp muôn đời. Cơ trời đã thấy rõ, Ðại vương há nghe lời đứa dua mị, vẽ cọp không thành, muôn đời ân hận.
Khoái Kiệt bị Lục Giả nói một hồi, ngồi chết điếng, mặt tái nhạt không đáp được lời nào, lủi thủi ra về.
Về đến dinh, Khoái Kiệt buồn bã, nghĩ bụng:
- Nay ta đã lỡ bày cho Hàn Tín phản Hán, nếu sau này Hán vương hay được, mạng ta khó giữ.
Từ đó, Khoái Kiệt giả cách điên dại, lang thang ngoài đường, lúc nói lúc cười, lúc khóc giữa chợ. Ai trông thấy cũng phải ngạc nhiên.
Hàn Tín cũng rõ tâm trạng của Khoái Kiệt song bỏ qua không nhắc đến nữa.
Chẳng bao lâu Hàn Tín lại thu xếp công việc thống suất ba quân, kéo về Huỳnh Dương lo việc đánh Sở.
Trong thời gian đó, Hán vương vẫn án binh nơi Huỳnh Dương, đêm ngày buồn bã nghĩ đến Thái công tình cha con cách biệt.
Một hôm, Hán vương đòi Trương Lương, Trần Bình vào than thở:
- Thái công bị quản thúc mãi nơi Bành Thành, lòng ta bứt rứt không an. Dù có được thiên hạ mà tình cha con ly biệt sao tròn chữ hiếu ! Các khanh có kế gì đón Thái công về thì đó là công bậc nhất.
Trương Lương nói:
- Hạng vương bắt Thái công làm con tin, khi nào hắn lại chịu thả về. Chỉ khi nào đánh nhau một trận lớn, cho hắn điên đảo rồi thừa dịp đó giảng hòa, họa may rước Thái công về được.
Ðang lúc bàn việc bỗng có tin Tiêu Thừa Tướng xuất lĩnh một đội binh mã Bắc Phiên, và dẫn một viên tướng Phiên đến ra mắt.
Hán vương đòi vào, hỏi:
- Phiên tướng ở đâu đến thế ?
Tiêu Hà đáp:
- Phiên tướng họ Lâm tên Phiền người ở Bắc Lạc, mến đức Ðại vương nên do lối Duyên Biên vào Hàm Dương tình nguyện họp quân giúp Ðại vương đánh Sở. Tôi đã xét hỏi đích thực nên mới dẫn đến đây yết kiến. Người này giỏi về việc cưỡi ngựa bắn cung sức khỏe định nổi muôn người.
Hán vương thấy Lâm Phiền mình cao một trượng mặt mũi dữ tợn, lấy làm mừng, ban cho một ngọc đái và mười lạng vàng.
Nhắc lại Sở vương, từ khi được tin Long Thư bị Hàn Tín giết, lòng căm tức, ngày đêm luyện tập binh mã quyết ý trả thù.
Chẳng bao lâu, Hạng vương điểm binh, kéo đến Huỳnh Dương, quyết tranh thắng phụ.
Quân thám thính được tin về báo, Hán vương sợ hãi, đòi các quan vào thượng nghị.
Kịp lúc Tiêu Hà mới dẫn Lâm Phiền đến Tiêu Hà nói:
- Sức Lâm Phiền có thể địch nỗi với Hạng vương, xin Ðại vương sai Vương Lăng và các tướng họp với Lâm Phiền đánh Sở.
Hán vương theo lời, khiến Lâm Phiền ra trận, sai thêm bốn tướng theo trợ lực.
Bấy giờ, binh mã Hạng vương cũng vừa kéo đến Huỳnh Dương, cách thành ba mươi dặm.
Hạng vương hạ trại xong Sai các tướng Ðinh Công, Ung Sĩ, Hoàn Sở, Ngu Từ Kỳ dẫn quân đến khiêu chiến.
Làm Phiền liền lên ngựa khai thành, dẫn quân ra.
Các tướng Sở thấy Lâm Phiền, vội vã vung đao áp đến đánh một lượt.
Lâm Phiền không hề nao núng, một mình cự với bốn tướng hơn sáu mươi hiệp, càng đánh càng hăng. Các tướng không đánh nổi bỏ chạy về dinh.
Hạng vương tức giận hét:
- Một viên tướng mạt như thế mà các ngươi không cự nỗi sao ?
Lại sai bốn viên tướng cạnh của mình là Quý Bố, Lý Phồn, Trương Nguyệt, Hạng Ngang dẫn binh ra chiến đấu.
Lâm Phiền không chút sợ hãi, vung đại đao đánh với bốn tướng, tiếng chiêng trống vang trời dậy đất.
Chu Bột và Vương Lăng sợ để Lâm Phiền đánh lâu e sơ xuất, liền vỗ ngựa xông ra trợ lực. Các tướng Sở sợ hãi quảy ngựa bỏ chạy.
Lâm Phiền bỏ đao xuống, lẹ tay rút cung tên bắn luôn bốn phát. Lý Phồn, Trương Nguyệt bị trúng tên nhào xuống ngựa. Hạng Ngang trông thấy, toan quảy ngựa lại cứu hai tướng mình, nhưng không kịp bị Lâm Phiền bắn tiếp một mũi tên găm vào mặt.
Hạng Ngang vừa đưa tay rút tên ra, thì bị Vương Lăng phi ngựa tới chém một đao đứt làm hai khúc.
Quý Bố thấy ba tướng lìa trần một lúc, thất kinh, nằm móp xuống, ôm cổ ngựa chạy về dinh .
Hạng vương tức giận, mặc giáp, cầm kích, tự đốc quân ra đánh Lâm Phiền.
Lâm Phiền toan giương cung bắn, nhưng Hạng vương đã trợn mắt, hét tên một tiếng như sấm, cầm kích xông đến đâm một nhát.
Lâm Phiền cầm đao lên không kịp sợ hãi bỏ chạy, tay chân run bây bẩy.
Hạng vương giục ngựa đuổi theo rất gấp. Hán vương đứng trên thành trông thấy hỏi các tướng:
- Ai đuổi Lâm Phiền thế ?
Các tướng tâu;
- Ðó là Hạng vương.
Hán vương liền hối thúc chư tướng nai nịt gọn gàng, kéo quân ra thành ngăn quân Sở, cứu Lâm Phiền.
Các tướng dẫn quân ra, Hán vương cũng mặc giáp, lên ngựa ra thành. Xung quanh các tướng chen nhau hộ vệ.
Hạng vương trông thấy Hán vương xuất hiện, liền dừng ngựa nói lớn:
- Ta cùng ngươi tranh phong đã mấy năm nay, mà bản thân hai ta chưa hề giao chiến với nhau trận nào. Nay quyết một trận thư hùng để biết ai hay ai dở.
Hán vương nói:
- Ta không muốn cùng ngươi tranh nhau làm gì, chỉ vì ngươi ác tâm, tàn bạo, sinh linh đồ thán, chư hầu căm hờn, nên ta phải cử binh diệt bạo, cứu thiên hạ.
Sở vương tức giận, cầm kích hét lớn, vỗ ngựa đâm nhầu. Các tướng Hán hết lòng chống đỡ. Chẳng ngờ, lúc đó Chung Ly Muội phục mấy chục tên xạ binh nơi chỗ khuất, bắn ra một lượt.
Hán vương bị một mũi tên găm trước ngực, may nhờ có mặc áo giáp mềm, nên tên găm không sâu.
Hán vương thấy đau nhức vô cùng nhưng sợ lòng quân chán nản liền lấy tay sờ vào chân, nói lớn:
- Giặc nó bắn một tên trúng vào ngón chân, may không hề gì.
Các tướng thấy Hán vương bị thương, không còn hăng hái nữa, lùi dần tìm chỗ thoát thân.
Hạng vương thừa thắng, dốc quân đuổi theo, chợt thấy phía Ðông Nam có một vài tên quân ky bôn bả về báo:
- Binh mã Hàn Tín đã đến Thành Cao, Bành Việt lại ngăn đường vận lương quân Sở.
Các tướng Sở hay tin lòng nao núng. Sở vương truyền lệnh tạm thu quân về dinh để tìm cách đối phó.
Hán vương nhờ đó chạy thoát vào thành đóng chặt cửa lại.
Trương Lương, Trần Bình cùng các tướng vào trướng thăm Hán vương.
Hán vương tuy không nguy hiểm đến tính mạng, song nằm mê man không dậy được.
Trương Lương tâu:
- Thế Sở đã yếu, đại binh Hàn Tín đã về đến Thành Cao, xin Ðại vương gượng dậy để yên lòng quân, về đến Thành Cao hội binh với Hàn Tín ước kỳ phá Sở. Việc lớn sẽ thành công ở chuyến này.
Hán vương mở mắt, gượng dậy, ủy lạo ba quân.
Trương Lương nói với các tướng:
- Quân Sở bị Bành Việt tuyệt đường lương, chắc không thể đóng lâu nơi đây được. Chỉ vài ngày là phải chạy. Các tướng nên từ từ xuất quân, đến Thành Cao họp với Hàn Tín để cùng nhau phá Sở.
Các tướng được lệnh, ai nấy đều dự định khởi hành.
* * *
Giữa lúc đó, Hạng vương cũng đang bàn với các tướng Sở về quân tình.
Hạng vương nói:
- Nay quân ta thiếu lương, đại binh Hàn Tín lại đến Thành Cao, Huỳnh Dương chưa thể phá được, chi bằng lui binh về đóng nơi Quảng Võ, rồi sai người thôi thúc lương thảo cho sung túc mới có thể cự với Hán nổi.
Chung Ly Muội nói:
- Ðại vương luận như thế rất phải, vậy ngay tối hôm nay nên bãi binh. Ðại vương nên thống lãnh binh mã đi đoạn hậu để phòng quân Hán đuổi theo truy kích. Còn các tướng, lĩnh đại binh đi trước theo con đường phía Nam để phòng gian kế của Hàn Tín.
Bàn định xong, tối hôm. ấy, Hang vương ra lệnh lui binh.
Quân tuần tiểu vào dinh Hán cấp báo.
Trương Lương nói:
- Ta đã nhận xét như thế mà !
Bèn truyền lệnh cho các tướng tiến quân đi trước, Hán vương nằm trong xe, từ từ theo sau.
Ði chưa được vài ngay Hàn Tín đã sai Hạ Hầu Anh, Chu Thúc đem một vạn binhl mã đến Huỳnh Dương để mời Hán vương đến Thành Cao, họp binh đánh Sở. Hai người đi đến giữa đường gặp Hán vương liền đến trước xa giá tâu bày.
Hán vương mừng rỡ, truyền quân cấp tiến.
Không mấy ngày đã đến Thành Cao, Hàn Tín xuất lĩnh các tướng ra tận ngoài thành đón rước.
Hán vương vào thành, ngự lên điện, chịu lễ triều bái Hàn Tín và các tướng rồi nói :
- Nguyên soái đi đánh giặc xa, lập nhiều công trận, rất mệt nhọc, nay lại đem quân về đây hiệp sức với ta để đánh Sở, thì sự thắng Sở lần này đã chắc rồi. Chỉ hiềm Thái công không đón về được, đêm ngày ta ăn không ngon, ngủ không yên. Nếu Nguyên soái có kế gì cứu được Thái công về nước để cha con ta trùng phùng thì đó là cái công muôn đời.
Hàn Tín nói:
- Hạng vương không bị ta đánh thua một trận thì chẳng bao giờ chịu trả Thái công lại đâu ! Nay hạ thần cùng Ðại vương họp binh, quyết một trận kịch chiến, đòi cho được Thái công lại mới nghe.
Hán vương nói:
- Ta hoàn toàn trông cậy vào Nguyên soái đó.
Hàn Tín lạy tạ Hán vương, thống lĩnh đại binh ra ngoài thành tìm chỗ đồng rộng mà hạ trại và thao luyện quân mã, chọn ngày đến Quảng Võ cùng với Sở hội chiến.
-------------
.
- Dân Tề phản phúc không chừng, ý tôi muốn tạm lãnh ấn Tề vương để vỗ an lê thứ, rồi sau sẽ đem quân đánh Sở cũng chẳng muộn. Vậy sứ giả hãy cùng sai nhân của tôi trở về Huỳnh Dương tâu lại với Chúa thượng, sẽ xem định đoạt ra sao ?
Sứ giả thuận tình. Hàn Tín mừng rỡ, lấy vàng bạc ban thưởng cho sứ giả rất hậu, rồi viết tờ biểu, sai Chu Thúc cùng với sứ giả đến Huỳnh Dương.
Hán vương mở tờ biểu ra xem, biểu rằng:
"Ðại Tướng quân nhà Hán, Hàn Tín, cúi đầu dâng biểu:
Nhờ ơn Thánh thượng, hạ thần cử binh đến đâu thắng đến đấy, chém Long Thư nơi Duy Thủy, bắt Ðiền Quang ở Hàm Dương, uy danh tuy vang dậy song lòng người vẫn chưa định. Ðất Tề xưa nay có tiếng là biến trá, nếu không n~ được dân bình e sanh loạn. Hạ thần xin được tạm }~nhận Tề vương để thu phục nhân tâm. Ðợi cho lòng dân yên ổn sẽ thống binh tùy giá diệt Sở. Như vậy thì cõi bờ vững chắc, dân chúng vui theo. Chưa dám thiện tiện, xin dâng biểu này về tâu Chúa thượng định đoạt".
Hán vương xem biểu xong nổi giận nói:
- Ðứa thất phu này dám tính chuyện lộng hành như thế sao ! Ta bị khốn nơi đây đã lâu, hắn không chịu đem binh về giúp lại chực xưng bá, xưng vương như vậy.
Trương Lương và Trần Bình vội bước đến bên Hán vương, và rỉ tai nói:
- Ðại vương tuy vừa thu được hơn mười quận của Sở, song thế binh chưa phải mạnh, chưa có thể địch nổi Hạng vương. Nếu để Hàn Tín bất mãn sanh biến, thì lại thêm một mối lo nữa. Chi bằng cứ phong cho hắn, khiến cho hắn vui lòng giúp Ðại vương, trừ được Hạng Vũ rồi sẽ liệu.
Hán vương tỉnh ngộ, nói:
- Các ngươi luận cũng phải, con thuyền trên nước cần phải tùy thế nước mà ứng biến.
Liền đòi Chu Thúc vào, nói:
- Hàn Nguyên soái đánh Ðông dẹp Bắc, chế định chư hầu, công trận ấy dẫu làm chân vương cũng còn chưa đủ, lại phải xin làm giả vương ? Tuy nhiên ta muốn biết kế hoạch phá Tề của Hàn Tín, và cái chết của Lịch Sinh.
Chu Thúc thuật lại mọi việc, Hán vương rơi lệ nói:
- Lịch Sinh từ khi cùng ta tương kiến ở Cao Dương, trải một lòng trung, giúp nhiều việc lớn. Ta chưa chút báo đền, nay bị Tề vương sát hại, thật đáng thương.
Liền gọi viên Kỷ lục, bảo ghi công Lịch Sinh vào sổ, để sau này luận công hành thưởng.
Ðoạn, tự tay viết tờ sắc phong Hàn Tín làm Ðông Tề vương, sai Trương Lương đem vương ấn đến Lâm Tri trao cho Hàn Tín.
Trương Lương tuân mệnh, đến Lâm Tri, vào ra mắt Hàn Tín, và nói:
- Nguyên soái muốn lãnh ấn Tề vương để làm giả vương, song Chúa thượng nghĩ công đánh Triệu, phá Tề rất lớn, phong cho Nguyên soái làm chân vương, và sai tôi đem ấn tín đến phong. Lại dặn rằng sau khi Nguyên soái định lòng dân rồi, nên đem quân về Huỳnh Dương lo việc diệt Sở. Sở có diệt thì Nguyên soái mới có thể ngồi yên hưởng thái bình được.
Hàn Tín tiếp lãnh ấn tín, trông về phía Nam lạy tạ, rồi mở tiệc mấy ngày, khoản đãi Trương Lương.
Các tướng ai nấy đều vào lạy mừng Hàn Tín.
Vài hôm sau, Trương Lương giã biệt Hàn Tín và nói:
- Chúa thượng đóng quân ở Huỳnh Dương, ngày đêm mong nhớ Thái công, không làm sao đón về được. Lại nghe Hạng vương đánh Thành Cao. Hán vương ý muốn đem binh cùng Sở quyết chiến, để cứu Thái công về. Vậy, Túc hạ nên kíp khởi hành không nên trì hoãn.
Hàn Tín nói:
- Ðợi năm ba hôm nữa, tờ hịch văn của tôi truyện đi khắp quận, huyện, tôi sẽ xin xuất quân. Nhờ Tiên sinh về tâu hộ với Chúa thượng như vậy. Rồi đó, Hàn Tín chọn ngày ngự lên ngai Tề vương, đội mũ miện, mặc long bào, chịu lễ chầu mừng của trăm quan thuộc hạ.
Nhắc lại việc Long Thư bị tử chiến, bọn tàn quân trốn thoát chạy về Bành Thành báo cho Hạng vương biết.
Hạng vương kinh ngạc gọi Chung Ly Muội và Hạng Bá vào nói:
- Không ngờ Hàn Tín dùng binh giỏi đến thế. Nếu để Hàn Tín giúp Hán thì xã tắc Sở không thể vững bền được. Ta muốn sai một người nói giỏi, đến dụ Hàn Tín về Sở, song chưa biết chọn ai.
Hạng Bá và Chung Ly Muội đồng nói:
- Ðại vương nghĩ như thế rất phải. Hằng lâu chúng tôi đã có ý ấy song thật không dám tỏ bày. Hàn Tín vốn là tôi nước Sở, nay lại về với Sở thì thật là thuận lẽ. Quan Ðại phu Vũ Thiệp, trí khôn hơn Tô Tần, nói giỏi hơn Tử Ðổng, có thể đem lời thuyết phục Hàn Tín được.
Hạng vương liền cho mời Vũ Thiệp vào triều, sắm lễ vật giao cho Vũ Thiệp sang Lâm Tri.
Vũ Thiệp tuân lệnh, đến nơi xin vào ra mắt Hàn Tín.
Hàn Tín mời vào hỏi:
- Nhà ngươi vốn giỏi ăn nói, hẳn đến đây du thuyết chăng ? Ta với ngươi trước kia cùng làm tôi Sở, nhưng nay hai người theo đuổi một sứ mạng riêng, coi như thù địch, còn liên hệ được nữa sao ?
Vũ Thiệp nói:
- Ðại vương cầm quân trăm vạn, làm chủ một nước, uy đức chói ngời. Sở vương tôi mến cái tài ấy mà sai tôi đem lễ vật chúc tụng, hối lỗi ngày trước đã xét Ðại vương một cách sai lạc. Sở vương muốn cùng Ðại y rằng giao hảo, hưởng cảnh phú quý lâu dài.
Hàn Tín nói:
- Nay ta đã làm đến bậc Tề vương, ngôi cao nhất của kẻ làm tôi, lo còn phải tham cầu gì nữa.
Vũ Thiệp cười, và nói:
- Nếu Ðại vương không nghe lời tôi, ngôi Tề vương đó không thể vững được. Sở dĩ Hán vương phong cho Ðại vương làm Chúa nước Tề là để mua chuộc Ðại vương, dùng sức Ðại vương diệt Sở. Sau này Sở bị diệt thì ngôi của Ðại vương.cũng mất.
Hàn Tín nói:
- Nhà ngươi bảo ta phải làm sao mới giữ vững ngôi Tề vương ?
Vũ Thiệp nói:
- Sở vương muốn cùng Ðại vương giao hiếu, diệt Hán, chia đôi thiên hạ. Ðại vương phò Hán, chưa chắc đã chống nổi Sở vương, hoặc giả có chống nổi cũng khó khăn mệt nhọc. Còn Ðại vương bỏ Hán về Sở, Hán bị diệt một cách dễ dàng, chẳng khác nào lấy đồ trong túi. Thế chiến đã rõ ràng như vậy tại sao Ðại vương không mưu lợi cho mình.
Hàn Tín nói:
- Lời ngươi nói cũng có lý, song ta xét rằng khi trước ta làm tôi nước Sở, chỉ là một kẻ vác giáo theo hầu, sau về Hán, nhờ Hán vương trọng dụng, trao ấn soái, giao cả binh quyền nhân đó ta mới dựng nên công nghiệp ngày nay. Nếu ta lại bội gián, về Sở, rõ là kẻ vong ân bội nghĩa, lòng ta không thể thay đổi như thế. Ngươi về nói hộ với Sở vương rằng ta có lời thâm tạ, và không thể thuận ý.
Nói xong, trao trả lễ vật cho Vũ Thiệp. Vũ Thiệp thấy Hàn Tín lòng không chuyển bèn cáo từ về Sở.
* * *
Bấy giờ Khoái Kiệt thấy quyền lợi trong thiên hạ đã về tay Hàn Tín, liền nói với Hàn Tín:
- Trước kia tôi có gặp một dị nhân truyền thuật xem tướng, vì vậy tôi có biết ít nhiều. Cứ như Ðại vương, tuy vẻ mặt chỉ đáng làm đến phong hầu, nhưng xem ở lưng thì thực là quý không nói hết.
Hàn Tín ngơ ngác hỏi:
- Tiên sinh có ý gì mà nói như vậy ?
Khoái Kiệt nói:
- Sở Hán phân tranh, thiên hạ lầm than khổ ải. Lưỡng hỗ tranh đấu, tất hữu nhất thương, Ðại vương nên nhân cơ hội này chiếm cả Tề, Triệu, Yên dựng nên nghiệp lớn, như thế chẳng là thuận với lòng trời sao !
Hàn Tín nói:
- Hán vương đãi tôi rất hậu, lẽ nào tôi lại tính chuyện bội nghĩa !
Khoái Kiệt nói:
- Ai cũng muốn mưu quyền lợi cho mình. Nếu Hán vương không tính việc thôn tính thiên hạ thì đem thân mưu cầu đại sự làm gì. Người ta thường nói: "Khi chim muông trong rừng đã hết, chó săn tất phải mổ ". Xin Ðại vương xét kỹ.
Hàn Tín nói:
- Thôi, Tiên sinh hãy để cho tôi nghĩ lại đã.
Cách vài hôm sau, Khoái Kiệt lại vào nói với Hàn Tín:
- Cơ hội một thời, nên hư một thuở, Ðại vương còn do dự làm chi.
Khoái Kiệt nói vừa dứt lời, dưới điện có tiếng nói oang oang:
- Ðại vương chớ nên nghe lời Khoái Kiệt mà lỗi đạo làm tôi.
Khoái Kiệt hoảng vía, ngồi chết sững. Hàn Tín xem lại thấy người vừa nói đó là Lục Giả.
Lục Giả bước ra, nói tiếp:
- Phàm việc trong thiên hạ phải xét đến cái thế bền chớ không nên ngắm cái dạng bên ngoài. Việc mạnh nếu mà nhìn vào cái được thua trong chiến trận thì thật là nông nổi. Cứ như Hạng Vũ ngày nay, tuy có sức mạnh kinh thiên, chiếm nửa phần đất trong thiên hạ, binh uy trăm vạn, song kỳ thực là yếu hèn. Cái yếu đó là cái không được lòng dân, bởi Hạng Vũ là kẻ bất nhân, vô đạo. Còn Hán vương, tuy bề ngoài hình như kém thế, song thiên hạ ngưỡng mộ tôn sùng. Lòng dân quy về hơn tám, chín phần, thì cái việc đoạt thiên hạ không phải là khó. Ðến như Ðại vương, tuy binh hùng tướng mạnh, đánh đâu thắng đó, diệt Triệu, phá Tề, đánh trận như bẻ cành khó, lấy thành như bửa củi, song cái thắng đó là nhờ uy đức của Hán vương. Nếu Ðại vương phản Hán, làm cái việc phi chính nghĩa thì làm sao thắng giặc dễ dàng như vậy được ? Tài năng, mưu lược chỉ có lợi cho việc chiến đấu, mà việc thành công phải căn cứ vào chính nghĩa mới nên. Tấm gương từ ngàn xưa, kẻ được thiên hạ không phải là kẻ có tài, mà là kẻ có đức. Vả lại, cứ lấy lực lượng nhà Hán hiện nay mà nói thì Hán vương hiện có Tiêu Hà, một bậc Tể tướng trung kiên, Trương Lương, Trần Bình sáng suốt hơn Tôn Ngô, cơ biến trăm vẻ, lại thêm có cái sức khỏe của các tướng như Anh Bố, Bành Việt, Phàn Khoái, Chu Bột, Vương Lăng, Quán Anh làm nền tảng cho cơ nghiệp muôn đời. Cơ trời đã thấy rõ, Ðại vương há nghe lời đứa dua mị, vẽ cọp không thành, muôn đời ân hận.
Khoái Kiệt bị Lục Giả nói một hồi, ngồi chết điếng, mặt tái nhạt không đáp được lời nào, lủi thủi ra về.
Về đến dinh, Khoái Kiệt buồn bã, nghĩ bụng:
- Nay ta đã lỡ bày cho Hàn Tín phản Hán, nếu sau này Hán vương hay được, mạng ta khó giữ.
Từ đó, Khoái Kiệt giả cách điên dại, lang thang ngoài đường, lúc nói lúc cười, lúc khóc giữa chợ. Ai trông thấy cũng phải ngạc nhiên.
Hàn Tín cũng rõ tâm trạng của Khoái Kiệt song bỏ qua không nhắc đến nữa.
Chẳng bao lâu Hàn Tín lại thu xếp công việc thống suất ba quân, kéo về Huỳnh Dương lo việc đánh Sở.
Trong thời gian đó, Hán vương vẫn án binh nơi Huỳnh Dương, đêm ngày buồn bã nghĩ đến Thái công tình cha con cách biệt.
Một hôm, Hán vương đòi Trương Lương, Trần Bình vào than thở:
- Thái công bị quản thúc mãi nơi Bành Thành, lòng ta bứt rứt không an. Dù có được thiên hạ mà tình cha con ly biệt sao tròn chữ hiếu ! Các khanh có kế gì đón Thái công về thì đó là công bậc nhất.
Trương Lương nói:
- Hạng vương bắt Thái công làm con tin, khi nào hắn lại chịu thả về. Chỉ khi nào đánh nhau một trận lớn, cho hắn điên đảo rồi thừa dịp đó giảng hòa, họa may rước Thái công về được.
Ðang lúc bàn việc bỗng có tin Tiêu Thừa Tướng xuất lĩnh một đội binh mã Bắc Phiên, và dẫn một viên tướng Phiên đến ra mắt.
Hán vương đòi vào, hỏi:
- Phiên tướng ở đâu đến thế ?
Tiêu Hà đáp:
- Phiên tướng họ Lâm tên Phiền người ở Bắc Lạc, mến đức Ðại vương nên do lối Duyên Biên vào Hàm Dương tình nguyện họp quân giúp Ðại vương đánh Sở. Tôi đã xét hỏi đích thực nên mới dẫn đến đây yết kiến. Người này giỏi về việc cưỡi ngựa bắn cung sức khỏe định nổi muôn người.
Hán vương thấy Lâm Phiền mình cao một trượng mặt mũi dữ tợn, lấy làm mừng, ban cho một ngọc đái và mười lạng vàng.
Nhắc lại Sở vương, từ khi được tin Long Thư bị Hàn Tín giết, lòng căm tức, ngày đêm luyện tập binh mã quyết ý trả thù.
Chẳng bao lâu, Hạng vương điểm binh, kéo đến Huỳnh Dương, quyết tranh thắng phụ.
Quân thám thính được tin về báo, Hán vương sợ hãi, đòi các quan vào thượng nghị.
Kịp lúc Tiêu Hà mới dẫn Lâm Phiền đến Tiêu Hà nói:
- Sức Lâm Phiền có thể địch nỗi với Hạng vương, xin Ðại vương sai Vương Lăng và các tướng họp với Lâm Phiền đánh Sở.
Hán vương theo lời, khiến Lâm Phiền ra trận, sai thêm bốn tướng theo trợ lực.
Bấy giờ, binh mã Hạng vương cũng vừa kéo đến Huỳnh Dương, cách thành ba mươi dặm.
Hạng vương hạ trại xong Sai các tướng Ðinh Công, Ung Sĩ, Hoàn Sở, Ngu Từ Kỳ dẫn quân đến khiêu chiến.
Làm Phiền liền lên ngựa khai thành, dẫn quân ra.
Các tướng Sở thấy Lâm Phiền, vội vã vung đao áp đến đánh một lượt.
Lâm Phiền không hề nao núng, một mình cự với bốn tướng hơn sáu mươi hiệp, càng đánh càng hăng. Các tướng không đánh nổi bỏ chạy về dinh.
Hạng vương tức giận hét:
- Một viên tướng mạt như thế mà các ngươi không cự nỗi sao ?
Lại sai bốn viên tướng cạnh của mình là Quý Bố, Lý Phồn, Trương Nguyệt, Hạng Ngang dẫn binh ra chiến đấu.
Lâm Phiền không chút sợ hãi, vung đại đao đánh với bốn tướng, tiếng chiêng trống vang trời dậy đất.
Chu Bột và Vương Lăng sợ để Lâm Phiền đánh lâu e sơ xuất, liền vỗ ngựa xông ra trợ lực. Các tướng Sở sợ hãi quảy ngựa bỏ chạy.
Lâm Phiền bỏ đao xuống, lẹ tay rút cung tên bắn luôn bốn phát. Lý Phồn, Trương Nguyệt bị trúng tên nhào xuống ngựa. Hạng Ngang trông thấy, toan quảy ngựa lại cứu hai tướng mình, nhưng không kịp bị Lâm Phiền bắn tiếp một mũi tên găm vào mặt.
Hạng Ngang vừa đưa tay rút tên ra, thì bị Vương Lăng phi ngựa tới chém một đao đứt làm hai khúc.
Quý Bố thấy ba tướng lìa trần một lúc, thất kinh, nằm móp xuống, ôm cổ ngựa chạy về dinh .
Hạng vương tức giận, mặc giáp, cầm kích, tự đốc quân ra đánh Lâm Phiền.
Lâm Phiền toan giương cung bắn, nhưng Hạng vương đã trợn mắt, hét tên một tiếng như sấm, cầm kích xông đến đâm một nhát.
Lâm Phiền cầm đao lên không kịp sợ hãi bỏ chạy, tay chân run bây bẩy.
Hạng vương giục ngựa đuổi theo rất gấp. Hán vương đứng trên thành trông thấy hỏi các tướng:
- Ai đuổi Lâm Phiền thế ?
Các tướng tâu;
- Ðó là Hạng vương.
Hán vương liền hối thúc chư tướng nai nịt gọn gàng, kéo quân ra thành ngăn quân Sở, cứu Lâm Phiền.
Các tướng dẫn quân ra, Hán vương cũng mặc giáp, lên ngựa ra thành. Xung quanh các tướng chen nhau hộ vệ.
Hạng vương trông thấy Hán vương xuất hiện, liền dừng ngựa nói lớn:
- Ta cùng ngươi tranh phong đã mấy năm nay, mà bản thân hai ta chưa hề giao chiến với nhau trận nào. Nay quyết một trận thư hùng để biết ai hay ai dở.
Hán vương nói:
- Ta không muốn cùng ngươi tranh nhau làm gì, chỉ vì ngươi ác tâm, tàn bạo, sinh linh đồ thán, chư hầu căm hờn, nên ta phải cử binh diệt bạo, cứu thiên hạ.
Sở vương tức giận, cầm kích hét lớn, vỗ ngựa đâm nhầu. Các tướng Hán hết lòng chống đỡ. Chẳng ngờ, lúc đó Chung Ly Muội phục mấy chục tên xạ binh nơi chỗ khuất, bắn ra một lượt.
Hán vương bị một mũi tên găm trước ngực, may nhờ có mặc áo giáp mềm, nên tên găm không sâu.
Hán vương thấy đau nhức vô cùng nhưng sợ lòng quân chán nản liền lấy tay sờ vào chân, nói lớn:
- Giặc nó bắn một tên trúng vào ngón chân, may không hề gì.
Các tướng thấy Hán vương bị thương, không còn hăng hái nữa, lùi dần tìm chỗ thoát thân.
Hạng vương thừa thắng, dốc quân đuổi theo, chợt thấy phía Ðông Nam có một vài tên quân ky bôn bả về báo:
- Binh mã Hàn Tín đã đến Thành Cao, Bành Việt lại ngăn đường vận lương quân Sở.
Các tướng Sở hay tin lòng nao núng. Sở vương truyền lệnh tạm thu quân về dinh để tìm cách đối phó.
Hán vương nhờ đó chạy thoát vào thành đóng chặt cửa lại.
Trương Lương, Trần Bình cùng các tướng vào trướng thăm Hán vương.
Hán vương tuy không nguy hiểm đến tính mạng, song nằm mê man không dậy được.
Trương Lương tâu:
- Thế Sở đã yếu, đại binh Hàn Tín đã về đến Thành Cao, xin Ðại vương gượng dậy để yên lòng quân, về đến Thành Cao hội binh với Hàn Tín ước kỳ phá Sở. Việc lớn sẽ thành công ở chuyến này.
Hán vương mở mắt, gượng dậy, ủy lạo ba quân.
Trương Lương nói với các tướng:
- Quân Sở bị Bành Việt tuyệt đường lương, chắc không thể đóng lâu nơi đây được. Chỉ vài ngày là phải chạy. Các tướng nên từ từ xuất quân, đến Thành Cao họp với Hàn Tín để cùng nhau phá Sở.
Các tướng được lệnh, ai nấy đều dự định khởi hành.
* * *
Giữa lúc đó, Hạng vương cũng đang bàn với các tướng Sở về quân tình.
Hạng vương nói:
- Nay quân ta thiếu lương, đại binh Hàn Tín lại đến Thành Cao, Huỳnh Dương chưa thể phá được, chi bằng lui binh về đóng nơi Quảng Võ, rồi sai người thôi thúc lương thảo cho sung túc mới có thể cự với Hán nổi.
Chung Ly Muội nói:
- Ðại vương luận như thế rất phải, vậy ngay tối hôm nay nên bãi binh. Ðại vương nên thống lãnh binh mã đi đoạn hậu để phòng quân Hán đuổi theo truy kích. Còn các tướng, lĩnh đại binh đi trước theo con đường phía Nam để phòng gian kế của Hàn Tín.
Bàn định xong, tối hôm. ấy, Hang vương ra lệnh lui binh.
Quân tuần tiểu vào dinh Hán cấp báo.
Trương Lương nói:
- Ta đã nhận xét như thế mà !
Bèn truyền lệnh cho các tướng tiến quân đi trước, Hán vương nằm trong xe, từ từ theo sau.
Ði chưa được vài ngay Hàn Tín đã sai Hạ Hầu Anh, Chu Thúc đem một vạn binhl mã đến Huỳnh Dương để mời Hán vương đến Thành Cao, họp binh đánh Sở. Hai người đi đến giữa đường gặp Hán vương liền đến trước xa giá tâu bày.
Hán vương mừng rỡ, truyền quân cấp tiến.
Không mấy ngày đã đến Thành Cao, Hàn Tín xuất lĩnh các tướng ra tận ngoài thành đón rước.
Hán vương vào thành, ngự lên điện, chịu lễ triều bái Hàn Tín và các tướng rồi nói :
- Nguyên soái đi đánh giặc xa, lập nhiều công trận, rất mệt nhọc, nay lại đem quân về đây hiệp sức với ta để đánh Sở, thì sự thắng Sở lần này đã chắc rồi. Chỉ hiềm Thái công không đón về được, đêm ngày ta ăn không ngon, ngủ không yên. Nếu Nguyên soái có kế gì cứu được Thái công về nước để cha con ta trùng phùng thì đó là cái công muôn đời.
Hàn Tín nói:
- Hạng vương không bị ta đánh thua một trận thì chẳng bao giờ chịu trả Thái công lại đâu ! Nay hạ thần cùng Ðại vương họp binh, quyết một trận kịch chiến, đòi cho được Thái công lại mới nghe.
Hán vương nói:
- Ta hoàn toàn trông cậy vào Nguyên soái đó.
Hàn Tín lạy tạ Hán vương, thống lĩnh đại binh ra ngoài thành tìm chỗ đồng rộng mà hạ trại và thao luyện quân mã, chọn ngày đến Quảng Võ cùng với Sở hội chiến.
-------------
.