Chương Hàm chạy về đến Phế Khâu vết thương đau nhức lạ lùng, liền đòi ngự y vào băng bó, rồi khiến quân canh giữ bốn mặt thành để chờ quân cứu viện.
Hôm sau, Hàn Tín đem quân vây thành Phế Khâu, dùng hỏa pháo công phá rất ngặt ba quân đều đóng trại quanh thành, tạo một vòng vây mấy lớp.
Thành Phế Khâu là thành cũ, đời nhà Châu, chu vi có núi cao bao bọc, một bên ăn thông với dòng sông lớn gọi là Bạch Thủy, bờ thành cao, hào lũy sâu, địa thể rất kiên cố. Quân Hán đánh mãi không phá nổi.
Thúc Tôn Thông và Chương Thoáng thấy vậy vào bẩm với Hàn Tin:
- Thành Phế Khâu không phải chốc lát mà hạ được. Quân các quận, huyện lại lần lượt kéo về cứu ứng. Nếu chậm ít ngày Tư Mã Hân và Ðổng Ể khởi binh, chúng ta khó thắng. Xin Nguyên soái liệu định.
Hàn Tín cười và nói:
- Các tướng có lòng lo lắng, thật đáng khen. Song việc này tôi đã có kế hoạch sẵn, chỉ trong vòng vài hôm nữa là thành Phế Khâu phải vỡ.
Các tướng nghe nói lui ra, ai nấy chỉnh đốn quân ngũ của mình.
Chiều hôm ấy, Hàn Tín cùng Tào Tham đem vài mươi kiện tốt lên chỗ đồi cao, đưa mắt nhìn về phía sông Bạch Thủy. Hàn Tín nói:
- Dưới chân thành, con sông Bạch Thủy chảy vòng quanh từ Tây Bắc sang Ðông Nam, làn nước rất mạnh. Nếu ta dùng bao cát đắp ngang mặt sông, cho nước dâng lên, tràn vào thành, quân địch ắt phải vào bụng cá hết.
Tào Tham nói:
- Nguyên soái định kế rất thần diệu. Tôi xin lãnh lành cái việc đó cho.
Ðêm ấy, Tào Tham lãnh một nghìn quân lẻn ra phía Nam thành Phế Khâu, dùng túi cát lấp dòng sông.
Bấy giờ vào tiết tháng tám, nước thu đầy dấy, bờ vừa đắp xong nước đã tràn vào thành Phế Khâu, bốn mặt tường cao, xung quanh núi dựng, nước chảy vào như róc.
Chương Hàm đang dưỡng bệnh, nghe quân báo, vội vã ra chỗ cao xem, thấy nước lai láng, thất kinh, cùng bọn Quý Lương, Quý Hằng, Mã Thông, Tôn An đem quân sĩ và gia quyến lên ngựa chạy ra phía Bắc mở lối trốn vào rừng.
Hàn Tín đem quân đuổi theo, truy kích. Một mặt sai Tào Tham tháo nước, không cho vào thành nữa, một mặt đốc quân chiếm thành .
Dân chúng trong và các quận, huyện lân cận, thấy Chương Hàm đã bỏ trốn, quân Hán thế mạnh, liền rủ nhau đến quy hàng.
Hàn Tín vỗ an dân thứ, rồi sai người về Tản Quan rước Hán vương qua Phế Khâu.
Thế là Tam Tần đã lấy được một phần vậy.
Trong lúc đó, Tái vương là Tư Mã Hân và Ðịch vương là Ðổng Ể hay tin Phế Khâu bị vây, sửa soạn đem quân đến giúp, bỗng được tin Chương Hàm bỏ thành chạy trốn, Phế Khâu và các quận, huyện đất Ung đã thuộc về tay Hán Vương rồi.
Ðổng Ể sợ hãi gọi mưu thần là Lý Chi đến đàm luận.
Ðổng Ể nói:
- Hàn Tín vjlới hạ được Phế Khâu, binh thế đang mạnh, án binh mã Lịch Dương ít ỏi, cự sao cho lại, nay phải họp sức với Tái vương mới chống nổi.
Lý Chi nói:
- Tình thế nguy ngập, Ðại vương nên cho người về Bành Thành tâu xin Bá vương phát binh cứu ứnag mới có thể thắng nổi Hàn Tín.
Còn đang bàn bạc thì đã có tin báo:
- Quân Hán kéo đến chật đường, đi đến đâu quận, huyện đầu quy phục. Hiện nay, tiền đội Hàn Tín chỉ có cách Lịch Dương trăm dặm.
Ðổng Ể vội sai Ðại tướng Cảnh Xương, phó tướng Ngô Luân, đem một vạn quân đóng cách thành hai mươi dặm ngăn địch. Lại tự mình thống suất một vạn quân đóng ngoài thành để làm thanh thế.
Chẳng bao lâu, Hàn Tín kéo quân đến như sóng tràn nước vỡ, người ngựa, gươm giáo bời bời.
Cảnh Xương và Ngô Luân lập tức dàn quân đón đánh.
Hàn Tín thúc ngựa ra trước trận, nói lớn:
- Hai tướng trung Tần hãy mau xuống ngựa đầu hàng để được toàn mạng.
Hai tướng tức giận, vung gươm thúc ngựa đến đánh. Ðàng sau, Phàn Khoái và Vũ Dương lướt tới đỡ thương.
Bốn tướng đánh nhau hai mươi hiệp, Cảnh Xương bị Phàn Khoái đâm một kích ngã xuống ngựa. Ngô Luân không dám đánh giục ngựa chạy trở về.
Hàn Tín huy động ba quân đuổi theo, đến Lịch Dương vừa gặp Ðổng Ể hoành thương hét:
- Thằng luồn trôn kia, mi là đứa tiểu nhân đắc ý, dám đến đây vô lễ ư ?
Hàn Tín cười lớn hơn:
- Ðổng Ể, nhà ngươi là một đứa đầy tớ của Chương Hàm. Ðến như Chương Hàm còn phải thua ta nữa huống hồ ngươi..
Ðổng Ể nổi giận phóng thương đâm tới. Hàn Tín múa kích nghênh chiến.
Chưa được vài hiệp, Phàn Khoái xông ra trợ lực, Ðổng Ể không chịu nổi phải bỏ chạy.
Hán tướng là Tân Kỳ và Quán Anh đã thụ mật kế của Hàn Tín, mỗi người đem ba nghìn tinh binh vòng ra đường nhỏ bên Ðông thành Lịch Dương đánh ập lại.
Ðồng Ể bị bọc hậu, phải thúc quân dồn lại. Quân Hán vây phủ trùng điệp, không hở một chỗ nào. Ðổng Ê sợ hãi đứa trơ trơ giữa vòng vây. Hàn Tín thúc ngựa đến hét lớn:
- Muốn khỏi chết hãy mau xuống ngựa đầu hàng.
Ðổng Ể xét thấy không còn cách gì chống đối nữa, vội vã buông thương xuống đất nói:
- Thôi ? Ta chịu đầu hàng.
Quân sĩ áp lại bắt trói, giải về trại.
Hàn Tín bước vào truyền mở trói cho Ðổng Ể, và kéo ghế mời ngồi.
Ðổng Ể phục xuống đất nói:...
- Tôi là một tù nhân, được Nguyên soái tha chết là vạn hạnh rồi, có đâu dám vô lễ .
Hàn Tín đỡ dậy nói:
- Ông là danh tướng nhà Tần, nay đã thọ phong vương tước, lại bỏ Sở đầu Hán, khiến cho trăm họ thoát cảnh đao binh. Hành động ấy đáng trọng thưởng, nên coi đó là một nghĩa cử vậy.
Ðổng Ể thấy Hàn Tín niềm nở lòng mừng khấp khởi cùng ngồi nói chuyện.
Hàn Tín nói:
- Nay tôi cùng ngài đều làm tôi nhà Hán, tôi có một việc phiền đến ngài.
Ðổng Ể thưa:
- Xin Nguyên soái cứ dạy.
Hàn Tín hỏi:
- Hiện Tái vương Tư Mã Hân đang đóng quân ở Cao Nô, nghe quân Hán đến đây tất xuất quân đối địch. Như thế chỉ làm khổ dân mà chẳng ích gì. Vầy phiền ngài viết một phong thư bàn việc thiệt hơn với Tư Mã Hân, khuyên Tư Mã Hân nộp khoản qui hàng. Tôi sẽ tÂu với Hán vương cứ y tước cũ mà phong cho hai ông để cùng nhau chung sức giúp nhà Hán dựng nghiệp cả, vãn hồi thái bình cho thiên hạ.
Ðổng ể mừng rỡ nói:
- Xin Nguyên soái cứ đem quân tiến đánh. Tôi sẽ viết thư sai mưu sĩ Lý Chi đem đến Cao Nô khuyên Tái vương ra hàng.
Nói về Tư Mã Hân ở Cao Nô, hay tin Thượng Tần và Trung Tần đã thuộc về Hán, ngày đêm lo sợ, truyền quân kéo ra ngoài thành đóng cách hai mươi dặm để phòng bị.
Một hôm, quân tuần báo tin có sứ của Ðịch vương là Lý Chi đến yết kiến.
Tư Mã Hân cho vào Lý Chi đệ trình phong thư của Ðổng Ể.
Tư Mã Hân mở ra đọc. Thư rằng:
"Ðịch vương Ðổng Ể kính thư Tái vương túc hạ.
Nhà Tần vô đạo, chư hầu ly loạn, nước Sở nổi lên thôn tính trên hạ. Tuy nhiên Bá vương bạo ngược thiếu đức không thể cầm quyền được lâu. Theo lời hứa của vua Hoài vương trước kia, lẽ ra Hán vương phải được làm vua Quan Trung, thế mà Bá vương bội ước, dùng uy lực bức kẻ hiền lương. Hán vương, đạo đức cao dày, đáng làm minh chúa. Nay lại dùng Hàn Tín làm Nguyên soái mưu lược như thần, binh pháp không kém Tôn Ngô. Như việc minh tu Sạn đạo, ám độ Trần Thương, dùng tri lấy Tản Quan, tháo nước thu thành Phế khâu, thật trong đời chẳng ai sánh kịp.
Binh Hán đang mạnh, thế như chẻ tre đi đến đâu thắng đến đây, tôi đã thuận thứa thiên ý, về với Hán triều, tước lộc chẳng mất, ưu đãi hơn xưa. Vậy có đôi lời tỏ bày lợi hại xin Ðại vương xét kỹ. Nay kính."
Tư Mã Hân xem thư xong nổi giận mắng:
- Ta chưa hề giao chiến với Hàn Tín một trận nào, sao đành chịu bó tay đầu giặc ? Ðại trượng phu đâu lại tham sống cầu vinh.
Nói xong xé nát phong thư, lấy chân chà dưới đất, và khiến quân đuổi Lý Chi ra.
Lý Chi thở dài nói:
- Ðại Vương quân không đầy hai vạn, tướng chỉ có mấy viên, bị cô lập nơi Cao Nô, còn Bá vương thì ở xa, làm sao cứu viện kịp. Vả Ðại vương trí không bằng Hàn Tín, dũng không hơn Phàn Khoái, tôi e chẳng sớm lo việc ngày sau hối không kịp.
Tư Mã Hân lại càng giận dữ hơn, vung gươm hét lớn:
- Lý Chi, ngươi khinh ta không có trí dũng. Ðể ta đánh một trận giết Phàn Khoái, bắt sống Hàn Tín cho mà xem.Lúc đó ta sẽ tặng cho nhà ngươi lưỡi gươm này để xuống suối vàng theo quân phản phúc.
Lý Chi không hề sợ hãi, ung dung nói:
- Vâng, nếu Ðại vương ra trận mà giết được một tên quân nhỏ, tôi cũng xin ngửa cổ cho Ðại vương chém, đừng nói chi đến chuyện giết Phàn Khoái, bắt Hàn Tín.
Tư Mã Hân truyền giam Lý Chi vào ngục, rồi kiểm điểm quân mã, sai Phó tướng Lưu Lâm và Vương Thủ Ðạo lãnh một vạn quân làm tiên phong, tự mình đem bốn vạn quân ra khỏi thành Cao Nô giáp giới đất Lịch Dương hạ trại.
Quân đi theo Lý Chi trở về báo lại việc Tư Mã Hân xé thư, giam Lý Chi, Ðổng Ẻ đỏ mặt, vội đến trung quân nói với Hàn Tín:
- Tư Mã Hân là đứa phách lối, khó dụ hắn được !
Hàn Tín mỉm cười nói:
- Hắn chỉ là một mảnh thịt trên thớt,. ta bắt ìúc nào chẳng được. Nói vừa dứt lời, có quân thám thính vào báo:
- Tư Mã Hân lập kế đem quân hạ trại, cách thành hai mươi dặm.
Phàn Khoái nói:
- Xin Nguyên eoái cho tiểu tướng đem quân bắt Tư Mã Hân.
Hàn Tín nói:
- Tướng quân muốn đi cũng được song phải theo kế ta, làm như vầy mới thắng.
Phàn Khoái lãnh mệnh. Chiều hôm ấy đến bàn với Ðổng Ể:
- Tư Mã Hân thực đáng giận, hắn dám xé thư và giam sứ của ngài, tôi muốn tìm kế gì bắt hắn cho được để trị tội
Ðổng ê nói:
- Phải, tôi cúng đang lúc tức giận, và cố tìm mưu bắt cho được hắn. Vậy tướng quân có ý gì hay xin cho biết.
Phàn Khoái nói:
- Muốn bắt lừ Mã Hân tất phải đem một người thân quyến của ngài trói lại, rồi tôi cùng độ trăm người đẫn sang trại Tư Mã Hân giả cách trá hàng, tất nhiên hắn tin và cho ở trong quân. Sáng mai, ngài đến trại hắn đòi thân quyến tất nhiên hắn phải ra đối khẩu. Chừng ấy tôi thừa cơ bắt hắn trói lại điệu về, chẳng khó chi.
Ðổng Ể khen:
- Kế ấy diệu lắm. Tôi có đứa con lớn tên Ðổng Thực, khỏe mạnh lạ thường, tướng quân trói nó lại, đem đi trá hàng rất tiện.
Phàn Khoái mừng rỡ, tuyển một trăm kiện tốt, cùng bọn Sài Vũ thay đổi thường phục, trói Ðổng Thực, lẻn ra con đường hẻm thành Lịch Dương, đi sang trại Tư Mã Hân.
Quân Tư Mã Hân bắt vào hỏi lai lịcch rồi dẫn đến trình Tư Mã Hân.
Tư Mã Hân hỏi:
- Chúng bay qua đây cốt trá hàng chăng ?
Phàn Khoái nói:
- Chúng tôi nguyên là quân Sở, theo Ðịch vương trấn thủ Lịch Dương. Chẳng ngờ Ðịch vương phản Sở, đầu Hán. Nay mai Hàn Tín phát giao chúng tôi vào Bao Trung biết bao giờ trông thấy vợ con, quê quán. May sao Ðịch vương sai chúng tôi cùng trưởng từ ra thành thám thính, chúng tôi liền bắt trói Ðổng Thực đem nộp cho Ðại vương, xin Ðại vương trị tội đứa bội phản, và thu dùng chúng tôi, vì chúng tôi là người bản thổ.
Tư Mã Hân trông thấy Ðổng Thực, con lớn của Ðổng Ể, tức giận hét:
- Cha mày cùng ta làm tôi nước Sở, được phong vương tước há phải hèn mọn gì mà đem thân đầu thằng luồn trôn giữa chợ, sao không biết nhục ?
Mắng xong, truyền đem đem Ðổng Thực cùng với Lý Chi, đợi khi bắt được Ðổng Ê sẽ giải một lượt về Bành Thành trị tội. Còn bọn sĩ tốt đều lưu lại trong quân sử dụng.
Sáng hôm sau, Ðổng Ể cỡi ngựa đến trước trại, khiến quân nói lớn:
- Ðịch vương mời Tái vương ra hội kiến.
Tư Mã Hân nghe báo, mặc giáp lên ngựa ra cửa trại, thoáng thấy Ðổng Ể, mặt hầm hầm hét:
- Kẻ đã đem thân đầu hàng đứa luồn trôn thì còn mặt mũi nào đến đây trông thấy ta nữa !
Ðổng Ể nói:
- Tái vương, nhà ngươi không biết thiên đạo, không hiểu nhân tâm ? Bá vương giết Tử Anh, vì vua của chúng ta, lẽ nào lại không báo thù, còn theo phò quân địch. Như thế nhà ngươi gọi là trung quân, ái quốc sao ! Ta bỏ Sở về Hán, trên báo thù vua, dưới hợp lòng người, theo kẻ hiền, diệt đứa nịnh, lẽ ấy hiển nhiên, sao ngươi ngu muội như vậy ? Ta viết thư nói lẽ phải trái nhà ngươi đã không nghe lại còn giam sứ, và bắt con trai ta, hành động ấy dung tha sao được ?
Tư Mã Hân nói:
- Ta quyết bắt cả bọn người để rửa nhục, hãy mau trở về kêu Phàn Khoái ra đây chịu chết trước .
Tư Mã Hân vừa nói dứt lời, bỗng sau lưng có một người nhảy đến, bóp vào cổ Tư Mã Hân hét:
- Ta chính là Vũ Dương hầu Phàn Khoái đây.
Hàng trăm quân trá hàng theo Phàn Khoái áp đến, Phàn Khoái nói lớn:
- Hỡi quân sĩ Hạ Tần ! Nếu muốn sống hãy mau bỏ khí giới qui hàng lập tức.
Quân sĩ đồng thanh nói:
- Chúng tôi xin tình nguyện đầu hàng.
Lưu Lâm và Vương Thủ Ðạo là hai tướng tiên phong của Tư Mã Hân trông thấy quân sĩ mình hạ khí giền hết, biết việc không xong đành chịu bó tay.
Quân Hán bắt bọn Tư Mã Hân bỏ vào tù xa, giải đến nạp cho Hàn Tín .
Hàn Tín mắng:
- Sở vương là thù của nhà Tán, Hán vương có ân với Tử Anh, lẽ nên bỏ Sở đầu Hán để trung với chúa cũ, sao nhà ngươi lại ngoan cố ?
Tư Mã Hân cúi đầu không đáp. Phàn Khoái thấy vậy nói với Hàn Tín:
- Tái vương trước kia thụ phong với Sở là điều bất đắc dĩ, nay Tái vương đã đến đây, xin Nguyên soái khoan dung mà tâu với Chúa thượng phong cho vương tước, để Tái vương đội ơn hết lòng phò Hán.
Hàn Tín theo lời, sai quân tháo cũi thả Tư Mã Hân ra. Tư Mã Hân mừng rỡ cúi lạy tạ ơn.
Hôm sau, Hàn Tín lại sai sứ đến báo với Hán vương việc Lịch Dương và Cao Nô đã định, nay xin rước xa giá đến phủ Tam Tần để định mưu thu phục Quan Trung.
Chẳng bao lâu, xa giá Hán vương đến. Hàn Tín đem chư tướng, Ðổng Ê và Tư Mã Hân ra nghênh đón.
Hán vương bước xuống xe, gọi Hàn Tín đến ủy lạo:
- Ngày trước Tiêu thừa tướng ba lần tiến cử, nay Nguyên soái ra quân ba lần thắng giặc, thật tài của Nguyên soái không phụ lòng ngưỡng vọng của Tiêu thừa tướng.
Hàn Tín phục lạy, tâu:
- Ðó không phải do tài của hạ thần mà do đạo đức của Chúa công. Chính đạo đức của Chúa công đã làm cho quân uy của hạ thần như gió bão.
Hán vương nói:
- Nay Tam Tần đã định, Hàm Dương có thể thu phục rất dễ dàng. Chẳng hay Nguyên soái định ngày nào khởi binh ?
Hàn Tín tâu:
- Lấy Hàm Dương không khó, chỉ e Chương Hàm trốn lên Ðào Lâm, cách Phế Khâu không xa. Nếu ta kéo đại binh đến Hàm Dương tất Chương Hàm thừa cơ chiếm lại Phế Khâu. Phế Khâu mất, đường vận lương của ta bị bế tắc, thật là điều đáng lo.
Hán vương hỏi:
- Thế thì phải làm sao bây giờ ?
Hàn Tín nói:
- Tâu Ðại vương, hạ thần thiết tưởng giết rắn phải trừ nọc, Ðại vương đóng quân nơi đây, để hạ thần kéo quân thẳng đến Ðào Lâm, trừ cho được Chương Hàm thì mới an lòng được.
Hán vương khen ngợi vô cùng. Hôm sau, Hàn Tín đem bọn Phàn Khoái, Chu Bột, Sài Vũ, Tân Kỳ và một đoàn quân mã thẳng đến Ðào Lâm.
Bấy giờ Chương Hàm vết thương mới vừa bình phục, đang dự tính sai sứ về Bành Thành viện binh khôi phục Phế Khâu, xảy nghe quân báo Hàn Tín đem đại binh đến, Chương Hàm giận dữ nói:
- Phen này ta quyết giết cho được đứa luồn trôn mới nghe.
Tôn An bàn:
- Ðại vương hiện giờ cô thế. Theo ý tôi chỉ nên đắp thành cao cho quân cố thủ chờ viện binh. Nếu ra đánh e mắc gian kế của Hàn Tín nữa.
Chương Hàm nói:
- Quân cứu viện Bành Thành đến đây rất xa xôi. Nếu cứ cố thủ, quân mòn, tướng hết sau này làm thế nào thắng giác được. Kể hoạch của ta là phải tốc chiến, tốc thắng mới bảo vệ được thực lực.
Nói xong, Chương Hàm truyền Mã Thông, Quý Lương, Quý Hằng và Tôn An dẫn năm ngàn quân ra đóng ngoài trước để làm thanh viện. Phân phối xong, quân Hán cũng vừa kéo đến.
Hàn Tín giơ roi chỉ vào thành gọi Chương Hàm nói:
- Chương Hàm, mau ra đây dâng đấu cho ta khỏi mất công đánh đập.
Chương Hàm tức giận khai thành kéo quân ra.
Ðàng sau Phàn Khoái và Chu Bột đốc quân ùa tới, tiếng chiêng trống vang trời. Chương Hàm cầm cự được một lúc,
liệu thế chống không nổi, cho quân lui dần.
Hàn Tín giền sai Tân Kỳ và Sài Vũ lẻn ra sau trận đánh ập lại.
Chương Hàm bị dồn quân, hàng ngũ hỗn loạn, tiến thoái lưỡng nan, vừa giận vừa thẹn, máu uất xông lên, vết thương trước kia lại nứt ra, đau đớn lạ thường.
Biết không thể nào giải vây được, nếu để giặc bất mang nhục, Chương Hàm đành rút gươm tự vận.
Quý Lương và Quý Hằng cũng chết trong đám loạn quân.
Mã Thông thấy Chương Hàm chết, liền quay ngựa đầu hàng. Hàn Tín thu phục Mã Thông công với Tôn An vào thành phủ dụ trăm họ.
Hàn Tín nói Mã Thông:
- Hiện nay trong thành Ðào Lâm còn bao nhiêu nhân mã ?
Mã Thông nói:
- Bẩm Nguyên soái, nhân mã trong thành không còn được năm trăm, tướng tá không còn ai; chỉ có dân cư mà thôi.
Hàn Tín truyền lệnh vào thành, ban bố hiệu lệnh, đặt người trấn giữ rồi dắt bọn hàng tướng về Cao Nô yết kiến Hán vương.
Hán vương phong chức cho các hàng tướng, cho theo trong quân để lập công .
Sau hai ngày chỉnh đốn quân ngũ, Hàn Tín tiến binh thẳng đến Hàm Dương.
Quan trấn thủ Hàm Dương !à Tư Mã Di và Lã Thần, từ khi nghe Tam Tần bị mất, đã cho người báo với Bá vương hay, để xin quân cứu ứng. Nhưng mãi đến nay vẫn chưa thấy đến.
Cả thành làm Dương đang ấp ủ lo âu, thì bỗng nghe báo quân Hán đã kéo đến nơi.
Tư Mã Di bàn với Lã Thần:
- Thành Hàm Dương quân mã chẳng bao nhiêu, cứu binh lại không đến. Dân trong thành cảm nghĩa Hán vương thuở trước, ai cũng mong hàng, nay phải làm sao ?
Lã Thần nói:
- Bổn phận ta phải giữ thành, không thể trì hoãn. Vậy đêm nay cho người cấp báo về Bành Thành, thế nào Phạm quân sư cũng có chước hay .
Hai tướng bàn bạc xong, một mặt cho người về Bành Thành:cấp báo, một mặt điểm quân thủ thành chờ viện binh .
Hàn Tín kéo binh đến thấy cửa thành đóng chặt, nghĩ thầm:
- Thành Hàm Dương rất kiên cố, không thể lấy sức phá nổi, phải dùng kế mới xong.
Liền gọi Mã Thông đến dưới trướng nói:
- Nhà ngươi mới đầu Hán chưa có công gì. Nay ta sai ngươi đem những quân của Chương Hàm vừa đầu hàng, kéo cờ Sở, giả làm viện binh của Bành Thành, gạt chúng mở cửa, kéo ập vào làm nội công ngoại xích. Nhà ngươi dám làm việc đó chăng ?
Mã Thông thưa:
- Lệnh Nguyên soái truyền, tôi đâu dám chẳng tuân, nhưng không có phê văn của Bá vương tướng giữ thành đâu chịu mở cửa để quân ta kéo vào.
Hàn Tín nói:
- Ðiều đó không sợ Ta đây có bản văn cũ của Bá vương trước kia, trong đó có ấn tín, để ta sai người tẩy đi viết lại thì xong.
Nói rồi, mở thắp, kiếm mấy bức phê văn của Bá vương phát giao Tam Tần, mà Hàn Tín bắt được trước đây gọi Lý Bình vào tẩy bỏ chữ cũ, điền lại chữ mới, đoạn sao cho Mã Thông đem mật kế thi hành.
Mã Thông cùng Tôn An đem năm ngàn hàng tốt, dùng hiệu cờ nước Sở, qua sông Kinh Vị lẻn theo đường hẻm ra phía Ðông Nam, thẳng đến Ba Ðăng chạy tắt về Hàm Dương .
Hàn Tín lại sai Phàn Khoái, Chu Bột, Ngân Hấp đem một vạn quân lẻn theo sau, rồi xin Hán vương tạm đóng quân cách thành hai mươi dặm để chờ tin tức.
Bọn Mã Thông kéo đến dưới thành đưa phê văn lên. Tư Mã Di và Lã Thần nhận thấy ấn tín của Bá vương liền truyền quân mở cửa thành cho vào.
Mã Thông nói:
- Tôi lãnh lệnh kéo quân đi trước báo tin, đại binh sẽ đến sau cứu ứng.
Mặt trời vừa chen lặn, đường xa, một toán quân kéo đến, bụi cát mịt mù.
Mã Thông nói:
- Ðó là quân viện của Bá vương sai.đến .
Tư Mã Di mở cửa thành bái mạng và truyền lệnh cho cựu binh sáng sớm sẽ nhập thành .
Tuy nhiên, đội quân cứu đó không tuân lời, cứ xống xộc thẳng tới.
Viên quan giữ cửa bước ra ngăn cản, bị tướng đi đầu của đoàn quân ấy chém một dao rơi đầu .
Tư Mã Di thất kinh, truyền quân đóng cửa thành lại nhưng không kịp nữa. Viên tướng đi đầu đã nhảy tới chém luôn Tư Mã Di một dao chết tốt.
Quân sĩ trong thành rối loạn. Một tướng đem đầu Tư Mã Di treo lên ngọn giáo, nói lớn:
- Chúng ta không phải là cứu binh của Hạng Vũ sai đến mà chính là bộ tướng của Hán vương đến đây lập kế mở cửa thành. Nay Tư Mã Di đã chết, ba quân nên đầu hàng để khỏi mang họa.
Quân dân trong thành nghe nói đến Hán vương, đồng phục xuống đất hô lớn:
- Chúng tôi xin hàng phục và xin rước Hán vương vào thành.
Phàn Khoái thấy lòng dân hâm mộ, mừng rỡ, sai cắm cờ Hán khắp bốn mặt thành rồi sai người đi thỉnh giá.
Hai hôm sau, xa giá Hán vương đến, trăm họ đón tiếp rất nồng nhiệt. Hán vương đem lời phủ dụ:
- Ta, từ khi Bá vương bội ước, đày vào Bao Trung, ngỡ không còn gặp được dân chúng Hàm Dương. Ngờ đâu, trời không phụ kẻ có lòng, cứu dân trừ loạn, nên khiến ta đến được nơi đây. Vậy trăm họ cứ an cư lạc nghiệp,.giữ lấy bổn phận làm dân.
Dân chúng cảm động rơi nước mắt. Hàn Tín sai quân dọn dẹp cung điện, rước Hán vương vào ngự, rồi đem bộ tướng đến triều kiến.
Hán vương truyền bày tiệc khao thưởng ba quân.
Vua tôi vui say rộn rã.
Hàn Tín tâu:
- Nay Hàm Dương tuy đã định, song ngoài Quan Ðông còn có Ngụy Báo và Thân Dương chưa quy phục ! Nếu Hạng vương đem binh họp với hai Phiên vương ấy đánh vào ba mặt e quân ta khố chống nổi.
Hán vương hỏi:
- Thế thì phải làm sao ?
Hàn Tín tâu:
- Nay phải tìm một người có tài du thuyết, đũ sức nói cho Sở di binh sang đánh Tề, để tôi thừa cơ đem quân đánh Thân Dương và Ngụy Báo. Hễ Quan Ðông bình được thì phá Sở không khó.
Hán vương hỏi:
- Trong các mưu sĩ có ai đủ tài làm việc này chăng ?
Lời hỏi vừa dứt, quan Ðại phu Lục Giả bước ra tâu:
- Ngày trước Ðại vương vào đánh Tần, tôi từ Lục Dương theo hầu. Lâu nay vào Bao Trung, vắng tin tức gia đình vợ con. Nay tôi xin tình nguyện đến Lạc Dương thăm nhà rồi thừa cơ dụ Thân Dương về đầu Hán. Sau đó, tôi lại đến Bình Dương dụ Ngụy Báo. Trong hai xứ ấy ắt có một xứ nghe lời tôi .
Hán vương mừng rỡ liền ban cho Lục Giả mười cân vàng làm lộ phí.
Ngay ngày hôm ấy, Lục Giả từ tạ trở về Lạc Dương, ghé về thăm cha mẹ, vợ con .
Cha mẹ Lục Giả nói:
- Từ khi con theo Hán vương vào Nam Trịnh, cha mẹ ở nhà nhờ ở Thân Vương Bai người cung cấp cơm áo; do đó cả nhà được no ấm. Nay con về đây cũng nên vào yết kiến Thân Vương để tạ ơn.
Lục Giả nghe nói mừng rỡ, vội vàng chĩnh đốn mũ áo vào chầu.
Thân Vương hay tin, nói với tả hữu:
- Từ lúc Lục Ðại phu theo Hán vương, ta bi cô độc, muốn bàn việc gì không người mưu sĩ. Nay Lục Ðại phu trở về, lại ghé thăm ta, kể cũng quí lắm .
Nói xong, truyền đòi Lục Giả vào.
Lục Giả bước vào thi lễ, Thân Vương cầm tay nói:
- Ðại phu vắng nhà đã ba năm, lúc nào ta cũng mong nhớ, gia quyến Ðại phu được ta săn sóc chu toàn, chắc Ðại phu cũng được hài đòng chứ ?
Lục Giả nói:
- Tôi theo Hán vương đi đánh Tần định xong việc về ngay, không ngờ Hán vương cố lưu tôi đại. Vả Hán vương là kẻ nhơn đức, tôi không nỡ bỏ nên phải theo vào Bao Trung. Vừa rồi Hán vương trở về lấy Tam Tần, định Hàm Dương, tôi nhân đó xin phép về thăm gia quyến, được biết Ðại vương có lòng quảng đại, bảo tồn gia đình tôi, ơn ấy dẫu thịt nát xươiig tan tôi cũng chưa đáp đền đặng.
Thân Vương vui vẻ hỏi:
- Hán vương được dân chúng khen là nhân đức, có thật vậy chăng ?
Lục Giả liền nói:
- Thực vậy, Hán vương là bậc khoan nhân, đại độ, biết trọng hiền sĩ, biết quý kẻ. nghèo, dàng Hàn Tín chưa đầy hai tháng mà đã hạ được Tản Quan, phá Tam Tần, thu Hàm Dương, quân kéo đến đâu dân chúng đều ngưỡng mộ, thế mạnh như chẻ tre, uy như vũ bao ố. Chẳng bao lâu ắt gồm thâu thiên hạ.
Thân vương gật đầu nói:
- Ta nghe Hán vương có đức, cũng muốn qui phục, nhưng thấy Sở còn đang mạnh, rủi Bá vương biết được lòng ta, ắt không thoát khỏi tai nạn.
Lục Giả nói:
- Trước kia thì Sở mạnh thật, nhưng bây giờ Hán lại mạnh hơn nhiều. Hàn Tín dụng binh như thần, khó ai sánh kịp. Nếu nay mai quân Hán có đến Lạc Dương, Ðại vương cũng nên nghênh tiếp để tránh cho dân. chúng nạn binh đao .
Thân vương nói:
- Ta xin nghe theo lời Ðại phu.
Lục Giả toan đem lời thuyết phục, nhưng thấy Thân Vương có lòng ưu ái, đem lòng quyến luyến muốn ở lại Lạc Dương cũng không muốn trở về Hán nữa.
Ngày tháng trôi qua, Hán vương chờ mãi không thấy Lục Giả trở về, ngày đêm buồn bực.
Bỗng một hôm, có người báo Trương Lương ở Tam Ðiền ra, sắp đến Tân Phong. Hán vương mừng rỡ sai Quán Anh và Tào Tham ra ngoài địa giới nghênh tiếp.
Hàn Tín được tin cũng sai hai tùy tướng là Tiết Âu và Trần Bái đi đón.
Chẳng bao lâu, Trương Lương đến nơi, Hán vương đi chân không thân hành ra cửa Thừa Ðức cầm tay Trương Lương nói:
- Tiên sinh đã đến đây ư ? Ngài đi du lịch nơi đâu, để cho ta trông mòn con mắt.
Trương Lương sụp lạy tâu:
- Tôi từ khi bái biệt Chúa Công dẫu ở xa song tấm lòng không một chút xao lãng. Khi ra đi, tôi có hứa ba việc lớn: Một là nói cho Hạng vương thiên đô sang Bành Thành hai là xui sáu nước phản Sở, ba là tìm cho Chúa công một vị Phá Sở Nguyên soái. Nay, ba việc ấy đã làm xong, mới dám đến đây triều kiến.
Hán vương tươi cười đỡ Trương Lương dậy, và nói:
- Tiên sinh chẳng quản gian lao khổ sở, ta vì mưu việc lớn, ngày nay ta được ra khỏi Bao Trung là nhờ công Tiên sinh hết cả, dẫu khắc vào bia đá, lưu lại ngàn đời ta cũng chưa thỏa dạ.
Trương Lương triều bái xong, cùng văn võ bá quan hội diện, Hàn Tín đến trước mặt Trương Lương nói:
- Ðội ơn Tiên sinh tiến cử, Chúa thượng đặc cách tin dùng, trọn đời tôi chẳng dám quên.
Trương Lương nói:
- Chúng ta đều là những kẻ vì vua vì nước, thì việc dẫn dắt nhau chỉ là nhiệm vu chung. Hơn nữa, chỉ có một tháng mà Nguyên soái đã hạ được Tam Tần, làm cho tôi cũng được thơm lây.
Hán vương truyền mở tiệc mừng, bá quan đủ mặt.
Vua tôi nâng chén chúc nhau, cuộc vui kéo dài mãi cho đến tối mới mãn.
Hôm sau, Hán vương cho mời Hàn Tín và Trương Lương vào hội diện.
Hán vương nói:
- Lạc Dương vây Bình Dương chưa lấy đặng. Hai xứ ấy tuy nhỏ nhưng quan hệ cho việc tiến binh. Lục Giả lãnh mệnh du thuyết mãi đến nay chưa về, nếu quân Sở kéo đến đây thì biết làm thế nào ?
Trương Lương nói:
- Lục Giả về Lạc Dương là nơi quê cha đất tổ, thế nào cũng đem lòng lưu luyến, không nỡ dụ Thân Vương. Còn Ngụy Báo là kẻ hư danh, lâu nay khoe khoang tự phụ, chắc gì Lục Giả đã dụ nổi. Hai xứ ấy tôi phải đi một phen mới xong việc được.
Hàn Tín nói:
- Tôi cũng đã nghĩ hai xứ ấy nếu không có Tiên sinh thì không thu phục được. Lục Giả ra đi chẳng qua viện cớ để về thăm nhà đó thôi.
Hán vương nói:
- Ðành vậy song Tiên sinh cách biệt đã lâu, nay mới về lại đi nữa, lòng ta không yên.
Trương Lương nói:
- Thiên hạ chưa định, chưa thể ngồi yên mà nhàn rỗi được. Nay tôi làm một tờ biểu, sai người dâng về Bành Thành, gạt Bá vương đem quân đánh Tề, không chú ý đến ta. Trong lúc đó, ta có đủ thì giờ chinh phục hai xứ kia. Ðại vương không cần phải lo lắng.
Hán vương nhìn Trương Lương với vẻ khâm phục.
Trương Lương bái biệt ra đi.
-------------
.
Hôm sau, Hàn Tín đem quân vây thành Phế Khâu, dùng hỏa pháo công phá rất ngặt ba quân đều đóng trại quanh thành, tạo một vòng vây mấy lớp.
Thành Phế Khâu là thành cũ, đời nhà Châu, chu vi có núi cao bao bọc, một bên ăn thông với dòng sông lớn gọi là Bạch Thủy, bờ thành cao, hào lũy sâu, địa thể rất kiên cố. Quân Hán đánh mãi không phá nổi.
Thúc Tôn Thông và Chương Thoáng thấy vậy vào bẩm với Hàn Tin:
- Thành Phế Khâu không phải chốc lát mà hạ được. Quân các quận, huyện lại lần lượt kéo về cứu ứng. Nếu chậm ít ngày Tư Mã Hân và Ðổng Ể khởi binh, chúng ta khó thắng. Xin Nguyên soái liệu định.
Hàn Tín cười và nói:
- Các tướng có lòng lo lắng, thật đáng khen. Song việc này tôi đã có kế hoạch sẵn, chỉ trong vòng vài hôm nữa là thành Phế Khâu phải vỡ.
Các tướng nghe nói lui ra, ai nấy chỉnh đốn quân ngũ của mình.
Chiều hôm ấy, Hàn Tín cùng Tào Tham đem vài mươi kiện tốt lên chỗ đồi cao, đưa mắt nhìn về phía sông Bạch Thủy. Hàn Tín nói:
- Dưới chân thành, con sông Bạch Thủy chảy vòng quanh từ Tây Bắc sang Ðông Nam, làn nước rất mạnh. Nếu ta dùng bao cát đắp ngang mặt sông, cho nước dâng lên, tràn vào thành, quân địch ắt phải vào bụng cá hết.
Tào Tham nói:
- Nguyên soái định kế rất thần diệu. Tôi xin lãnh lành cái việc đó cho.
Ðêm ấy, Tào Tham lãnh một nghìn quân lẻn ra phía Nam thành Phế Khâu, dùng túi cát lấp dòng sông.
Bấy giờ vào tiết tháng tám, nước thu đầy dấy, bờ vừa đắp xong nước đã tràn vào thành Phế Khâu, bốn mặt tường cao, xung quanh núi dựng, nước chảy vào như róc.
Chương Hàm đang dưỡng bệnh, nghe quân báo, vội vã ra chỗ cao xem, thấy nước lai láng, thất kinh, cùng bọn Quý Lương, Quý Hằng, Mã Thông, Tôn An đem quân sĩ và gia quyến lên ngựa chạy ra phía Bắc mở lối trốn vào rừng.
Hàn Tín đem quân đuổi theo, truy kích. Một mặt sai Tào Tham tháo nước, không cho vào thành nữa, một mặt đốc quân chiếm thành .
Dân chúng trong và các quận, huyện lân cận, thấy Chương Hàm đã bỏ trốn, quân Hán thế mạnh, liền rủ nhau đến quy hàng.
Hàn Tín vỗ an dân thứ, rồi sai người về Tản Quan rước Hán vương qua Phế Khâu.
Thế là Tam Tần đã lấy được một phần vậy.
Trong lúc đó, Tái vương là Tư Mã Hân và Ðịch vương là Ðổng Ể hay tin Phế Khâu bị vây, sửa soạn đem quân đến giúp, bỗng được tin Chương Hàm bỏ thành chạy trốn, Phế Khâu và các quận, huyện đất Ung đã thuộc về tay Hán Vương rồi.
Ðổng Ể sợ hãi gọi mưu thần là Lý Chi đến đàm luận.
Ðổng Ể nói:
- Hàn Tín vjlới hạ được Phế Khâu, binh thế đang mạnh, án binh mã Lịch Dương ít ỏi, cự sao cho lại, nay phải họp sức với Tái vương mới chống nổi.
Lý Chi nói:
- Tình thế nguy ngập, Ðại vương nên cho người về Bành Thành tâu xin Bá vương phát binh cứu ứnag mới có thể thắng nổi Hàn Tín.
Còn đang bàn bạc thì đã có tin báo:
- Quân Hán kéo đến chật đường, đi đến đâu quận, huyện đầu quy phục. Hiện nay, tiền đội Hàn Tín chỉ có cách Lịch Dương trăm dặm.
Ðổng Ể vội sai Ðại tướng Cảnh Xương, phó tướng Ngô Luân, đem một vạn quân đóng cách thành hai mươi dặm ngăn địch. Lại tự mình thống suất một vạn quân đóng ngoài thành để làm thanh thế.
Chẳng bao lâu, Hàn Tín kéo quân đến như sóng tràn nước vỡ, người ngựa, gươm giáo bời bời.
Cảnh Xương và Ngô Luân lập tức dàn quân đón đánh.
Hàn Tín thúc ngựa ra trước trận, nói lớn:
- Hai tướng trung Tần hãy mau xuống ngựa đầu hàng để được toàn mạng.
Hai tướng tức giận, vung gươm thúc ngựa đến đánh. Ðàng sau, Phàn Khoái và Vũ Dương lướt tới đỡ thương.
Bốn tướng đánh nhau hai mươi hiệp, Cảnh Xương bị Phàn Khoái đâm một kích ngã xuống ngựa. Ngô Luân không dám đánh giục ngựa chạy trở về.
Hàn Tín huy động ba quân đuổi theo, đến Lịch Dương vừa gặp Ðổng Ể hoành thương hét:
- Thằng luồn trôn kia, mi là đứa tiểu nhân đắc ý, dám đến đây vô lễ ư ?
Hàn Tín cười lớn hơn:
- Ðổng Ể, nhà ngươi là một đứa đầy tớ của Chương Hàm. Ðến như Chương Hàm còn phải thua ta nữa huống hồ ngươi..
Ðổng Ể nổi giận phóng thương đâm tới. Hàn Tín múa kích nghênh chiến.
Chưa được vài hiệp, Phàn Khoái xông ra trợ lực, Ðổng Ể không chịu nổi phải bỏ chạy.
Hán tướng là Tân Kỳ và Quán Anh đã thụ mật kế của Hàn Tín, mỗi người đem ba nghìn tinh binh vòng ra đường nhỏ bên Ðông thành Lịch Dương đánh ập lại.
Ðồng Ể bị bọc hậu, phải thúc quân dồn lại. Quân Hán vây phủ trùng điệp, không hở một chỗ nào. Ðổng Ê sợ hãi đứa trơ trơ giữa vòng vây. Hàn Tín thúc ngựa đến hét lớn:
- Muốn khỏi chết hãy mau xuống ngựa đầu hàng.
Ðổng Ể xét thấy không còn cách gì chống đối nữa, vội vã buông thương xuống đất nói:
- Thôi ? Ta chịu đầu hàng.
Quân sĩ áp lại bắt trói, giải về trại.
Hàn Tín bước vào truyền mở trói cho Ðổng Ể, và kéo ghế mời ngồi.
Ðổng Ể phục xuống đất nói:...
- Tôi là một tù nhân, được Nguyên soái tha chết là vạn hạnh rồi, có đâu dám vô lễ .
Hàn Tín đỡ dậy nói:
- Ông là danh tướng nhà Tần, nay đã thọ phong vương tước, lại bỏ Sở đầu Hán, khiến cho trăm họ thoát cảnh đao binh. Hành động ấy đáng trọng thưởng, nên coi đó là một nghĩa cử vậy.
Ðổng Ể thấy Hàn Tín niềm nở lòng mừng khấp khởi cùng ngồi nói chuyện.
Hàn Tín nói:
- Nay tôi cùng ngài đều làm tôi nhà Hán, tôi có một việc phiền đến ngài.
Ðổng Ể thưa:
- Xin Nguyên soái cứ dạy.
Hàn Tín hỏi:
- Hiện Tái vương Tư Mã Hân đang đóng quân ở Cao Nô, nghe quân Hán đến đây tất xuất quân đối địch. Như thế chỉ làm khổ dân mà chẳng ích gì. Vầy phiền ngài viết một phong thư bàn việc thiệt hơn với Tư Mã Hân, khuyên Tư Mã Hân nộp khoản qui hàng. Tôi sẽ tÂu với Hán vương cứ y tước cũ mà phong cho hai ông để cùng nhau chung sức giúp nhà Hán dựng nghiệp cả, vãn hồi thái bình cho thiên hạ.
Ðổng ể mừng rỡ nói:
- Xin Nguyên soái cứ đem quân tiến đánh. Tôi sẽ viết thư sai mưu sĩ Lý Chi đem đến Cao Nô khuyên Tái vương ra hàng.
Nói về Tư Mã Hân ở Cao Nô, hay tin Thượng Tần và Trung Tần đã thuộc về Hán, ngày đêm lo sợ, truyền quân kéo ra ngoài thành đóng cách hai mươi dặm để phòng bị.
Một hôm, quân tuần báo tin có sứ của Ðịch vương là Lý Chi đến yết kiến.
Tư Mã Hân cho vào Lý Chi đệ trình phong thư của Ðổng Ể.
Tư Mã Hân mở ra đọc. Thư rằng:
"Ðịch vương Ðổng Ể kính thư Tái vương túc hạ.
Nhà Tần vô đạo, chư hầu ly loạn, nước Sở nổi lên thôn tính trên hạ. Tuy nhiên Bá vương bạo ngược thiếu đức không thể cầm quyền được lâu. Theo lời hứa của vua Hoài vương trước kia, lẽ ra Hán vương phải được làm vua Quan Trung, thế mà Bá vương bội ước, dùng uy lực bức kẻ hiền lương. Hán vương, đạo đức cao dày, đáng làm minh chúa. Nay lại dùng Hàn Tín làm Nguyên soái mưu lược như thần, binh pháp không kém Tôn Ngô. Như việc minh tu Sạn đạo, ám độ Trần Thương, dùng tri lấy Tản Quan, tháo nước thu thành Phế khâu, thật trong đời chẳng ai sánh kịp.
Binh Hán đang mạnh, thế như chẻ tre đi đến đâu thắng đến đây, tôi đã thuận thứa thiên ý, về với Hán triều, tước lộc chẳng mất, ưu đãi hơn xưa. Vậy có đôi lời tỏ bày lợi hại xin Ðại vương xét kỹ. Nay kính."
Tư Mã Hân xem thư xong nổi giận mắng:
- Ta chưa hề giao chiến với Hàn Tín một trận nào, sao đành chịu bó tay đầu giặc ? Ðại trượng phu đâu lại tham sống cầu vinh.
Nói xong xé nát phong thư, lấy chân chà dưới đất, và khiến quân đuổi Lý Chi ra.
Lý Chi thở dài nói:
- Ðại Vương quân không đầy hai vạn, tướng chỉ có mấy viên, bị cô lập nơi Cao Nô, còn Bá vương thì ở xa, làm sao cứu viện kịp. Vả Ðại vương trí không bằng Hàn Tín, dũng không hơn Phàn Khoái, tôi e chẳng sớm lo việc ngày sau hối không kịp.
Tư Mã Hân lại càng giận dữ hơn, vung gươm hét lớn:
- Lý Chi, ngươi khinh ta không có trí dũng. Ðể ta đánh một trận giết Phàn Khoái, bắt sống Hàn Tín cho mà xem.Lúc đó ta sẽ tặng cho nhà ngươi lưỡi gươm này để xuống suối vàng theo quân phản phúc.
Lý Chi không hề sợ hãi, ung dung nói:
- Vâng, nếu Ðại vương ra trận mà giết được một tên quân nhỏ, tôi cũng xin ngửa cổ cho Ðại vương chém, đừng nói chi đến chuyện giết Phàn Khoái, bắt Hàn Tín.
Tư Mã Hân truyền giam Lý Chi vào ngục, rồi kiểm điểm quân mã, sai Phó tướng Lưu Lâm và Vương Thủ Ðạo lãnh một vạn quân làm tiên phong, tự mình đem bốn vạn quân ra khỏi thành Cao Nô giáp giới đất Lịch Dương hạ trại.
Quân đi theo Lý Chi trở về báo lại việc Tư Mã Hân xé thư, giam Lý Chi, Ðổng Ẻ đỏ mặt, vội đến trung quân nói với Hàn Tín:
- Tư Mã Hân là đứa phách lối, khó dụ hắn được !
Hàn Tín mỉm cười nói:
- Hắn chỉ là một mảnh thịt trên thớt,. ta bắt ìúc nào chẳng được. Nói vừa dứt lời, có quân thám thính vào báo:
- Tư Mã Hân lập kế đem quân hạ trại, cách thành hai mươi dặm.
Phàn Khoái nói:
- Xin Nguyên eoái cho tiểu tướng đem quân bắt Tư Mã Hân.
Hàn Tín nói:
- Tướng quân muốn đi cũng được song phải theo kế ta, làm như vầy mới thắng.
Phàn Khoái lãnh mệnh. Chiều hôm ấy đến bàn với Ðổng Ể:
- Tư Mã Hân thực đáng giận, hắn dám xé thư và giam sứ của ngài, tôi muốn tìm kế gì bắt hắn cho được để trị tội
Ðổng ê nói:
- Phải, tôi cúng đang lúc tức giận, và cố tìm mưu bắt cho được hắn. Vậy tướng quân có ý gì hay xin cho biết.
Phàn Khoái nói:
- Muốn bắt lừ Mã Hân tất phải đem một người thân quyến của ngài trói lại, rồi tôi cùng độ trăm người đẫn sang trại Tư Mã Hân giả cách trá hàng, tất nhiên hắn tin và cho ở trong quân. Sáng mai, ngài đến trại hắn đòi thân quyến tất nhiên hắn phải ra đối khẩu. Chừng ấy tôi thừa cơ bắt hắn trói lại điệu về, chẳng khó chi.
Ðổng Ể khen:
- Kế ấy diệu lắm. Tôi có đứa con lớn tên Ðổng Thực, khỏe mạnh lạ thường, tướng quân trói nó lại, đem đi trá hàng rất tiện.
Phàn Khoái mừng rỡ, tuyển một trăm kiện tốt, cùng bọn Sài Vũ thay đổi thường phục, trói Ðổng Thực, lẻn ra con đường hẻm thành Lịch Dương, đi sang trại Tư Mã Hân.
Quân Tư Mã Hân bắt vào hỏi lai lịcch rồi dẫn đến trình Tư Mã Hân.
Tư Mã Hân hỏi:
- Chúng bay qua đây cốt trá hàng chăng ?
Phàn Khoái nói:
- Chúng tôi nguyên là quân Sở, theo Ðịch vương trấn thủ Lịch Dương. Chẳng ngờ Ðịch vương phản Sở, đầu Hán. Nay mai Hàn Tín phát giao chúng tôi vào Bao Trung biết bao giờ trông thấy vợ con, quê quán. May sao Ðịch vương sai chúng tôi cùng trưởng từ ra thành thám thính, chúng tôi liền bắt trói Ðổng Thực đem nộp cho Ðại vương, xin Ðại vương trị tội đứa bội phản, và thu dùng chúng tôi, vì chúng tôi là người bản thổ.
Tư Mã Hân trông thấy Ðổng Thực, con lớn của Ðổng Ể, tức giận hét:
- Cha mày cùng ta làm tôi nước Sở, được phong vương tước há phải hèn mọn gì mà đem thân đầu thằng luồn trôn giữa chợ, sao không biết nhục ?
Mắng xong, truyền đem đem Ðổng Thực cùng với Lý Chi, đợi khi bắt được Ðổng Ê sẽ giải một lượt về Bành Thành trị tội. Còn bọn sĩ tốt đều lưu lại trong quân sử dụng.
Sáng hôm sau, Ðổng Ể cỡi ngựa đến trước trại, khiến quân nói lớn:
- Ðịch vương mời Tái vương ra hội kiến.
Tư Mã Hân nghe báo, mặc giáp lên ngựa ra cửa trại, thoáng thấy Ðổng Ể, mặt hầm hầm hét:
- Kẻ đã đem thân đầu hàng đứa luồn trôn thì còn mặt mũi nào đến đây trông thấy ta nữa !
Ðổng Ể nói:
- Tái vương, nhà ngươi không biết thiên đạo, không hiểu nhân tâm ? Bá vương giết Tử Anh, vì vua của chúng ta, lẽ nào lại không báo thù, còn theo phò quân địch. Như thế nhà ngươi gọi là trung quân, ái quốc sao ! Ta bỏ Sở về Hán, trên báo thù vua, dưới hợp lòng người, theo kẻ hiền, diệt đứa nịnh, lẽ ấy hiển nhiên, sao ngươi ngu muội như vậy ? Ta viết thư nói lẽ phải trái nhà ngươi đã không nghe lại còn giam sứ, và bắt con trai ta, hành động ấy dung tha sao được ?
Tư Mã Hân nói:
- Ta quyết bắt cả bọn người để rửa nhục, hãy mau trở về kêu Phàn Khoái ra đây chịu chết trước .
Tư Mã Hân vừa nói dứt lời, bỗng sau lưng có một người nhảy đến, bóp vào cổ Tư Mã Hân hét:
- Ta chính là Vũ Dương hầu Phàn Khoái đây.
Hàng trăm quân trá hàng theo Phàn Khoái áp đến, Phàn Khoái nói lớn:
- Hỡi quân sĩ Hạ Tần ! Nếu muốn sống hãy mau bỏ khí giới qui hàng lập tức.
Quân sĩ đồng thanh nói:
- Chúng tôi xin tình nguyện đầu hàng.
Lưu Lâm và Vương Thủ Ðạo là hai tướng tiên phong của Tư Mã Hân trông thấy quân sĩ mình hạ khí giền hết, biết việc không xong đành chịu bó tay.
Quân Hán bắt bọn Tư Mã Hân bỏ vào tù xa, giải đến nạp cho Hàn Tín .
Hàn Tín mắng:
- Sở vương là thù của nhà Tán, Hán vương có ân với Tử Anh, lẽ nên bỏ Sở đầu Hán để trung với chúa cũ, sao nhà ngươi lại ngoan cố ?
Tư Mã Hân cúi đầu không đáp. Phàn Khoái thấy vậy nói với Hàn Tín:
- Tái vương trước kia thụ phong với Sở là điều bất đắc dĩ, nay Tái vương đã đến đây, xin Nguyên soái khoan dung mà tâu với Chúa thượng phong cho vương tước, để Tái vương đội ơn hết lòng phò Hán.
Hàn Tín theo lời, sai quân tháo cũi thả Tư Mã Hân ra. Tư Mã Hân mừng rỡ cúi lạy tạ ơn.
Hôm sau, Hàn Tín lại sai sứ đến báo với Hán vương việc Lịch Dương và Cao Nô đã định, nay xin rước xa giá đến phủ Tam Tần để định mưu thu phục Quan Trung.
Chẳng bao lâu, xa giá Hán vương đến. Hàn Tín đem chư tướng, Ðổng Ê và Tư Mã Hân ra nghênh đón.
Hán vương bước xuống xe, gọi Hàn Tín đến ủy lạo:
- Ngày trước Tiêu thừa tướng ba lần tiến cử, nay Nguyên soái ra quân ba lần thắng giặc, thật tài của Nguyên soái không phụ lòng ngưỡng vọng của Tiêu thừa tướng.
Hàn Tín phục lạy, tâu:
- Ðó không phải do tài của hạ thần mà do đạo đức của Chúa công. Chính đạo đức của Chúa công đã làm cho quân uy của hạ thần như gió bão.
Hán vương nói:
- Nay Tam Tần đã định, Hàm Dương có thể thu phục rất dễ dàng. Chẳng hay Nguyên soái định ngày nào khởi binh ?
Hàn Tín tâu:
- Lấy Hàm Dương không khó, chỉ e Chương Hàm trốn lên Ðào Lâm, cách Phế Khâu không xa. Nếu ta kéo đại binh đến Hàm Dương tất Chương Hàm thừa cơ chiếm lại Phế Khâu. Phế Khâu mất, đường vận lương của ta bị bế tắc, thật là điều đáng lo.
Hán vương hỏi:
- Thế thì phải làm sao bây giờ ?
Hàn Tín nói:
- Tâu Ðại vương, hạ thần thiết tưởng giết rắn phải trừ nọc, Ðại vương đóng quân nơi đây, để hạ thần kéo quân thẳng đến Ðào Lâm, trừ cho được Chương Hàm thì mới an lòng được.
Hán vương khen ngợi vô cùng. Hôm sau, Hàn Tín đem bọn Phàn Khoái, Chu Bột, Sài Vũ, Tân Kỳ và một đoàn quân mã thẳng đến Ðào Lâm.
Bấy giờ Chương Hàm vết thương mới vừa bình phục, đang dự tính sai sứ về Bành Thành viện binh khôi phục Phế Khâu, xảy nghe quân báo Hàn Tín đem đại binh đến, Chương Hàm giận dữ nói:
- Phen này ta quyết giết cho được đứa luồn trôn mới nghe.
Tôn An bàn:
- Ðại vương hiện giờ cô thế. Theo ý tôi chỉ nên đắp thành cao cho quân cố thủ chờ viện binh. Nếu ra đánh e mắc gian kế của Hàn Tín nữa.
Chương Hàm nói:
- Quân cứu viện Bành Thành đến đây rất xa xôi. Nếu cứ cố thủ, quân mòn, tướng hết sau này làm thế nào thắng giác được. Kể hoạch của ta là phải tốc chiến, tốc thắng mới bảo vệ được thực lực.
Nói xong, Chương Hàm truyền Mã Thông, Quý Lương, Quý Hằng và Tôn An dẫn năm ngàn quân ra đóng ngoài trước để làm thanh viện. Phân phối xong, quân Hán cũng vừa kéo đến.
Hàn Tín giơ roi chỉ vào thành gọi Chương Hàm nói:
- Chương Hàm, mau ra đây dâng đấu cho ta khỏi mất công đánh đập.
Chương Hàm tức giận khai thành kéo quân ra.
Ðàng sau Phàn Khoái và Chu Bột đốc quân ùa tới, tiếng chiêng trống vang trời. Chương Hàm cầm cự được một lúc,
liệu thế chống không nổi, cho quân lui dần.
Hàn Tín giền sai Tân Kỳ và Sài Vũ lẻn ra sau trận đánh ập lại.
Chương Hàm bị dồn quân, hàng ngũ hỗn loạn, tiến thoái lưỡng nan, vừa giận vừa thẹn, máu uất xông lên, vết thương trước kia lại nứt ra, đau đớn lạ thường.
Biết không thể nào giải vây được, nếu để giặc bất mang nhục, Chương Hàm đành rút gươm tự vận.
Quý Lương và Quý Hằng cũng chết trong đám loạn quân.
Mã Thông thấy Chương Hàm chết, liền quay ngựa đầu hàng. Hàn Tín thu phục Mã Thông công với Tôn An vào thành phủ dụ trăm họ.
Hàn Tín nói Mã Thông:
- Hiện nay trong thành Ðào Lâm còn bao nhiêu nhân mã ?
Mã Thông nói:
- Bẩm Nguyên soái, nhân mã trong thành không còn được năm trăm, tướng tá không còn ai; chỉ có dân cư mà thôi.
Hàn Tín truyền lệnh vào thành, ban bố hiệu lệnh, đặt người trấn giữ rồi dắt bọn hàng tướng về Cao Nô yết kiến Hán vương.
Hán vương phong chức cho các hàng tướng, cho theo trong quân để lập công .
Sau hai ngày chỉnh đốn quân ngũ, Hàn Tín tiến binh thẳng đến Hàm Dương.
Quan trấn thủ Hàm Dương !à Tư Mã Di và Lã Thần, từ khi nghe Tam Tần bị mất, đã cho người báo với Bá vương hay, để xin quân cứu ứng. Nhưng mãi đến nay vẫn chưa thấy đến.
Cả thành làm Dương đang ấp ủ lo âu, thì bỗng nghe báo quân Hán đã kéo đến nơi.
Tư Mã Di bàn với Lã Thần:
- Thành Hàm Dương quân mã chẳng bao nhiêu, cứu binh lại không đến. Dân trong thành cảm nghĩa Hán vương thuở trước, ai cũng mong hàng, nay phải làm sao ?
Lã Thần nói:
- Bổn phận ta phải giữ thành, không thể trì hoãn. Vậy đêm nay cho người cấp báo về Bành Thành, thế nào Phạm quân sư cũng có chước hay .
Hai tướng bàn bạc xong, một mặt cho người về Bành Thành:cấp báo, một mặt điểm quân thủ thành chờ viện binh .
Hàn Tín kéo binh đến thấy cửa thành đóng chặt, nghĩ thầm:
- Thành Hàm Dương rất kiên cố, không thể lấy sức phá nổi, phải dùng kế mới xong.
Liền gọi Mã Thông đến dưới trướng nói:
- Nhà ngươi mới đầu Hán chưa có công gì. Nay ta sai ngươi đem những quân của Chương Hàm vừa đầu hàng, kéo cờ Sở, giả làm viện binh của Bành Thành, gạt chúng mở cửa, kéo ập vào làm nội công ngoại xích. Nhà ngươi dám làm việc đó chăng ?
Mã Thông thưa:
- Lệnh Nguyên soái truyền, tôi đâu dám chẳng tuân, nhưng không có phê văn của Bá vương tướng giữ thành đâu chịu mở cửa để quân ta kéo vào.
Hàn Tín nói:
- Ðiều đó không sợ Ta đây có bản văn cũ của Bá vương trước kia, trong đó có ấn tín, để ta sai người tẩy đi viết lại thì xong.
Nói rồi, mở thắp, kiếm mấy bức phê văn của Bá vương phát giao Tam Tần, mà Hàn Tín bắt được trước đây gọi Lý Bình vào tẩy bỏ chữ cũ, điền lại chữ mới, đoạn sao cho Mã Thông đem mật kế thi hành.
Mã Thông cùng Tôn An đem năm ngàn hàng tốt, dùng hiệu cờ nước Sở, qua sông Kinh Vị lẻn theo đường hẻm ra phía Ðông Nam, thẳng đến Ba Ðăng chạy tắt về Hàm Dương .
Hàn Tín lại sai Phàn Khoái, Chu Bột, Ngân Hấp đem một vạn quân lẻn theo sau, rồi xin Hán vương tạm đóng quân cách thành hai mươi dặm để chờ tin tức.
Bọn Mã Thông kéo đến dưới thành đưa phê văn lên. Tư Mã Di và Lã Thần nhận thấy ấn tín của Bá vương liền truyền quân mở cửa thành cho vào.
Mã Thông nói:
- Tôi lãnh lệnh kéo quân đi trước báo tin, đại binh sẽ đến sau cứu ứng.
Mặt trời vừa chen lặn, đường xa, một toán quân kéo đến, bụi cát mịt mù.
Mã Thông nói:
- Ðó là quân viện của Bá vương sai.đến .
Tư Mã Di mở cửa thành bái mạng và truyền lệnh cho cựu binh sáng sớm sẽ nhập thành .
Tuy nhiên, đội quân cứu đó không tuân lời, cứ xống xộc thẳng tới.
Viên quan giữ cửa bước ra ngăn cản, bị tướng đi đầu của đoàn quân ấy chém một dao rơi đầu .
Tư Mã Di thất kinh, truyền quân đóng cửa thành lại nhưng không kịp nữa. Viên tướng đi đầu đã nhảy tới chém luôn Tư Mã Di một dao chết tốt.
Quân sĩ trong thành rối loạn. Một tướng đem đầu Tư Mã Di treo lên ngọn giáo, nói lớn:
- Chúng ta không phải là cứu binh của Hạng Vũ sai đến mà chính là bộ tướng của Hán vương đến đây lập kế mở cửa thành. Nay Tư Mã Di đã chết, ba quân nên đầu hàng để khỏi mang họa.
Quân dân trong thành nghe nói đến Hán vương, đồng phục xuống đất hô lớn:
- Chúng tôi xin hàng phục và xin rước Hán vương vào thành.
Phàn Khoái thấy lòng dân hâm mộ, mừng rỡ, sai cắm cờ Hán khắp bốn mặt thành rồi sai người đi thỉnh giá.
Hai hôm sau, xa giá Hán vương đến, trăm họ đón tiếp rất nồng nhiệt. Hán vương đem lời phủ dụ:
- Ta, từ khi Bá vương bội ước, đày vào Bao Trung, ngỡ không còn gặp được dân chúng Hàm Dương. Ngờ đâu, trời không phụ kẻ có lòng, cứu dân trừ loạn, nên khiến ta đến được nơi đây. Vậy trăm họ cứ an cư lạc nghiệp,.giữ lấy bổn phận làm dân.
Dân chúng cảm động rơi nước mắt. Hàn Tín sai quân dọn dẹp cung điện, rước Hán vương vào ngự, rồi đem bộ tướng đến triều kiến.
Hán vương truyền bày tiệc khao thưởng ba quân.
Vua tôi vui say rộn rã.
Hàn Tín tâu:
- Nay Hàm Dương tuy đã định, song ngoài Quan Ðông còn có Ngụy Báo và Thân Dương chưa quy phục ! Nếu Hạng vương đem binh họp với hai Phiên vương ấy đánh vào ba mặt e quân ta khố chống nổi.
Hán vương hỏi:
- Thế thì phải làm sao ?
Hàn Tín tâu:
- Nay phải tìm một người có tài du thuyết, đũ sức nói cho Sở di binh sang đánh Tề, để tôi thừa cơ đem quân đánh Thân Dương và Ngụy Báo. Hễ Quan Ðông bình được thì phá Sở không khó.
Hán vương hỏi:
- Trong các mưu sĩ có ai đủ tài làm việc này chăng ?
Lời hỏi vừa dứt, quan Ðại phu Lục Giả bước ra tâu:
- Ngày trước Ðại vương vào đánh Tần, tôi từ Lục Dương theo hầu. Lâu nay vào Bao Trung, vắng tin tức gia đình vợ con. Nay tôi xin tình nguyện đến Lạc Dương thăm nhà rồi thừa cơ dụ Thân Dương về đầu Hán. Sau đó, tôi lại đến Bình Dương dụ Ngụy Báo. Trong hai xứ ấy ắt có một xứ nghe lời tôi .
Hán vương mừng rỡ liền ban cho Lục Giả mười cân vàng làm lộ phí.
Ngay ngày hôm ấy, Lục Giả từ tạ trở về Lạc Dương, ghé về thăm cha mẹ, vợ con .
Cha mẹ Lục Giả nói:
- Từ khi con theo Hán vương vào Nam Trịnh, cha mẹ ở nhà nhờ ở Thân Vương Bai người cung cấp cơm áo; do đó cả nhà được no ấm. Nay con về đây cũng nên vào yết kiến Thân Vương để tạ ơn.
Lục Giả nghe nói mừng rỡ, vội vàng chĩnh đốn mũ áo vào chầu.
Thân Vương hay tin, nói với tả hữu:
- Từ lúc Lục Ðại phu theo Hán vương, ta bi cô độc, muốn bàn việc gì không người mưu sĩ. Nay Lục Ðại phu trở về, lại ghé thăm ta, kể cũng quí lắm .
Nói xong, truyền đòi Lục Giả vào.
Lục Giả bước vào thi lễ, Thân Vương cầm tay nói:
- Ðại phu vắng nhà đã ba năm, lúc nào ta cũng mong nhớ, gia quyến Ðại phu được ta săn sóc chu toàn, chắc Ðại phu cũng được hài đòng chứ ?
Lục Giả nói:
- Tôi theo Hán vương đi đánh Tần định xong việc về ngay, không ngờ Hán vương cố lưu tôi đại. Vả Hán vương là kẻ nhơn đức, tôi không nỡ bỏ nên phải theo vào Bao Trung. Vừa rồi Hán vương trở về lấy Tam Tần, định Hàm Dương, tôi nhân đó xin phép về thăm gia quyến, được biết Ðại vương có lòng quảng đại, bảo tồn gia đình tôi, ơn ấy dẫu thịt nát xươiig tan tôi cũng chưa đáp đền đặng.
Thân Vương vui vẻ hỏi:
- Hán vương được dân chúng khen là nhân đức, có thật vậy chăng ?
Lục Giả liền nói:
- Thực vậy, Hán vương là bậc khoan nhân, đại độ, biết trọng hiền sĩ, biết quý kẻ. nghèo, dàng Hàn Tín chưa đầy hai tháng mà đã hạ được Tản Quan, phá Tam Tần, thu Hàm Dương, quân kéo đến đâu dân chúng đều ngưỡng mộ, thế mạnh như chẻ tre, uy như vũ bao ố. Chẳng bao lâu ắt gồm thâu thiên hạ.
Thân vương gật đầu nói:
- Ta nghe Hán vương có đức, cũng muốn qui phục, nhưng thấy Sở còn đang mạnh, rủi Bá vương biết được lòng ta, ắt không thoát khỏi tai nạn.
Lục Giả nói:
- Trước kia thì Sở mạnh thật, nhưng bây giờ Hán lại mạnh hơn nhiều. Hàn Tín dụng binh như thần, khó ai sánh kịp. Nếu nay mai quân Hán có đến Lạc Dương, Ðại vương cũng nên nghênh tiếp để tránh cho dân. chúng nạn binh đao .
Thân vương nói:
- Ta xin nghe theo lời Ðại phu.
Lục Giả toan đem lời thuyết phục, nhưng thấy Thân Vương có lòng ưu ái, đem lòng quyến luyến muốn ở lại Lạc Dương cũng không muốn trở về Hán nữa.
Ngày tháng trôi qua, Hán vương chờ mãi không thấy Lục Giả trở về, ngày đêm buồn bực.
Bỗng một hôm, có người báo Trương Lương ở Tam Ðiền ra, sắp đến Tân Phong. Hán vương mừng rỡ sai Quán Anh và Tào Tham ra ngoài địa giới nghênh tiếp.
Hàn Tín được tin cũng sai hai tùy tướng là Tiết Âu và Trần Bái đi đón.
Chẳng bao lâu, Trương Lương đến nơi, Hán vương đi chân không thân hành ra cửa Thừa Ðức cầm tay Trương Lương nói:
- Tiên sinh đã đến đây ư ? Ngài đi du lịch nơi đâu, để cho ta trông mòn con mắt.
Trương Lương sụp lạy tâu:
- Tôi từ khi bái biệt Chúa Công dẫu ở xa song tấm lòng không một chút xao lãng. Khi ra đi, tôi có hứa ba việc lớn: Một là nói cho Hạng vương thiên đô sang Bành Thành hai là xui sáu nước phản Sở, ba là tìm cho Chúa công một vị Phá Sở Nguyên soái. Nay, ba việc ấy đã làm xong, mới dám đến đây triều kiến.
Hán vương tươi cười đỡ Trương Lương dậy, và nói:
- Tiên sinh chẳng quản gian lao khổ sở, ta vì mưu việc lớn, ngày nay ta được ra khỏi Bao Trung là nhờ công Tiên sinh hết cả, dẫu khắc vào bia đá, lưu lại ngàn đời ta cũng chưa thỏa dạ.
Trương Lương triều bái xong, cùng văn võ bá quan hội diện, Hàn Tín đến trước mặt Trương Lương nói:
- Ðội ơn Tiên sinh tiến cử, Chúa thượng đặc cách tin dùng, trọn đời tôi chẳng dám quên.
Trương Lương nói:
- Chúng ta đều là những kẻ vì vua vì nước, thì việc dẫn dắt nhau chỉ là nhiệm vu chung. Hơn nữa, chỉ có một tháng mà Nguyên soái đã hạ được Tam Tần, làm cho tôi cũng được thơm lây.
Hán vương truyền mở tiệc mừng, bá quan đủ mặt.
Vua tôi nâng chén chúc nhau, cuộc vui kéo dài mãi cho đến tối mới mãn.
Hôm sau, Hán vương cho mời Hàn Tín và Trương Lương vào hội diện.
Hán vương nói:
- Lạc Dương vây Bình Dương chưa lấy đặng. Hai xứ ấy tuy nhỏ nhưng quan hệ cho việc tiến binh. Lục Giả lãnh mệnh du thuyết mãi đến nay chưa về, nếu quân Sở kéo đến đây thì biết làm thế nào ?
Trương Lương nói:
- Lục Giả về Lạc Dương là nơi quê cha đất tổ, thế nào cũng đem lòng lưu luyến, không nỡ dụ Thân Vương. Còn Ngụy Báo là kẻ hư danh, lâu nay khoe khoang tự phụ, chắc gì Lục Giả đã dụ nổi. Hai xứ ấy tôi phải đi một phen mới xong việc được.
Hàn Tín nói:
- Tôi cũng đã nghĩ hai xứ ấy nếu không có Tiên sinh thì không thu phục được. Lục Giả ra đi chẳng qua viện cớ để về thăm nhà đó thôi.
Hán vương nói:
- Ðành vậy song Tiên sinh cách biệt đã lâu, nay mới về lại đi nữa, lòng ta không yên.
Trương Lương nói:
- Thiên hạ chưa định, chưa thể ngồi yên mà nhàn rỗi được. Nay tôi làm một tờ biểu, sai người dâng về Bành Thành, gạt Bá vương đem quân đánh Tề, không chú ý đến ta. Trong lúc đó, ta có đủ thì giờ chinh phục hai xứ kia. Ðại vương không cần phải lo lắng.
Hán vương nhìn Trương Lương với vẻ khâm phục.
Trương Lương bái biệt ra đi.
-------------
.